Dấu hiệu thai chưa vào tử cung bình thường và nguy hiểm mẹ cần biết

Ngày 22/03/2020 16:30 PM (GMT+7)

Những dấu hiệu thai chưa vào tử cung không thật sự dễ nhận biết. Nhưng mẹ cần chú ý tới những biểu hiện bất thường để sớm nhận ra sự nguy hiểm và có những biện pháp xử lý bảo vệ sức khỏe.

Có rất nhiều mẹ bầu lo lắng vì sao khi thử thai thấy 2 vạch nhưng siêu âm lại chưa thấy thai đã vào tử cung thành công nên vô cùng lo lắng. Mẹ rất lo lắng và không nên tại sao thai lại chưa vào tử cung và dấu hiệu thai chưa vào tử cung như thế nào cũng như dấu hiệu thai đã vào tử cung làm tổ thành công ra sao. 

Tại sao thử thai 2 vạch nhưng thai vẫn chưa vào tử cung?

Trứng được thụ tinh sẽ di chuyển xuống tử cung và làm tổ, phát triển. Tuy nhiên, từ khi tinh trùng và trứng gặp nhau, thụ tinh cũng cần mất từ 6 - 9 ngày để làm tổ trong thành tử cung. Quá trình làm tổ thành công cũng phải mất từ 7 - 10 ngày nữa. Vì vậy, sau khi trứng được thụ tinh thì cũng cần có thời gian để làm phôi thai làm tổ, bám rễ vào thành tử cung. 

Trong khi đó, từ 7 - 10 sau khi trứng được thụ tinh, thử thai đã có thể biết có thai, điển hình là que thử thai 2 vạch. Khi trứng làm tổ được trong thành tử cung siêu âm có thể thấy, tuy nhiên các bác sĩ tính tuổi thai thường dựa vào vòng kinh cuối cùng của người mẹ. Do vậy có thể xuất hiện những sai số, khi được xác định tuổi thai thì nhiều người đã mang thai 4 - 5 tuần nhưng thai vẫn chưa bám thành công vào tử cung. 

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung bình thường và nguy hiểm mẹ cần biết - 1

Trứng đã được thụ tinh cần có thời gian di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung 

Việc nhận biết sớm những dấu hiệu thai chưa vào tử cung sẽ giúp mẹ có những cách chăm sóc bản thân tốt hơn để giúp thai có thể ổn định trong tử cung và phòng tránh biến chứng sản khoa. Những biểu hiện đó là:

1. Chậm kinh 

Trứng sau khi được thụ tinh sẽ cần 5 - 10 ngày để di chuyển vào buồng tử cung. Trong quãng thời gian trứng được thụ tinh thành công và di chuyển vào buồng tử cung mẹ sẽ không thấy xuất hiện kinh nguyệt. Chậm kinh lúc này là dấu hiệu báo có thai. 

2. Ra máu âm đạo bất thường 

Khi trứng được thụ tinh thành công và bám được vào thành tử cung thường sẽ xuất hiện ra máu âm đạo, trường hợp này gọi là máu báo thai. Máu báo thai thường có màu nâu nhạt, hồng phớt hoặc đỏ, ra rất ít và chỉ kéo dài 2 - 3 ngày. 

Tuy nhiên, khi thấy âm đạo ra máu bất thường, chị em cần chú ý tới màu sắc máu là nâu nhạt hay đỏ sậm cùng với tần suất chảy máu. Nếu thấy máu chảy nhiều bất thường kèm theo đau hoặc cứng bụng thì cần đi gặp bác sĩ ngay, đó có thể là dấu hiệu sảy thai sớm.

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung bình thường và nguy hiểm mẹ cần biết - 2

Mẹ cần quan sát màu sắc của máu âm đạo bất thường(Ảnh minh họa)

3. Đau bụng dưới và đau lưng

Khi trứng được thụ tinh và di chuyển vào tử cung, lúc này tử cung bắt đầu to hơn và mềm ra để tạo điều kiện cho phôi thai bám vào thành tử cung làm tổ. Khi đó chị em thường có biểu hiện đau bụng dưới nhẹ, đau lâm râm. Đồng thời nếu ngồi lâu sẽ xuất hiện đau lưng. 

Tuy nhiên, nếu mẹ thấy xuất hiện đau quặn bụng dữ dội kèm theo máu bất thường thì cần đi gặp bác sĩ ngay. Đây có thể là biểu hiện của thai ngoài tử cung hoặc sảy thai. 

Thai chưa vào tử cung có nguy hiểm không?

Trứng sau khi thụ tinh thành công cần có khoảng thời gian để di chuyển và làm tổ trong thành tử cung. Vì vậy, sau khi mẹ thử thai và thấy hiện 2 vạch nhưng chưa thấy thai làm tổ thành công trong tử cung thì đừng quá lo lắng. Hãy chờ thêm 1 tuần sau rồi đi siêu âm. Trong lúc đó mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn, giữ tâm lý ổn định. 

Sau khoảng thời gian chờ đợi thêm 1 tuần mà thai vẫn chưa vào tử cung thì lúc này mẹ cần gặp bác sĩ ngay. Đây có thể là dấu hiệu thai không thể làm tổ thành công hoặc có thể mẹ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai sớm. 

Thai chưa vào tử cung nhưng bị ra máu có sao không?
Hiện tượng chảy máu vùng kín trước khi thai cấy vào tử cung có thể liên quan đến một số vấn đề y tế gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Biến chứng thai kỳ