Mẹ bầu 22 tuần nhập viện vì cổ tử cung mở 3cm, ối căng phồng khiến bác sĩ cũng sợ

Thảo Nguyên - Ngày 07/12/2022 09:00 AM (GMT+7)

Thời điểm bệnh nhân nhập viện là khi cổ tử cung đã mở 3cm, ối căng phồng: “Thật sự lúc đó chỉ khám thôi, nhìn thấy cái đầu ối vậy thì bác sĩ cũng run sợ chứ chưa nói đến việc có khâu được hay không".

Trong rất nhiều ca sản phụ phải khâu cổ tử cung, nam bác sĩ sản khoa Hoàng Văn Khanh - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội vẫn nhớ về trường hợp một bệnh nhân tên Quỳnh, 30 tuổi ở Hà Nội.

Theo bác sĩ Khanh kể lại, thai phụ Quỳnh có tiền sử sảy thai và sinh non 2 lần. Cứ đến thời điểm mang thai 22 tuần thì cổ tử cung tự động mở và không giữ con lại được.

Lần mang bầu thứ 3 này, để dự phòng sinh non và giữ được thai nhi, bệnh nhân đã thực hiện khâu cổ tử cung dự phòng lúc 12 tuần tuổi. Nhưng tới thời điểm sinh non cũ (tuần 22), bệnh nhân lại đột ngột bị rách cổ tử cung và tụt chỉ khâu nên vội vàng nhập viện.

Thời điểm thai phụ 30 tuổi này nhập viện là khi cổ tử cung đã mở 3cm, ối căng phồng: “Thật sự lúc đó chỉ khám cho bệnh nhân thôi, nhìn thấy cái đầu ối vậy thì bác sĩ như tôi cũng đã run sợ rồi chứ chưa nói đến việc có khâu được hay không. Nhưng trước sự quyết tâm của bệnh nhân tôi cũng cố gắng hết sức khâu cổ tử cung với hy vọng còn nước còn tát”.

Thai phụ có tiền sử sinh non 2 lần. Lần mang bầu này, bệnh nhân đã từng khâu cổ tử cung dự phòng lúc 12 tuần tuổi. (Ảnh minh họa)

Thai phụ có tiền sử sinh non 2 lần. Lần mang bầu này, bệnh nhân đã từng khâu cổ tử cung dự phòng lúc 12 tuần tuổi. (Ảnh minh họa)

May mắn, ca khâu cổ tử cung cuối cùng đã thành công, cả thai phụ và bác sĩ đều như trút được một áp lực. Nhưng sau đó, mẹ bầu này còn gặp 1  khó khăn nữa. Đó chính là gia đình bệnh nhân không có điều kiện nên không nằm viện được lâu để theo dõi sau khi khâu cổ tử cung. Vì thế thai phụ Quỳnh buộc phải chuyển về theo dõi tại gia đình.

“Đây là khoảng thời gian tôi thật sự rất lo sợ, sợ các diễn biến xấu có thể đến với bệnh nhân của mình nên cùng cô ấy theo dõi rất sát sao và chỉ dẫn qua online, cho thuốc qua điện thoại cho thai phụ để kiểm soát tốt các ta biến sau khâu như chảy máu, nhiễm trùng hoặc quan trọng hơn cả là cắt các cơn gò gây chuyển dạ.. Và cuối cùng, bệnh nhân cũng đã đạt được mốc 34 tuần để mổ bắt con”, bác sĩ Khanh nói.

Vài ngày đầu sau khâu cổ tử cung nếu có các triệu chứng bất thường cần đi khám gấp. (Ảnh minh họa)

Vài ngày đầu sau khâu cổ tử cung nếu có các triệu chứng bất thường cần đi khám gấp. (Ảnh minh họa)

Chia sẻ về thủ thuật khâu cổ tử cung, nam bác sĩ sản khoa này cũng khẳng định, hiện nay, phương pháp khâu cổ tử cung đang được sử dụng rất nhiều, có nơi thực hiện khâu vòng, có nơi thực hiện đặt vòng pessary để tránh bị sảy thai. Hàng ngày, bệnh viện cũng đã thực hiện rất nhiều trường hợp khâu cổ tử cung cho các thai phụ, nhất là các bệnh nhân mang song thai hoặc có tiền sử sảy thai nhiều lần. Tỉ lệ thành công rất cao, rất nhiều bệnh nhân sau khi khâu đã giữ được thai đến khi sinh.

Sau khi khâu cổ tử cung, có thể gặp phải những nguy cơ như: xuất huyết, nhiễm trùng, viêm màng ối, vỡ ối non, tổn thương bàng quang, rách cổ tử cung, vỡ tử cung, chuyển dạ sinh non hoặc sảy thai… Bởi thế trong vài ngày đầu sau khâu cổ tử cung nếu có các triệu chứng đau bụng từng cơn do gò tử cung, ra nước ối, ra huyết lượng nhiều hoặc liên tục, dịch tiết âm đạo thay đổi màu hoặc có mùi hôi thì cần phải đến thăm khám sớm”.

Giữ thai thành công cho sản phụ 5 lần sinh non, 5 lần khâu cổ tử cung thất bại
Người phụ nữ 30 tuổi này từng đi khám ở rất nhiều viện sản uy tín. Nhưng lời khuyên của các bác sĩ dành cho chị là nhờ người mang thai hộ vì bệnh nhân không có khả năng mang thai và giữ thai.

Câu chuyện mang thai

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Biến chứng thai kỳ