Với hầu hết các mẹ bầu thường được bác sĩ khuyến cáo ăn nhiều hải sản và thịt để bổ sung sắt, nhưng với các mẹ bầu mắc bệnh Thalassemia lại bị bác sĩ cấm ăn các thực phẩm đó hàng ngày.
Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền thường gặp. Bệnh này tồn tại với nhiều thể khác nhau, thể nhẹ không có biểu hiện bệnh và thể nặng với các biểu hiện của thiếu máu, phải truyền máu định kỳ nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm do thiếu máu gây ra như suy tim, chậm lớn, lách to…
Những mẹ bầu khi mắc phải bệnh Thalassemia càng cần cẩn trọng hơn trong ăn uống. (Ảnh minh họa)
Ths.Bs Trịnh Văn Du, tốt nghiệp thạc sĩ sản phụ khoa tại Đại học Y Hà Nội, hiện đang làm việc tại Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội cho biết, bình thường, người bị tan máu bẩm sinh cần có chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ sức khỏe, không khiến bệnh nặng nề hơn. Và những mẹ bầu khi mắc phải bệnh Thalassemia càng cần cẩn trọng hơn trong ăn uống.
Thực tế, mẹ bầu bị Thalassemia phải cấm kỵ ăn một số thực phẩm phổ biến sau, tránh tình trạng dư thừa sắt dẫn đến tích tụ sắt trong tim, gan, tuyến yên, buồng trứng, tinh hoàn dẫn đến tổn thương và suy giảm chức năng của những cơ quan này. Do đó, chế độ ăn của mẹ bầu cần đặc biệt phải lưu tâm.
Những thực phẩm làm tăng hấp thu sắt
Mặc dù bản chất của những thực phẩm này không chứa nhiều sắt nhưng khi kết hợp trong bữa ăn, nó khiến cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. Điều này rất nguy hiểm cho bệnh nhân Thalassemia, nhất là nguy hiểm cho các mẹ bầu bị Thalassemia đang mang thai.
Mặc dù bản chất của những thực phẩm này không chứa nhiều sắt nhưng khi kết hợp trong bữa ăn, nó khiến cơ thể hấp thu sắt tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Nhóm thực phẩm này bao gồm:
- Hoa quả giàu vitamin C: bưởi, cam.
- Thực phẩm lên men như bia, dưa bắp cải, đậu nành lên men.
Những thực phẩm chứa nhiều sắt
Thực phẩm chứa nhiều sắt, mẹ bầu bị Thalassemia cần kiểm soát với hàm lượng thấp trong chế độ ăn và hạn chế không ăn thường xuyên.
Nhóm thực phẩm này gồm:
- Những loại hải sản chứa nhiều sắt gồm: cá, hến, trai, sò,…
- Các loại thịt đỏ rất giàu sắt như thịt cừu, thịt bò, thịt lợn, thịt gà phần sẫm màu hoặc trong trứng, gan động vật.
- Các loại rau củ chứa nhiều sắt gồm: Khoai tây, rau ngót, đậu lăng, củ cải,…
Những loại hải sản chứa nhiều sắt gồm: cá, hến, trai, sò,… cũng cần kiêng kỵ. (Ảnh minh họa)
“Mẹ bầu chỉ nên ăn những thực phẩm giàu vitamin E như dầu hạnh nhân, quả bơ, dầu đậu nành… giúp tăng khả năng đáp ứng với thuốc điều trị tăng sinh hồng cầu. Bên cạnh đó có thể ăn những thực phẩm giàu canxi giúp hạn chế khả năng hấp thu sắt và giảm nguy cơ tích tụ sắt dư thừa, tình trạng rất thường gặp ở bệnh nhân bị tan máu bẩm sinh. Cố gắng ăn nhiều rau xanh, trái cây sẽ cung cấp cho cơ thể nhiều loại vitamin và khoáng chất tốt, hoạt động như những chất chống oxy hóa tự nhiên, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và giảm thiểu nguy cơ biến chứng do bệnh Thalassemia gây nên”, bác sĩ Du khẳng định.
Ngoài chế độ dinh dưỡng phù hợp, mẹ bầu bị Thalassemia cần phải:
- Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần lạc quan, tuân thủ điều trị.
- Lưu ý sử dụng thuốc bổ cho mẹ bầu không chứa sắt trong suốt thai kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
Tin liên quan
Việc thai nhi đạp nhiều trong khoảng thời gian này cho thấy tình trạng sức khỏe của bé, ngoài ra còn là tín hiệu "thông báo" cho mẹ biết...
GĐXH - Trải qua 2 lần sinh nở nhưng Dung Trần - bà xã hậu vệ Phạm Xuân Mạnh vẫn giữ được sắc vóc dáng quyến rũ.
Dưới đây là một số điều đáng ngạc nhiên về thai nhi mà cho dù bạn đã từng mang bầu "n lần" đi chăng nữa thì cũng có thể chưa biết!
Để không bị sốt xuất huyết khi mang thai, các mẹ bầu cần phải tự biết cách chăm sóc bản thân trong thai kỳ và áp dụng triệt để các lưu ý,...
Tin bài cùng chủ đề Hỏi đáp với chuyên gia
Theo bác sĩ Phan Chí Thành, mẹ bầu có tử cung ở tư thế nào sinh thường đều không có vấn đề gì, nhưng với các mẹ bầu có tử cung ngả sau cần hết sức lưu ý khi sinh mổ.