Rau chân vịt là loại thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng được khuyên dùng cho phụ nữ đang mang thai bởi những giá trị dinh dưỡng mà loại rau này đem lại. Vậy rau chân vịt có thực sự có ích cho bà bầu?
Rau chân vịt hay còn được gọi là cải bó xôi, rau bina,... có tên khoa học là Spinacia oleracea, là loài thực vật thuộc họ Dền, vốn có nguồn gốc tại nhiều quốc gia khu vực Trung và Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là một trong những món quà tặng quý giá của thiên nhiên bởi hàm lượng dinh dưỡng rất cao giúp bồi bổ cơ thể và phòng ngừa nhiều chứng bệnh nguy hiểm.
Thành phần dinh dưỡng trong rau chân vịt
Cứ trong 100g rau chân vịt sẽ chứa đựng những thành phần dinh dưỡng đáng chú ý có thể kể đến như sau:
- Năng lượng: 23 kcal
- Nước: 91,4g
- Tinh bột: 3,63g
- Protein: 2,86g
- Chất béo: 0,39g
- Chất xơ: 2,2g
- Đường: 0,42g
- Vitamin A: 9377 IU
- Vitamin B1: 0,078mg
- Vitamin B2: 0,189mg
- Vitamin B3: 0,724mg
- Vitamin B6: 0,195mg
- Folate (Vitamin B9): 194 µg
- Vitamin C: 28,1mg
- Vitamin E: 2,03mg
- Vitamin K: 482,9ug
- Sắt: 2,71mg
- Kali: 558mg
- Canxi: 99mg
- Natri: 79mg
- Magie: 79mg
- Phốt pho: 49mg
Ngoài ra rau chân vịt còn chứa một số chất béo có lợi như Omega 3, các hoạt chất chống oxy hóa và một số chất dinh dưỡng khác có lợi đối với sức khỏe con người. Có thể thấy được loại rau này quả là một “mỏ vàng” cung cấp dinh dưỡng cực kỳ giá trị mà chúng ta không thể bỏ qua.
8 Công dụng của rau chân vịt đối với bà bầu
Nhờ hàm lượng dinh dưỡng cực cao, rau chân vịt chính là loại thực phẩm “chân ái” mà nhiều chị em phụ nữ, trẻ em nên sử dụng thường xuyên. Sau đây là một số công dụng tuyệt vời mà loại rau này đem lại cho phụ nữ mang thai nếu sử dụng đúng cách:
1. Ngăn ngừa nguy cơ dị tật ở thai nhi
Nhờ hàm lượng folate cao có trong rau chân vịt sẽ giúp các thai phụ có thể ngăn ngừa nguy cơ bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi cũng như giảm nguy cơ sinh non. Folate hay axit folic là hoạt chất rất cần thiết để giúp hình thành ống thần kinh của thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên của thời kỳ mang thai.
2. Bổ sung sắt, ngăn ngừa thiếu máu
Rau chân vịt chứa lượng sắt rất dồi dào, nhờ đó có thể giúp bà bầu bổ sung kịp thời lượng sắt bị thiếu hụt trong quá trình mang thai. Đồng thời thai nhi sẽ có cơ hội hấp thụ nhiều sắt từ trong bụng mẹ, giúp ổn định cân nặng và phát triển một cách khỏe mạnh hơn.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng vitamin A, vitamin C và các vitamin nhóm B quan trọng có trong rau chân vịt sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bà bầu, giúp chống lại sự oxy hóa và còn hỗ trợ tốt hơn trong sự phát triển của thai nhi.
4. Phòng ngừa táo bón
Rau chân vịt chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, có thể giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón và nguy cơ bị trĩ thường rất hay gặp ở những chị em phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cùng.
5. Tốt cho huyết áp và tim mạch
Hàm lượng Natri và Kali cao trong rau chân vịt không chỉ rất tốt cho sức khỏe mà còn ổn định huyết áp và có lợi cho sức khỏe tim mạch của bà bầu lẫn thai nhi. Từ đó tránh được những ảnh hưởng tới hệ tim mạch trong quá trình mang thai gây nên.
6. Giảm đau nhức xương khớp
Bên cạnh sắt, canxi cũng là khoáng chất có mặt khá dồi dào trong rau chân vịt. Nhờ đó giúp xương khớp của bà bầu thêm khỏe mạnh, không còn bị thiếu hụt canxi dẫn tới đau nhức xương khớp nữa. Em bé trong bụng mẹ cũng sẽ được bổ sung lượng canxi quý như vàng này từ thực phẩm, giúp phát triển ngày càng khỏe mạnh hơn.
Một số tác hại nếu bà bầu ăn quá nhiều rau chân vịt
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng rau chân vịt sai cách có thể mang đến những ảnh hưởng không tốt đối với bà bầu. Do chứa nhiều folate cho nên loại rau này có thể gây cản trở hấp thụ sắt vào cơ thể, khiến bà bầu càng ăn nhiều rau chân vịt thì càng dễ xảy ra thiếu sắt. Để khắc phục tình trạng này, hãy bổ sung thêm vitamin C thật dồi dào để giúp việc hấp thụ sắt trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, rau chân vịt chứa nhiều oxalate, có thể gây sỏi thận cho bà bầu trong quá trình mang thai nếu bị hấp thụ quá nhiều vào cơ thể. Ngoài ra oxalate còn gây đào thải canxi, khiến tình trạng đau nhức xương khớp khi mang thai càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cuối cùng, trong rau chân vịt chứa khá nhiều hoạt chất salicylate có thể khiến máu khó đông gây ra chảy máu liên tục trong giai đoạn chuyển dạ hoặc sau khi sinh con. Từ đó thai phụ dễ bị băng huyết, làm tăng nguy cơ tử vong. Do đó bà bầu cần tránh ăn rau chân vịt trong những tháng cuối của thai kỳ.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu rau chân vịt mỗi ngày là tốt nhất?
Theo như khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng và y khoa, bà bầu chỉ nên sử dụng khoảng 120g rau chân vịt mỗi ngày là tối đa. Nếu như sử dụng quá nhiều có thể khiến gặp phải nhiều tác hại không đáng có, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, bà bầu có thể chế biến rau chân vịt theo một số cách như nấu canh với thịt băm, nấu canh với tôm tươi để giúp bổ sung thêm dinh dưỡng, hạn chế những tác dụng phụ của rau chân vịt đối với bà bầu trong thời kỳ mang thai. Sử dụng nước ép từ rau chân vịt không bị ngăn cấm, tuy nhiên cần hạn chế dùng quá nhiều.