Siêu âm xong cả nhà vui mừng có quý tử, bé chào đời bà nội giật mình khi vạch tã

Ngày 30/11/2019 13:26 PM (GMT+7)

Dù bác sĩ từ chối tiết lộ giới tính thai nhi nhưng chồng của Nguyệt Linh tự quan sát ảnh siêu âm thấy phần nhô lên và khẳng định vợ bầu con trai.

Trong quá trình mang thai, không ít gia đình luôn tò mò giới tính của em bé. Tuy nhiên theo quy định ở một số nước như Việt Nam, Trung Quốc, việc tiết lộ giới tính khi siêu âm là bị cấm. Vì vậy đã gây nên không ít câu chuyện "dở khóc dở cười" khi bố mẹ tương lai tự làm bác sĩ, nhìn ảnh siêu âm đoán giới tính con. 

Nguyệt Linh (đã thay đổi tên), 25 tuổi, sống tại Trung Quốc là một bà mẹ mới mang thai lần đầu. Khi mang thai 7 tháng, cô được chồng đưa đi siêu âm. Trong khi Nguyệt Linh lắng nghe những phân tích của bác sĩ về tình hình phát triển của em bé trong bụng thì chồng cô lại chỉ nhìn chằm chằm lên màn hình với mong muốn thấy được dấu hiệu xác nhận giới tính. Quan sát thấy phần dưới của thai nhi có điểm nhô lên, anh lập tức hỏi bác sĩ con của họ có phải con trai không.

Siêu âm xong cả nhà vui mừng có quý tử, bé chào đời bà nội giật mình khi vạch tã - 1

Chồng Nguyệt Linh thấy điểm nhô ở thai nhi nên chắc mẩm vợ bầu quý tử.

Tuy nhiên vì không được phép trả lời vấn đề giới tính thai nhi nên bác sĩ im lặng. Lúc này, chồng Nguyệt Linh cho rằng như vậy là bác sĩ ngầm đồng ý, lập tức về nhà báo tin mừng với mọi người. Thì ra nhà chồng Nguyệt Linh vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, họ rất mong muốn đứa con đầu là con trai.

Đủ tháng ngủ ngày, Nguyệt Linh nhập viện sinh con. Em bé chào đời được quấn tã, bọc khăn và trao cho người nhà bên ngoài. Bà nội là người đỡ cháu lập tức vạch tã ra để kiểm tra xem bé là trai hay gái. Ban đầu, bà vui mừng vì cháu đầu đúng là một bé trai nhưng sau đó lại giật mình phát hiện điều bất thường. Bộ phận sinh dục của bé, cụ thể là phần bìu lớn hơn hẳn những đứa trẻ khác. Cả nhà liền cuống cuồng bế cháu đi nhờ bác sĩ kiểm tra.

Siêu âm xong cả nhà vui mừng có quý tử, bé chào đời bà nội giật mình khi vạch tã - 2

Đúng là Nguyệt Linh đã sinh quý tử nhưng bé lại có bất thường ở phần phụ.

Kết quả cho thấy bé bị mắc một dị tật bẩm sinh có tên là đa tinh toàn. Cụ thể, thay vì có 2 tinh hoàn như những bé trai khác thì bé có tới 3 tinh hoàn. Lúc này, gia đình chồng Nguyệt Linh liền hỏi vặn bác sĩ sao không phát hiện được vấn đề từ khi siêu âm thai. Bác sĩ cho biết chứng đa tinh hoàn không thể chẩn đoán trước. Hơn nữa, bé chỉ thừa ra 1 tinh hoàn còn lại sức khỏe và vấn đề sinh lý của bé sau này vẫn hoàn toàn bình thường. Trường hợp của bé cũng không cần làm phẫu thuật. Lúc này cả nhà Nguyệt Linh mới yên tâm nhưng trong lòng vẫn cảm thấy có chút lo lắng vì bé không bình thường như những đứa trẻ khác.

Chứng đa tinh hoàn là gì?

Thuật ngữ gọi đây là chứng Polyorchidism. Trong đó, người bệnh có hơn 2 tinh hoàn, thường nhất là 3, do một bất thường nào đó xảy ra trong giai đoạn bào thai. Số ca bệnh ghi nhận được vô cùng ít trên thế giới, chỉ dưới 200 ca được báo cáo trên toàn cầu theo một thống kê vào năm 2009.

Hầu hết các ca đa tinh hoàn không có triệu chứng, được phát hiện tình cờ trong quá trình điều trị bệnh khác. Phần lớn trường hợp, tinh hoàn kép phụ được tìm thấy trong bìu, không gây bất kỳ biểu hiện hay ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, tinh hoàn kép phụ có thể xảy ra cùng với chứng tinh hoàn lạc chỗ, trong đó tinh hoàn phụ thường được tìm thấy ở những nơi khác trong cơ thể (có thể nằm trong ổ bụng). Những trường hợp tinh hoàn lạc chỗ sẽ có sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh ung thư tinh hoàn do môi trường ổ bụng vốn không thích hợp cho sự phát triển của tinh hoàn, khiến cho nó bị teo đi, ung thư hoá.

Một biến chứng khác cũng thường gặp trong chứng đa tinh hoàn là xoắn tinh hoàn, do thừng tinh bắt chéo, tạo xoắn và gây tắc mạch. Đa tình hoàn thường đi kèm với các bất thường khác như tinh hoàn lạc chỗ, xoắn tinh, vô tinh, tuy nhiên đến nay chưa có số liệu thống kê một cách khoa học chứng minh cho mối liên hệ này.

Chứng bệnh này quá hiếm, hiện chưa có can thiệp chuẩn cho mọi bệnh nhân. Một phân tích khoa học năm 2009 cho rằng nên phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn phụ lạc chỗ (không nằm trong bìu) và theo dõi thường xuyên những trường hợp tinh hoàn phụ nằm trong bìu nhằm đảm bào chức năng sinh lý của chúng. Nếu không có bất thường nào cũng như không có khối u quan sát thấy trên siêu âm bìu hay MRI thì không cần can thiệp gì.

8 lần siêu âm là con gái, ngày đi đẻ mẹ ngã ngửa khi biết giới tính thật của con
Cặp vợ chồng đã chuẩn bị đầy đủ đồ sơ sinh toàn màu hồng để đón chào con gái chào đời nhưng ngày đi sinh lại nhận tin sốc.
Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Siêu Âm Thai