Thai mấy tuần có tim thai?

Linh San - Ngày 15/09/2021 17:06 PM (GMT+7)

Thai mấy tuần thì có tim thai? Luôn luôn theo dõi sự phát triển của thai nhi theo tuần, tháng là một trong những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời của các mẹ bầu. Đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu.

Và điểm mốc quan trọng đầu tiên trong quá trình mang thai đó là thời điểm xuất hiện của tim thai. Tuy nhiên, việc mấy tuần thì có tim thai thì không phải mẹ bầu nào cũng nắm được.

Thai mấy tuần thì có tim thai?

Bắt đầu sau khoảng 22 ngày, kể từ khi trứng thụ tinh thành công, tim của thai nhi bắt đầu hình thành khá rõ. Thông thường, tim thai sẽ xuất hiện vào khoảng từ tuần thứ 6-7 của thai kỳ. Lúc này, qua việc siêu âm hiện đại, mẹ có thể nghe thấy nhịp đập của tim thai.

Thai mấy tuần thì có tim thai? (Ảnh minh họa)

Thai mấy tuần thì có tim thai? (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, phải vào khoảng tuần thứ 8-10 của thai kỳ, mẹ mới có thể nghe thấy nhịp tim. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt cũng như sự phát triển của phôi thai. Vậy mấy tuần thì có phôi thai?

Mấy tuần thì có phôi thai?

Sau khi quá trình diễn ra thành công, tinh trùng gặp trứng và tạo nên bộ 46 nhiễm sắc thể, gọi là hợp tử. Trứng khi đã được thụ tinh gọi là phôi dâu sẽ tiếp tục di chuyển đến những ống dẫn trứng đến phía tử cung, phân chia thành các tế bào.

Khi những phôi dâu này phát triển tạo thành phôi nang, gắn lên lớp niêm mạc tử cung, hoàn thành sau 9-10 ngày sau khi thụ thai. Những tế bào này bắt đầu phát triển một phần để tạo thành túi phôi, phần còn lại tạo thành nhau thai.

Túi thai sẽ phát triển một lớp màng đệm bên ngoài, bao bọc xung quanh túi phôi. Những tế bào khác tiếp tục phát triển trở thành lớp bên trong, được gọi là màng ối, trong đó sẽ tiếp tục hình thành túi ối.

Sau từ 10 đến 12 ngày, túi phôi sẽ hình thành và được xem giống như một phôi thai hoàn chỉnh ở lúc khoảng 5 tuần tuổi. Bên trong túi ối có chứa đầy các chất lỏng trong suốt (nước ối) để bao bọc phôi thai đang phát triển. Việc siêu âm đầu dò sẽ giúp các bác sĩ sớm phát hiện mẹ có phôi thai hay chưa.

Sự phát triển của thai nhi là vô cùng quan trọng. (Ảnh minh họa)

Sự phát triển của thai nhi là vô cùng quan trọng. (Ảnh minh họa)

Nhịp đập bình thường của tim thai

Ngoài vấn đề mấy tuần thì có tim thai, mẹ cũng nên chú ý đến nhịp tim của thai nhi đập nhanh hay chậm. Bởi nếu như tim thai đập quá nhanh, qua ngưỡng bình thường thì có thể đó là cảnh báo sức khỏe của mẹ có vấn đề.

Bắt đầu vào khoảng tuần thai thứ 12, tim thai gần như đã phát triển hoàn thiện cùng nhịp đập rõ ràng hơn. Bước sang tuần thai thứ 16, tim thai đã gần như đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và có thể đảm nhiệm chức năng bình thường.

Ở thời điểm này, tim thai cần bơm khoảng 24 lít máu/ngày. Trung bình, nhịp tim thai dao động từ 120-160 lần/phút nhưng nhịp tim cũng có thể tăng nhanh lên đến 180 lần/phút khi em bé cựa quậy nhiều.

Tại tuần thai thứ 20, tim đập của thai nhi càng mạnh hơn. Lúc này, mẹ không cần siêu âm mà chỉ dùng tai nghe bình thường cũng có thể cảm nhận được nhịp tim của con. Nếu nhịp đập ngày càng to chứng tỏ thai đang phát triển bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu nhịp tim đập hơn 180 lần/phút, có thể đó là dấu hiệu báo động về tình hình sức khỏe của mẹ hoặc của thai nhi.

Đối với trường hợp thai yếu, từ tuần thứ 6-8, nhịp tim thai khoảng dưới 70 nhịp/phút thì mẹ có thể xuất hiện nguy cơ sảy thai cao nhất. Dưới 90 nhịp/phút, tỷ lệ sảy thai khoảng 86% và dưới 120 nhịp/phút là 50%.

Siêu âm định kỳ sẽ giúp mẹ theo dõi sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. (Ảnh minh họa)

Siêu âm định kỳ sẽ giúp mẹ theo dõi sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. (Ảnh minh họa)

Với bà bầu bị huyết áp thấp, máu lưu thông kém hoặc do dị tật thai nhi, nhịp tim thai chậm, thường dưới 110 nhịp/phút. Tùy theo từng nguyên nhân cũng như tuổi thai khác nhau mà bác sĩ sẽ đưa ra phương hướng điều trị phù hợp.

Mẹ cần làm gì nếu chưa có tim thai?

Việc siêu âm ở tuần thứ 6 có thể chưa kết luận được phôi thai có tim thai hay chưa. Nguyên nhân là do có thể ngày tính tuổi thai bị lệch nên khi siêu âm chưa thấy có tim thai là điều hiển nhiên. Ngày rụng trứng có thể sẽ muộn hơn vài ngày so với chu kỳ kinh cuối. NGoài ra, các yếu tô về gen di truyền cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.

Tuy nhiên, nếu như tuổi thai được tính chính xác nhưng lại vượt qua tuần thứ 8 vẫn chưa có tim thai thì có thể coi đó là dấu hiệu thai lưu. Để khẳng định thai có bị lưu hay không, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thử beta HCG bằng cách xét nghiệm máu.

Tóm lại, ngoài việc quan tâm đến mấy tuần thì có tim thai, mẹ cũng cần phải chú ý đến các biểu hiện bất thường, tốt nhất là nên đến bệnh viện kiểm tra ngay.

Quá trình phát triển của thai nhi qua từng mốc quan trọng
Ngoài chế độ dinh dưỡng thì quá trình phát triển của thai nhi là mối quan tâm chung của hầu hết các bà mẹ, nhất là những người mới "lên chức" lần đầu.

Mang thai 1-3 tháng

Linh San (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc bà bầu