Nhiều lúc bà mẹ trẻ cảm giác như thể bàn chân của em bé bị "mắc kẹt" ngay dưới xương sườn của mình. Thế nhưng ai cũng nói cô nghĩ ngợi quá nhiều.
Bà mẹ trẻ Bethany Love (Mỹ) chia sẻ về lần sinh con gái thứ 2 của mình. Trước đó, Bethany Love đã có 1 công chúa nhỏ vì thế khi bầu lần 2, cô ít lo lắng và hoang mang hơn.
Thai kỳ của Bethany Love diễn ra suôn sẻ nhưng đến giai đoạn cuối thai kỳ cô cứ cảm thấy đau dữ dội ở xương sườn không rõ nguyên nhân. Thậm chí có những lúc, Bethany Love cảm tưởng như thể bàn chân của em bé bị "mắc kẹt" ngay dưới xương sườn của mình.
Giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu này cứ cảm thấy đau dữ dội ở xương sườn nhưng không rõ nguyên nhân.
Nhiều lần cô bày tỏ nỗi lo lắng với người thân, bạn bè rằng luôn có cảm giác chân của thai nhi chạm ngay vị trí đó. Song tất cả người thân đều cho rằng cô nghĩ ngợi nhiều chứ không có gì nghiêm trọng.
Do các chỉ số đều bình thường nên dù khó chịu nhưng Bethany Love vẫn cố chịu đựng. Nhưng sau sinh, Bethany Love đã khẳng định dự cảm của mình là đúng, cô cho rằng điều khó chịu lặp đi lặp lại trong thai kỳ mà chẳng ai chịu tin khi con gái nhỏ của Bethany Love sinh ra đã bị vẹo bàn chân.
Bethany Love quyết định kể câu chuyện của mình trên mạng xã hội. Bài viết của cô đã được nhiều mẹ rất đồng tình. Một số mẹ bỉm sữa cho biết, các mẹ đều rất nhạy cảm khi bầu bí và trải qua những cảm xúc tương tự khi sinh.
Thế nhưng theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng của con gái Bethany Love được gọi là bàn chân khoèo bẩm sinh (PTC). Đây là một dị tật cơ xương bẩm sinh phổ biến nhất khi mới sinh ở trẻ. Trái ngược với những gì Bethany Love chia sẻ, cơn đau mà cô cảm thấy khi mang thai không phải là dấu hiệu cho thấy chân của em bé bị "mắc kẹt" ở xương sườn. Trên thực tế có rất nhiều mẹ bầu chỉ bị đau dây thần kinh liên sườn, và những cơn đau khiến Bethany Love khó chịu có thể do hiện tượng này.
Trường hợp của Bethany Love thật trùng hợp.
Đây có thể là kết quả của sự phát triển của tử cung khi mang thai, dẫn đến áp lực ở đáy xương sườn. Tử cung càng phát triển thì khả năng xảy ra điều này càng lớn. Khi mang song thai, thai có nhiều nước ối, mắc tiểu đường thai kỳ, hoặc trường hợp em bé quá lớn… đều làm tăng khả năng xảy ra cơn đau dưới xương sườn này. Sự khó chịu này không liên quan đến việc bàn chân của trẻ nằm ngay vùng xương sườn. Tùy thuộc vào vị trí của em bé trong bụng mẹ, người mẹ có thể cảm thấy không thoải mái.
Việc trẻ bị khoèo chân bẩm sinh là không thể phòng ngừa ngay cả khi được xác định trước khi sinh. Đó là một sự cố ngẫu nhiên, có thể phát hiện qua siêu âm. Ngày nay đã có những phương pháp điều trị rất tốt, có thể thực hiện sau sinh như phương pháp Ponseti. Theo đó, các bác sĩ chỉnh hình hoặc bác sĩ phẫu thuật nhi khoa sẽ thực hiện nắn chỉnh, bao gồm vật lý trị liệu và thay băng liên tục. Vì thế sản phụ sinh con chân khoèo không phải quá lo lắng.