Sự thật ít người biết về dây rốn quấn cổ: Không nguy hiểm như mẹ nghĩ!

Ngày 12/09/2019 15:56 PM (GMT+7)

Hiện tượng dây rốn quấn cổ là một trong những vấn đề khiến các mẹ bầu vô cùng lo lắng trong thai kỳ.

Em bé trong bụng mẹ nhận được chất dinh dưỡng và oxy qua dây rốn chứ không phải qua đường thở bằng mũi hoặc miệng như một em bé đã chào đời. Thai nhi sẽ không thực sự thở cho đến khi cất tiếng khóc chào đời. Và đây chính là lý do tại sao các chuyên gia sản khoa luôn khuyên sản phụ cần giữ dây rốn ít nhất 2 phút sau khi chào đời rồi mới kẹp lại.

Dây rốn làm nhiệm vụ cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mẹ nên đây được coi là bộ phận vô cùng quan trọng. Và vì vậy hiện tượng dây rốn quấn cổ em bé cũng khiến nhiều mẹ lo lắng vì có những quan điểm cho rằng sẽ khiến trẻ dễ bị ngạt. Vậy mẹ đã thực sự hiểu hết về hiện tượng này?

Sự thật ít người biết về dây rốn quấn cổ: Không nguy hiểm như mẹ nghĩ! - 1

Dây rốn làm nhiệm vụ cung cấp oxy, chất dinh dưỡng cho thai nhi trong bụng mẹ nên đây được coi là bộ phận vô cùng quan trọng. (ảnh minh họa)

Dưới đây là những sự thật thú vị về hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi:

#1. Khoảng 1/3 tẻ sơ sinh chào đời với dây rốn quấn cổ

Bạn đã từng nghe tới khá nhiều trường hợp sinh con với dây rốn quấn cổ, là bởi đây là hiện tượng khá phổ biến. Một số bác sĩ, y tá còn coi đây là hiện tượng bình thường vì chỉ cần vòng dây qua đầu bé khi chào đời là xong.

Trên thực tế, các báo cảo chỉ ra rằng có tới 1/3 số trẻ sinh ra với một sợi dây quanh cổ. Sợi dây này có chiều dài dao động từ 19-133 cm. Trung bình là khoảng 50-60 cm. Dây rốn càng dài thì khả năng bé bị dây rốn quấn cổ và nguy cơ nghẽn dây rốn càng cao, nhưng có lẽ bé sẽ thích vì được chơi trò bắt dây rốn trong bụng mẹ.

#2. Dây rốn khỏe mạnh được bảo vệ bởi một lớp phủ mềm, trơn

Cơ thể con người rất kỳ diệu khi được “thiết kế” vô cùng thông minh để đảm bảo sự sống còn của giống loài. Ngay cả dây rốn cũng vậy, đó là một cơ quan hoàn hảo và có chế độ hoạt động tinh vi.

Dây rốn được bao phủ bởi màng ối. Bên trong màng ối là khối trung mô với cấu tạo như một mô nhầy chứa chất đông Wharton. Một dây rốn khỏe mạnh, bình thường sẽ được bảo vệ bởi lớp Wharton này. Chất này có tính mềm mại, keo và trơn, với chức năng bảo vệ các mạch máu bên trong tủy và cũng làm cho dây rốn có độ trơn, bảo vệ dây rốn chống lại các dạng dồn nén gây ra bởi hoạt động của thai nhi. Nếu có bất cứ tác động y tế nào ảnh hưởng đến chất đông Wharton thì có thể sẽ gây ra biến chứng.

Dây rốn chứa 2 động mạch rốn và một tĩnh mạch rốn. Khi trẻ ra đời, dây rốn có đường kính trung bình khoảng 2 cm, dài khoảng 50cm. Thế nên đã có em bé ra đời với không chỉ dây rốn quấn quanh cổ mà còn bị dây rốn quấn quanh thắt lưng và cổ chân vì bé sở hữu dây rốn quá dài.

Sự thật ít người biết về dây rốn quấn cổ: Không nguy hiểm như mẹ nghĩ! - 2

Khi trẻ ra đời, dây rốn có đường kính trung bình khoảng 2 cm, dài khoảng 50cm. (ảnh minh họa)

#3. Dây rốn không căng hơn trong quá trình chuyển dạ

Trong quá trình chuyển dạ. thai nhi cùng nhau thai bà dây rốn sẽ cùng nhau di chuyển để lọt xuống vùng âm đạo của mẹ. Chính vì vậy không hề có chuyện dây rốn bị căng ra trong quá trình chuyển dạ dù em bé có bị dây rốn quấn cổ.

Một số mẹ bầu cho rằng nhịp tim của thai nhi giảm khi họ rặn đẻ. Theo các nghiên cứu đã chứng minh đây là triệu chứng bình thường của em bé khi gặp áp lực quanh đầu bé. Sinh con ở tư thế thẳng đứng sẽ có lợi hơn cho trẻ và giảm nguy cơ trẻ bị giảm nhịp tim thai.

#4. Dây rốn quấn cổ thường không liên quan đến những kết quả sinh nở bất lợi

Điều này có thể khó tin nhưng nếu em bé của bạn không may qua đời với vòng dây rốn quấn cổ thì đừng vội đổ lỗi cho hiện tượng này bởi 1/3 trẻ bị dây rốn quấn cổ trong số này chắc chắn sẽ có những bé gặp biến chứng khi sinh nở mà không phải do bị dây rốn quấn cổ.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thai chết lưu và tử vong trong quá trình sinh cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng để tìm nguyên nhân.

#5. Ngay cả khi dây rốn quấn chặt thì cũng không phải nguy cơ gây ra sự cố

Tình trạng dây rốn quấn chặt cũng không phải hiếm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 6,6% trong số hơn 200.000 trẻ sơ sinh ra đời và sống khỏe mạnh với một sợi dây rốn quấn chặt ở cổ. “Chặt” ở đây nghĩa là bé không thể tự gỡ mình ra khỏi đám dây rốn loằng ngoằng ấy.

#6. Dây rốn quấn cổ không nhất thiết bị chỉ định sinh mổ

Chuyên gia của trường đại học Sản phụ khoa Anh cho rằng không có một lý do gì để thực hiện mổ lấy thai khi em bé bị dây rốn quấn cổ. "Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sinh mổ sẽ an toàn và hiệu quả nhất khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ. Trường hợp này không gây ra một vấn đề nguy hiểm. Tại sao phải đẻ mổ?", chuyên gia Rachel Reed nói.

Sự thật ít người biết về dây rốn quấn cổ: Không nguy hiểm như mẹ nghĩ! - 3

Không có nghiên cứu nào chỉ ra rằng sinh mổ sẽ an toàn và hiệu quả nhất khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ. (ảnh minh họa)

#7. Tai nạn từ dây rốn quấn cổ là rất thấp

Theo một báo cáo gần đây của Viện Y tế và Phúc lợi của Úc, cứ 1 trong số 135 trẻ sơ sinh ở Úc bị chết yểu (chiếm 0,74%). Ở Mỹ, tỉ lệ này là 1/160 ca sinh. Chết yểu ở đây được định nghĩa là “sự ra đời của một em bé không có bất kỳ dấu hiệu nào của sự sống, sau 20 tuần thai hoặc có trọng lượng 400g hoặc hơn”.

Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ cho rằng các vấn đề của nhau thai (ví dụ nhau bong non) là nguyên nhân hàng đầu của thai chết lưu: chiếm 26%; có 14-19% số thai chết lưu là do nhiễm khuẩn. Chỉ 10% là do bất thường dây rốn (hoặc giả định là do dây rốn sau khi các bác sĩ không thể tìm ra nguyên nhân thai chết lưu).

Như vậy, các nghiên cứu đã chỉ ra khả năng xảy ra tai nạn do dây rốn quấn cổ là rất nhỏ - và trong thực tế có thể đó không phải là nguyên nhân gây ra cái chết ở trẻ sơ sinh.

#8. Nhiều vòng dây rốn quấn cổ cũng không tăng nguy cơ

Số vòng dây rốn là bao nhiêu cũng không quan trọng, bởi vì khi quá trình chuyển dạ diễn ra, nhau thai, dây rốn và cả em bé cùng di chuyển xuống phía xương chậu của mẹ, chuẩn bị cho quá trình lọt qua âm đạo của mẹ để chào đời. Miễn là dây rốn đủ dài để đầu em bé có thể lọt ra ngoài khỏi âm đạo của mẹ, phần còn lại của các em bé có thể lọt ra ngay sau đó. Dây rốn quá ngắn là rất hiếm, và nếu dây rốn quá ngắn thì ngay cả việc xoay đầu cho thuận ngôi cũng khó xảy ra, nên không thể nào kết luận vì dây rốn ngắn, lại quấn nhiều vòng quanh cổ nên em bé không thể chào đời.

Một nghiên cứu cho thấy rằng số vòng dây rốn dao động từ 1-4 vòng, thường gặp nhất là 2 vòng dây rốn quấn cổ. Trẻ sơ sinh có 4 hoặc nhiều vòng dây rốn chiếm 0,1% và tối đa số dây rốn quấn cổ được ghi nhận là 9 vòng. Nghiên cứu đó cũng kết luận rằng hầu hết các bé trong số đó có chỉ số Apgar từ 7-10 (trong đó 10 là số điểm cao nhất) sau một phút. Chỉ có 8 em bé có chỉ số Apgar dưới 7 sau năm phút sau sinh (chiếm 5,20%). Điều đó cho thấy rằng tác động của dây rốn quấn cổ chỉ là thoáng qua".

#9. Suy thai khi chuyển dạ thường là do một can thiệp y tế khác

Ngày nay, rất nhiều bà mẹ áp dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng trong quá trình sinh thường. Lúc này mẹ sẽ được sử dụng thuốc gây co bóp tử cung oxytocin, có thể sẽ gây ra hiện tượng suy thai. Ngoài ra, trong quá trình sinh nở, có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra, ảnh hưởng đến nguồn máu và oxy đến thai nhi, đi kèm với hiện tượng dây rốn quấn cổ. Lúc này, mẹ hãy làm theo chỉ định của bác sĩ, nếu phải sinh mổ để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi, hãy đừng chần chừ.

Mẹ Hải Phòng mổ cấp cứu vì song thai ít cử động, nhìn dây rốn bác sĩ cũng sững sờ
Cặp song sinh ở Hải Phòng bị dây rau thắt nút 5 vòng vừa nhanh chóng thoát khỏi "cửa tử" nhờ phát hiện và xử trí kịp thời.
Thùy Dương (Dịch từ Bellybelly)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu cần biết