Trong quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ phải trải qua rất nhiều những biến đổi, khổ cực, những thay đổi về hình dáng: không chỉ bụng to lên, thân hình sồ sề, mà thậm chí cả rốn cũng lồi ra xấu xí.
Rất nhiều phụ nữ khi mang thai đã trao đổi, trò chuyện với nhau và nhận ra rằng họ có sự khác biệt của bộ phận rốn. Có người thì lồi ra nhưng có người rốn lại lõm vào. Theo kinh nghiệm của người già, họ cho rằng ai rốn lồi thì sẽ sinh con trai, còn rốn lõm thì sẽ sinh con gái. Tuy nhiên điều này không có cơ sở khoa học và thực tế cũng không chính xác hoàn toàn.
Theo khoa học chứng minh, rốn của mẹ bầu lồi lên hay lõm xuống chỉ thay đổi về hình dáng chứ không liên quan đến giới tính của thai nhi mà liên quan đến 3 yếu tố sau:
Mẹ bầu phải đối diện với những thay đổi về hình dáng: không chỉ bụng to lên, thân hình sồ sề, mà thậm chí cả rốn cũng lồi ra xấu xí. (Ảnh minh họa)
Vị trí của thai nhi khác nhau
Khi thai nhi trong bụng mẹ lớn lên sẽ tác động nhiều tới vùng bụng của mẹ, vị trí rốn của người mẹ cũng bị em bé đẩy mạnh hơn. Do đó nó có thể phồng lên hoặc lõm xuống. Về cơ bản điều này liên quan đến kích thước của thai nhi. Với những bà mẹ mang thai nhiều lần thì đa phần đều sẽ bị rốn lồi ra.
Tuần thai khác nhau của các mẹ bầu
Tháng mang thai khác nhau nên rốn của mẹ bầu cũng sẽ thay đổi theo, có người ban đầu lõm xuống nhưng đến tam cá nguyệt thứ 3 cũng sẽ lồi ra ngoài, điều đó cũng liên quan đến mức độ căng da của mẹ bầu. .Một số bà bầu tập thể dục trước khi mang thai thì da bụng rất căng, sau khi mang thai rốn sẽ không dễ bị lồi, ngược lại, nếu trước khi mang thai da bụng của mẹ bầu tương đối nhão thì sẽ bị dễ bị rạn da. Đây là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau giữa các mẹ bầu.
Về cơ bản, rối lồi là do sự thay đổi về kích cỡ của thai nhi trong bụng mẹ tác động (Ảnh minh họa)
Độ sâu của rốn trước khi mang thai
Trước khi mang thai, hình dạng rốn của mỗi người khác nhau cũng dẫn đến sự thay đổi khi họ mang thai. Nếu mẹ vốn có "rốn lồi" thì sẽ có xu hướng còn lồi hơn nữa trong thời gian mang thai.
Nói chung, hình dạng rốn của mẹ bầu không phản ánh sức khỏe hay giới tính của thai nhi trong bụng. Thay vì quan tâm đến hình dạng, mẹ nên chú ý vệ sinh bộ phận này đúng cách. Bởi với phụ nữ mang thai, rốn còn liên kết trực tiếp với thai nhi nên việc vệ sinh vùng rốn càng quan trọng hơn so với người bình thường.
Để vệ sinh vùng rốn, nhiều mẹ bầu thường dùng tay để móc các chất bẩn từ rốn ra ngoài. Thế nhưng, đây là một cách chăm sóc rốn sai lầm có thể làm gia tăng khả năng da bị nhiễm trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn nhanh chóng xâm nhập vào bên trong. Thậm chí, cách vệ sinh này còn có thể gây tác động mạnh ở vùng bụng, dễ khiến mẹ bị sinh non, sảy thai.
Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để mẹ bầu vệ sinh vùng rốn là dùng tăm bông nhúng nước và nhẹ nhàng làm sạch. Tránh tuyệt đối việc dùng tay móc, kéo chất bẩn ra ngoài hoặc chà xát mạnh bạo ở vùng rốn để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.