7 việc phải làm ngay sau sinh, mẹ bầu sắp vượt cạn ghi lại kẻo quên

Trang Anh - Ngày 13/11/2023 15:35 PM (GMT+7)

Dù sinh thường hay sinh mổ, hãy làm những việc này sau sinh để sữa nhanh về, hồi phục sức khỏe tốt hơn.

Sinh con là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của phụ nữ. Khi vượt qua được những giây phút chuyển dạ đầy đau đớn, phụ nữ sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc khi có được thiên chức làm mẹ.

Tuy nhiên, khi vừa mới sinh con xong, dù sinh thường hay sinh mổ, lúc này cơ thể có những thay đổi lớn, sản phụ cần phải chú ý một số điều.

1. Chú ý kích sữa kịp thời sau sinh

Khi con vừa chào đời, người mẹ nên chú ý quan sát bầu ngực của mình có căng tức hay không. Đây là lúc thích hợp nhất để kích sữa về, không thể chậm trễ trong lúc này. Việc kích sữa đúng lúc rất quan trọng để bé có thể bú được sữa non. Sữa non lúc này có màu vàng, rất ít nhưng chứa rất nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng, giúp bé nâng cao sức đề kháng.

7 việc phải làm ngay sau sinh, mẹ bầu sắp vượt cạn ghi lại kẻo quên - 1

Ngay sau sinh giờ đầu tiên, em bé cần được bú mẹ ngay, sau khi lau sạch đầu vú và nặn bỏ giọt sữa đầu, dưới sự hỗ trợ các nữ hộ sinh, mặc dù sữa đầu có nhưng số lượng rất ít, nhưng động tác cho bé bú, giúp cho sự bài tiết sữa về nhanh hơn do phản xạ mút của bé từ đầu vú, sẽ kích thích tuyến sữa tiết sữa. Mặt khác trong 3 ngày đầu, sữa mẹ gọi là sữa non, có hàm lượng dinh dưỡng và hàm lượng kháng thể rất cao, khi bé lãnh hội được nguồn sữa mẹ sau này sẽ không bị các bệnh dị ứng hay những bệnh lặt vặt thông thường.

Sang ngày thứ 3 sau sinh, thường có hiện tượng cương sữa, biểu hiện hai vú cương cứng, ấn đau, có thể kèm theo sốt nhẹ. Điều cần làm ngay, không để cương sữa, có thể cần sự giúp đỡ của ông bố hay người thân trong gia đình, thực hiện động tác mát-xa vú, nặn sữa bình, hoặc có thể dùng máy hút sữa. Một khi không hiệu quả, có thể chườm mát, không nên chườm nóng, cách thức xử trí, dùng khăn mặt thấm ướt để trong ngăn đá tủ lạnh sau 15 - 20 phút, mang ra chườm trên bầu vú, động tác như vậy giúp hiện tượng co mạch, làm giảm cương sữa. Ngoài ra, cần lau sạch vú thường xuyên nhằm nhiễm trùng đầu vú.

Hành động cho con bú có thể thúc đẩy người mẹ sản xuất một số hormone đóng vai trò "gọi sữa về". Hơn nữa, nó còn giúp ích trong việc phục hồi thể chất và sức khỏe của người mẹ. Sữa mẹ còn có thể kích thích tử cung và các bộ phận khác của cơ thể , giúp người mẹ phục hồi thể chất nhanh chóng.

Thời gian kích sữa thường trong vòng nửa tiếng sau khi sinh thường và trong vòng 6 tiếng khi sinh mổ, người mẹ không nên bỏ lỡ.

2. Dành thời gian nghỉ ngơi, đừng vội quan tâm đến việc chăm sóc em bé  

Sinh con là một việc tốn rất nhiều sức lực, trong quá trình sinh nở, người mẹ gần như sử dụng hết năng lượng của mình, dẫn tới tình trạng kiệt sức. Lúc này, người mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể và tinh thần của người mẹ cũng đều cần được thư giãn và nghỉ ngơi, không nên vội vàng chăm con ngay lập tức. Khi em bé được sinh ra, chúng vẫn cần được bác sĩ kiểm tra một số thứ. Dù là thời gian ngắn ngủi nhưng người mẹ cũng nên tận dụng để nghỉ ngơi.

7 việc phải làm ngay sau sinh, mẹ bầu sắp vượt cạn ghi lại kẻo quên - 2

Giờ đầu tiên sau khi sinh, các bà mẹ được theo dõi dấu hiệu sinh hiệu, được ăn cháo hoặc uống sữa ngay một khi không có ý kiến khác của bác sĩ. Mẹ được nằm đầu không kê gối cao trong vòng 8 giờ đầu, nằm nghỉ ngơi hoàn toàn sau 6 - 8 giờ. Trường hợp mẹ có dùng biện pháp đẻ không đau trong lúc sinh thì có thể vận động sau 1 ngày, nếu không có thể xoay trở mình, nghiêng phải, nghiêng trái sau đó có thể vận động sớm sau 6 giờ.

Sang ngày hôm sau, mẹ cần tắm toàn thân ngay bằng nước ấm sạch, nên sử dụng vòi hoa sen và thời gian tắm nhanh, không quá 20 phút, nhằm giúp cơ thể được vệ sinh tốt, trên mặt da các lỗ chân lông được hô hấp thông thoáng, tránh gây nhiễm trùng da.

Ngoài ra, người mẹ có thể nhờ người thân, gia đình trông bé giúp để mình được nghỉ ngơi thêm. Vì thể chất của mỗi người khác nhau nên không thể so sánh với các sản phụ khác trong phòng hậu sản.

3. Chú ý chế độ ăn nhạt để tránh táo bón

Vừa mới sinh xong, chế độ ăn uống cho người mẹ cần tránh những món có nhiều gia vị nặng, không tốt cho quá trình hồi phục cơ thể. Người mẹ nên ăn thức ăn dễ tiêu, vì lúc này cơ quan tiêu hóa đang còn yếu. Sản phụ sinh thường có thể bắt đầu ăn uống bình thường ngay. Sản phụ sinh mổ cần nhịn ăn, thường khoảng 6 tiếng.

Về chế độ ăn uống, mẹ mới sinh con nên cố gắng ăn một số thức ăn như cháo và canh rau, không nên ăn thịt nhiều dầu mỡ. Sau khi cơ thể hồi phục, người mẹ được phép ăn uống bình thường.

4. Vận động vừa sức sau sinh

Việc vận động sau sinh nên bắt đầu sau khoảng 6 tiếng kể từ lúc em bé chào đời. Lúc này, hầu hết sản phụ đã có thể đứng dậy rời khỏi giường, di chuyển nhờ người thân hoặc y tá.

Việc xoay người trên giường cũng giúp ích cho sản phụ nhưng chú ý không nên vận động quá sức trong ngày đầu tiên sinh con. Tuy nhiên, sản phụ cũng không nên nằm im trên giường cả ngày, cần vận động để tăng cường sinh lực cho cơ thể tăng tốc độ tuần hoàn, đẩy sản dịch thừa ra ngoài, rất tốt cho sự phục hồi của cơ thể.

Sau sinh, hiện tượng sản dịch ra mỗi ngày và sẽ giảm dần vào các ngày sau đó. Ngày đầu tiên sau sinh, sản dịch ra nhiều, trung bình thấm 4 - 5 băng vệ sinh, bà mẹ cần thay băng vệ sinh ngay sau khi băng đã thấm sản dịch, không nên băng vệ sinh quá 6 giờ vì điều đó có thể gây chậm liền vết may tầng sinh môn, có thể có nguy cơ làm vi trùng vùng âm đạo phát triển gây nhiễm trùng. Trong thời gian nằm viện, bà mẹ có các nữ hộ sinh chăm sóc rửa vệ sinh âm hộ sáng và chiều.

7 việc phải làm ngay sau sinh, mẹ bầu sắp vượt cạn ghi lại kẻo quên - 3

5. Hạn chế các cuộc thăm hỏi trong thời gian đầu

Gia đình và bạn bè bạn sẽ rất mong được nhìn thấy em bé nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải cho phép họ. Sinh đẻ là một quá trình khó khăn với cơ thể bạn. Trong thời gian này, rất khó để duy trì năng lượng và những người khách tới thăm có thể làm tiêu hao thêm nguồn năng lượng (có hạn) của bạn.

6. Tập kegel sau sinh

Việc bắt đầu luyện tập phụ thuộc vào tình trạng thể chất và tinh thần hiện tại của bạn. Bạn có thể bắt đầu bằng cách đi bộ và đi dạo vứi bé sơ sinh từ 20-30 phút mỗi ngày. Các chuyên gia cũng khuyên bạn tập Kegel (bài tập rèn luyện khung chậu) ngay sau khi sinh. Mang thai và sinh con có thể làm yếu cơ sàn chậu, kết quả là khiến cho khung chậu chịu áp lực, dễ bị tiểu tiện không tự chủ. Kegel là bài tập hiệu quả giúp những cơ này trở lại bình thường.

7. Bôi/ đặt thuốc giảm đau nếu cần

Nếu bạn sinh thường qua đường âm đạo, bạn có thể phải chịu nhiều đau đớn và khó chịu ở phía dưới. Phương pháp điều trị tốt nhất cho những vết rạch âm đạo này là bôi lidocaine để làm tê vết thương, trong khi tắm ngồi và ibuprofen sẽ giúp giảm sưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể giảm đau bằng cách cho nước ấm vào bình xịt và xịt lên âm đạo trong và sau khi đi tiểu.

Những điều đáng kinh ngạc về thai nhi, có mẹ mang bầu vài lần rồi nhưng chưa chắc đã biết
Dưới đây là một số điều đáng ngạc nhiên về thai nhi mà cho dù bạn đã từng mang bầu "n lần" đi chăng nữa thì cũng có thể chưa biết!

Sự phát triển thai nhi

Theo Trang Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cẩm nang đi đẻ