Tại sao bác sĩ sản khoa cho mẹ bầu làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần thăm khám thai?

Thảo Nguyên - Ngày 01/07/2023 16:00 PM (GMT+7)

Mỗi lần đi khám thai, mẹ bầu sẽ được bác sĩ sản khoa chỉ định làm xét nghiệm nước tiểu bên cạnh các xét nghiệm khác. Và đây là lý do!

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du, Chuyên khoa hiếm muộn, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội cho biết, giống như những xét nghiệm thai kỳ khác, thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường xuyên sẽ giúp đảm bảo cho thai phụ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh hơn.

Từ đó bác sĩ chuyên khoa cũng đánh giá sức khỏe mẹ và bé cũng như tầm soát một số nguy cơ và bệnh đặc thù trong thai kỳ cho các mẹ bầu:

Bạch cầu và hợp chất do vi khuẩn sinh ra trong nước tiểu là dấu hiện giúp phát hiện nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ mang thai

Ở phụ nữ mang thai, nhiễm trùng tiểu không triệu chứng là vấn đề khá thường gặp. Xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện tình trạng này.

Giống như những xét nghiệm thai kỳ khác, thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường xuyên sẽ giúp đảm bảo cho thai phụ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh hơn. (Ảnh minh họa)

Giống như những xét nghiệm thai kỳ khác, thực hiện xét nghiệm nước tiểu thường xuyên sẽ giúp đảm bảo cho thai phụ một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh hơn. (Ảnh minh họa)

Mặc dù không gây triệu chứng đường tiểu, nhưng trường hợp nhiễm trùng tiểu này có thể gây ra một số kết cục xấu cho thai kỳ nếu không được điều trị như: ối vỡ non, nhiễm trùng ối, chuyển dạ sinh non.

Do đó, khi khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện nhiễm trùng tiểu và điều trị kịp thời.

Đạm (protein) trong nước tiểu có ích trong việc phát hiện bệnh lý thận hoặc chẩn đoán tiền sản giật trong thai kỳ

Một bệnh lý thận tiềm ẩn chưa được phát hiện hoặc bệnh lý thận đang được theo dõi có thể diến tiến nặng lên trong thai kỳ. Do đó, xét nghiệm nước tiểu có thể giúp bác sĩ phát hiện và theo dõi bệnh lý thận cho thai phụ trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, đạm trong nước tiểu kết hợp với tăng huyết áp là biểu hiện của tiền sản giật. Đây là một biến chứng nguy hiểm khi mang thai, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai.

Khi khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện nhiễm trùng tiểu và điều trị kịp thời. (Ảnh minh họa)

Khi khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được bác sĩ cho xét nghiệm nước tiểu nhằm phát hiện nhiễm trùng tiểu và điều trị kịp thời. (Ảnh minh họa)

Do đó, tiền sản giật cần được phát hiện sớm nếu có và mẹ bầu bị tiền sản giật cần một kế hoạch theo dõi và chấm dứt thai kỳ ở thời điểm phù hợp.

Lượng đường trong nước tiểu báo hiệu đái đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai rất dễ bị rối loạn dung nạp đường do các thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Tình trạng này hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ có thể dẫn đến các ảnh hưởng xấu lên thai (bất thường tim thai) nếu không được điều chỉnh.

Khi lượng đường trong máu quá cao (vượt quá ngưỡng tái hấp thu của thận), đường sẽ xuất hiện khi xét nghiệm nước tiểu. Tuy nhiên, một số phụ nữ mang thai bình thường cũng có thể xuất hiện lượng nhỏ đường trong nước tiểu.

Phân tích nước tiểu là một xét nghiệm không xâm lấn, an toàn, dễ thực hiện với chi phí rẻ nhưng rất hữu ích để phát hiện các tình trạng bất thường gây ảnh hưởng xấu cho thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Phân tích nước tiểu là một xét nghiệm không xâm lấn, an toàn, dễ thực hiện với chi phí rẻ nhưng rất hữu ích để phát hiện các tình trạng bất thường gây ảnh hưởng xấu cho thai kỳ. (Ảnh minh họa)

Ketone (một hợp chất có tính axit, xuất hiện khi chất béo bị phân hủy) trong nước tiểu tăng khi mẹ bầu có đái tháo đường nhưng không được kiểm soát tốt hoặc trong chế độ ăn có quá ít carbohydrate.

Tóm lại theo Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trịnh Văn Du khẳng định: Khám thai định kỳ rất quan trọng để bác sĩ kiểm tra tình trạng mẹ và thai nhi. Bên cạnh các xét nghiệm máu, siêu âm, đo tim thai thì phân tích nước tiểu là một xét nghiệm không xâm lấn, an toàn, dễ thực hiện với chi phí rẻ nhưng rất hữu ích để phát hiện các tình trạng bất thường gây ảnh hưởng xấu cho thai kỳ. Do đó, các mẹ bầu không được bỏ qua xét nghiệm nước tiểu mỗi lần thăm khám thai.

Tại sao bác sĩ sản khoa cho mẹ bầu làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần thăm khám thai? - 4

5 thực phẩm thần thánh giúp mẹ bầu giảm bớt cơn đau trong quá trình chuyển dạ sinh thường
Từ tuần 35 trở đi, mẹ bầu nên tích cực ăn những thực phẩm này sẽ giúp giảm bớt các cơn đau chuyển dạ, tử cung mở nhanh và con chào đời dễ dàng hơn.

Hỏi đáp với chuyên gia

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hỏi đáp với chuyên gia