Thói quen rửa bồn cầu sai cách khiến người phụ nữ "trắng phổi"

Thùy Linh - Ngày 11/02/2025 15:00 PM (GMT+7)

Vệ sinh bồn cầu sai cách khiến người phụ nữ ngộ độc nặng, phải nhập viện.

1. Thói quen vệ sinh sai cách gây nguy hiểm suýt chết người 

Theo Ettoday, một phụ nữ ngoài 60 tuổi nhìn thấy nấm mốc trên gạch lát phòng tắm nên đã sử dụng thuốc tẩy không pha loãng, trực tiếp đổ vào chỗ bẩn để tăng hiệu quả. Bà bắt đầu ho dữ dội ngay khi ngửi thấy mùi hăng nhưng vẫn tiếp tục chà sàn mà không đeo khẩu trang trong khoảng một giờ. Sau đó, bà ho và thở khò khè liên tục, phải nhập viện.

Tại viện, bác sĩ phát hiện ra có một vùng trắng lớn trong phổi của bệnh nhân và nồng độ oxy trong máu quá thấp. Cuối cùng, người bệnh đã được cứu sống bằng ECMO (là phương pháp oxy hóa qua màng ngoài cơ thể, sử dụng một hệ tuần hoàn để thực hiện quá trình trao đổi oxy ở bên ngoài của cơ thể). 

Bác sĩ Yan Zonghai, giám đốc Trung tâm độc chất lâm sàng của Bệnh viện Linkou Chang Gung, Đài Bắc, chia sẻ với phóng viên CTWANT, điều quan trọng là phải chú ý đến thông gió khi vệ sinh và không trộn lẫn các chất tẩy rửa để tránh vô tình tạo ra khí độc. Các chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng natri percarbonate thay vì thuốc tẩy vì nó an toàn hơn. Yan Zonghai cho biết: "Khi sử dụng thuốc tẩy, điều đầu tiên cần làm là mở cửa sổ hoặc tăng cường thông gió!".

Thành phần chính của thuốc tẩy là natri hypoclorit, có thể làm hỏng protein của vi sinh vật và tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn, nấm và vi-rút, nhưng lại gây kích ứng niêm mạc, da và đường hô hấp, do đó nếu nồng độ quá cao sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Việc tẩy bồn cầu không thận trọng có thể gây nguy hại sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Việc tẩy bồn cầu không thận trọng có thể gây nguy hại sức khỏe. (Ảnh minh họa).

Ngoài việc thông gió, các chuyên gia cho biết, cũng nên giảm nồng độ thuốc tẩy bằng cách pha loãng với nước. Yan Zonghai cho biết, tỷ lệ thuốc tẩy thông thường được khuyến nghị để sử dụng tại nhà là "1:100", tức là thuốc tẩy phải được pha loãng với lượng nước gấp 100 lần. Ngay cả trong bệnh viện để khử trùng phân của bệnh nhân và các vật dụng khác, tỷ lệ của "1:50" đã rất mạnh, không bao giờ trộn lẫn với các chất tẩy rửa khác.

Yan Zonghai cho biết thuốc tẩy là dung dịch kiềm mạnh: "Ví dụ, trộn thuốc tẩy với axit clohydric sẽ tạo ra khí độc. Nếu thêm chất tẩy rửa có tính axit, sẽ tạo ra khí clo. Đây là loại khí rất nguy hiểm. Ngay cả ở nhiệt độ thấp nồng độ cao, nó sẽ gây ô nhiễm mũi sau khi hít vào. Da, cổ họng và mắt sẽ bị kích ứng, nồng độ cao sẽ gây tổn thương phổi và gây khó thở".

Chuyên gia dọn dẹp, vệ sinh gia đình Chen Yingru thừa nhận, phòng tắm là nơi cô có khả năng sử dụng chất tẩy rửa nhiều nhất: "Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng giảm thời gian và khả năng tiếp xúc. Tôi thường xịt một lượng chất tẩy nấm mốc thích hợp vào khu vực có nấm mốc, để một lúc rồi xử lý sau". 

Chen Yingru nhắc nhở, mặc dù việc làm vệ sinh là quan trọng, nhưng tính an toàn cho sức khỏe cũng quan trọng không kém. Trước khi sử dụng chất tẩy rửa, hãy đọc kỹ hướng dẫn và đeo găng tay, khẩu trang. Bạn cũng có thể sử dụng natri percarbonate thay cho thuốc tẩy. Natri percarbonate còn được gọi là bột tẩy oxy hoạt tính, có thể mua ở siêu thị, trực tuyến hoặc tại các cửa hàng hóa chất. Thêm 2 thìa bột natri percarbonate vào 1 lít nước ấm, cho vào trong bình xịt và xịt trên gạch hoặc bồn cầu, để yên trong 10 đến 15 phút rồi lau bằng giẻ.

2. Sử dụng sản phẩm nào tốt nhất cho sức khỏe bạn?

Chất tẩy rửa bồn cầu mua ở cửa hàng có chứa thuốc tẩy, amoniac và các VOC khác không an toàn cho sức khỏe của bạn. Tất nhiên, những sản phẩm này có thể giúp bạn loại bỏ các vết bẩn cứng đầu trên bồn cầu, nhưng chúng cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và các rối loạn hô hấp.

Trong tình huống như vậy, bạn nên ưu tiên sử dụng chất tẩy rửa bồn cầu thân thiện với môi trường có chứa giấm trắng pha loãng và nước xà phòng ấm. Đổ dung dịch và để trong vài phút trước khi chà bằng bàn chải. Tiếp theo, đổ một cốc baking soda và chà nhẹ nhàng.

10 siêu thực phẩm quen thuộc giúp người đang bị cảm cúm lấy lại năng lượng, từ 5.000 đồng là mua được
Cảm cúm là căn bệnh thường gặp vào mùa lạnh, gây ra những triệu chứng khó chịu như: sốt, ho, mệt mỏi. Để giảm nhẹ các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi...

Chế độ ăn ảnh hưởng sức khỏe

Theo Thùy Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]11/02/2025 13:50 PM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức sức khỏe