Phụ nữ bị ung thư cổ tử cung đôi khi nguyên nhân lại xuất phát từ chính chồng, bạn trai của họ.
Khi nhắc đến ung thư cổ tử cung, nhiều người nghĩ nguyên nhân mắc bệnh có liên quan đến đời sống riêng tư “rối loạn” của phụ nữ. Vì vậy, một số người sẽ nhìn bệnh nhân ung thư cổ tử cung với một số định kiến, điều này cũng dẫn đến việc một số chị em không dám đi khám sớm khi mắc các bệnh về cổ tử cung vì sợ thu hút ánh nhìn kỳ lạ của người khác.
Thực tế, không ít các trường hợp phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung mà "thủ phạm" lại chính là người chồng hay bạn trai của họ. Dưới đây là 4 kiểu bạn tình có nguy cơ cao khiến chị em mắc bệnh về cổ tử cung.
1. Nam giới bị bệnh lậu
Hầu hết các bệnh lậu ở nam giới đều lây nhiễm qua đường tình dục. Khi nam giới mắc bệnh quan hệ với người phụ nữ sẽ lây bệnh sang cho họ, vị trí lây lan của bệnh lậu ở nữ thường là cổ tử cung.
Điều này sẽ dẫn đến tắc nghẽn, phù nề và xói mòn cổ tử cung một cách rõ ràng, và tỷ lệ mắc các bệnh cổ tử cung ở những bệnh nhân bị xói mòn cổ tử cung cao gấp 7 lần so với những người không bị tình trạng này. Khi cổ tử cung bị xói mòn sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, khiến cổ tử cung dễ bị tổn thương hơn khi gặp phải sự xâm nhập của virus HPV (virus gây ung thư cổ tử cung).
2. Nam giới bị mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục là sự phát triển của các mô mềm ở vùng sinh dục hoặc hậu môn do virus gây u nhú ở người HPV gây ra. Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Nếu quan hệ với người đàn ông bị mụn cóc sinh dục, phụ nữ dễ bị lây.
Mụn cóc sinh dục nữ có thể phát triển ở xung quanh khu vực âm đạo, hậu môn và trên cổ tử cung. Khi các nốt sùi mụn cóc tăng dần và liên kết lại thành đám lớn có thể tiến triển thành các bệnh lý cổ tử cung.
3. Nam giới có vợ cũ mắc bệnh cổ tử cung
Nếu vợ cũ của người đàn ông mắc các bệnh về cổ tử cung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung thì nguy cơ người vợ thứ hai mắc các bệnh về cổ tử cung cao gấp 3,5-4 lần.
Ung thư cổ tử cung không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng virus HPV có liên quan đến khoảng 99% tất cả các trường hợp ung thư cổ tử cung là virus truyền nhiễm. Do đó, người đàn ông có khả năng bị lây nhiễm virus HPV mà không biết. Sau đó, khi quan hệ với những người phụ nữ khác, họ có thể vô tình lây truyền bệnh mà không biết.
4. Những người đàn ông thích "vụng trộm" bên ngoài
Cả nam và nữ, càng tiếp xúc nhiều bạn tình thì khả năng lây nhiễm HPV càng cao, vì vậy đối với những người đàn ông thích “vụng trộm” bên ngoài thì vợ của họ cũng dễ bị lây nhiễm virus HPV. Phụ nữ khi liên tục bị nhiễm virus HPV, nguy cơ ung thư cổ tử cung chắc chắn sẽ tăng cao.
Làm thế nào để phòng tránh ung thư cổ tử cung?
1. Tiêm vắc xin HPV
Hiện tại phụ nữ 9-45 tuổi có thể tiêm vắc xin phòng bệnh HPV, tiêm vắc xin khi còn trẻ thì hiệu quả phòng bệnh cổ tử cung càng tốt. Tuy nhiên, những bệnh nhân đang nhiễm HPV tạm thời không thích hợp để tiêm phòng, phải có kết quả âm tính trước khi tiêm.
2. Sàng lọc sớm
Đối với phụ nữ đã hoạt động tình dục hoặc trên 26 tuổi, nên tầm soát thường xuyên, bao gồm cả HPV, kiểm tra cổ tử cung và các bệnh phụ khoa. Bạn có thể thực hiện tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung mỗi năm một lần trong ba năm liên tục. Nếu việc kiểm tra suốt ba năm là bình thường, bạn có thể thực hiện tầm soát ba năm một lần.
3. Cải thiện khả năng miễn dịch
Việc cải thiện khả năng miễn dịch có thể khiến virus HPV suy yếu và ngăn không cho virus tiếp tục lây nhiễm và gây ra các bệnh ở cổ tử cung. Nên cải thiện khả năng miễn dịch bằng cách kiểm soát công việc và thời gian nghỉ ngơi, thói quen ăn uống, bổ sung dinh dưỡng.
Nên ngủ khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày và không nên thức khuya. Cố gắng ăn nhạt, ăn nhiều nấm, trái cây, rau, các loại hạt và các loại thực phẩm khác.