Thai 8 tuần đã bám chắc chưa? Bất cứ người mẹ nào khi mang bầu cũng đều mong chờ từng cử động, dù nhỏ nhất của thai nhi.
Khi bước sang tuần thứ 8, mẹ đã có những biểu hiện mang thai rõ ràng, đặc biệt là cảm giác nghén nhưng mẹ bầu vẫn vô cùng lo lắng, liệu không biết thai đã bám chắc chưa hay thai 8 tuần có tim thai chưa?
Thai nhi 8 tuần tuổi, đuôi dần biến mất. (Ảnh minh họa)
Thai 8 tuần đã bám chắc chưa?
Theo các bác sĩ Sản khoa, đối với việc mang thai 3 tháng đầu nói chung và thai 8 tuần nói riêng, bào thai vẫn đang trong giai đoạn làm tổ nên việc chưa bám chắc vào tử cung là hoàn toàn có thể xảy ra. Đây cũng được cho là nguyên nhân của các hiện tượng như sảy thai hoặc dọa sảy thai ở tam cá nguyệt đầu tiên của thai kỳ.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc "thai 8 tuần đã bám chắc chưa" chính là chưa. Vì thế, để đảm bảo an toàn và tránh gặp các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi thì trong thời gian đầu mang thai, mẹ cần phải chú ý đến việc nghỉ ngơi hợp lý, không nên làm việc quá sức, xây dựng cho mình chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhất.
Mang thai 2 tháng đầu, bà bầu đôi khi vẫn bị đau bụng. (Ảnh minh họa)
Biểu hiện thai 8 tuần khỏe mạnh
Ở tuần thai thứ 8, em bé trong bụng sẽ chỉ được coi là thai nhi và vẫn đang trong quá trình hình thành khuôn mặt. Nếu như để ý kỹ, mẹ sẽ quan sát được sự hình thành của các bộ phận như môi trên, mũi và mí mắt.
Vào giai đoạn này, cơ thể của thai nhi cũng đang bắt đầu duỗi thẳng và đuôi đang dần biến mất. Bộ phận ngón tay và ngón chân, dù vẫn có màng dính nhưng cũng đã bắt đầu có sự phân chia.
Tim thai ở tuần thứ 8 thường sẽ đập khoảng từ 150-170 nhịp/ phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ. Cho dù mẹ không cảm thấy nhưng thai nhi cũng bắt đầu chuyển động cả người và chân tay. Nếu thai 8 tuần chưa có tim thai, mẹ cần phải gặp bác sĩ ngay. Lúc này, có thể do thai nhi phát triển chậm hoặc mẹ tính sai tuần thai, dẫn đến việc có tim thai trễ hơn bình thường.
Trong trường hợp này, nếu xét nghiệm nồng độ hCG trong nước tiểu vẫn dương tính, mẹ cũng không quá lo lắng, đợi thêm khoảng từ 1-2 tuần để khám và kiểm tra lại tim thai.
Người mẹ cũng có một số thay đổi biểu hiện thai nhi đang phát triển khỏe mạnh như:
- Tử cung lớn hơn: Tử cung của mẹ ngày một to lên khiến mẹ có cảm giác như bị siết chặt, hoặc co cơ trong suốt thai kỳ.
- Thay đổi tại ngực: Ngực mẹ cũng có thay đổi rõ ràng hơn, cảm giác sờ cương cứng và khá nhạy cảm, xuất hiện khá rõ, đó là biểu hiện để cơ thể chuẩn bị sẵn sàng trong quá trình sinh nở.
- Dịch chất nhờn: Dịch chất nhờn cũng bắt đầu gia tăng nhiều ở âm đạo và kéo dài trong suốt thời gian thai kỳ.
Mang thai 8 tuần, mẹ bầu vẫn có cảm giác bị ốm nghén. (Ảnh minh họa)
- Cơn đau nhức: Trong tuần thai này, một số thai phụ cũng có những cơn đau nhức hoặc đau ngắt quãng tại phần hông, dưới lương và bên cạnh đùi. Cơn đau này là do áp lực của dây thần kinh từ phía tử cung đang lớn dần.
- Mệt mỏi và uể oải: Do sự gia tăng đáng kể của progesterone khiến cho mẹ bầu cảm thấy uể oải do chứng ốm nghén làm phiền. Ngoài ra, mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi khi phải thức dậy đi tiểu vào đêm và chẳng thấy ngon giấc ở thời điểm này.
- Nhạy cảm với mùi hương: Khứu giác khi mang thai của mẹ bầu có sự thay đổi rất lớn so với trước, thậm chí là nhạy cảm hơn, kiến cho mẹ bầu cảm thấy buồn nôn, chán ăn. Tuy vậy, triệu chứng này có thể sẽ giảm bớt vào tam cá nguyệt thứ hai.
Chăm sóc phụ nữ mang thai 8 tuần
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý: Đảm bảo lựa chọn đầy đủ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, tinh bột, dễ tiêu hóa, hạn chế ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
- Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa cũng như làm giảm được cảm giác buồn nôn trong thời kỳ ốm nghén.
- Thường xuyên vận động cơ thể: mẹ bầu có thể bắt đầu tập yoga, đi bộ nhẹ nhàng hoặc bơi lội khi bước sang giai đoạn mang thai của tuần thứ 8. Thói quen vận động đều đặn sẽ giúp cải thiện sức khỏe cũng như giúp quá trình chuyển dạ diễn ra tốt hơn.