Thai ngoài tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất

Ngày 30/10/2019 16:04 PM (GMT+7)

Có thai ngoài tử cung là tình trạng vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ. Thai nhi phát triển ngoài tử cung, không được phát hiện sớm kịp thời sẽ gây vỡ ống dẫn trứng, xuất huyết máu khiến mẹ có nguy cơ tử vong rất cao.

Theo Viện hàn lâm Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ (AAFP) thì trung bình cứ 50 người phụ nữ mang thai sẽ có 1 người có thai ở ngoài tử cung. Muốn biết mình có rơi vào trường hợp này không, mẹ nên dùng các phương pháp kiểm tra hoặc đến viện làm các xét nghiệm cho kết quả chính xác nhất.

thai ngoài tử cung là gì?

Thai nằm ngoài tử cung là trường hợp phôi thai không làm tổ trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bên ngoài tử cung như:

- Thai nằm ở vòi tử cung (ống dẫn trứng). Đây là trường hợp thường gặp nhất và chiếm tới 95%.

- Thai nằm ở các vị trí như: Cổ tử cung, buồng trứng, vòi tử cung, ổ bụng hoặc sẹo ở vết mổ trước đó. Trường hợp này chiếm 5%.

- Thai nằm ở ngoài tử cung 2 bên, chiếm tỉ lệ 1/200.000 ca mang thai.

- Mang thai dị hợp với 1 thai làm tổ trong tử cung, 1 thai nằm ở ngoài tử cung. Trường hợp này rất hiếm chỉ chiếm 1/30. 000 ca mang thai).

Buồng tử cung có chức năng bảo vệ thai nhi hình thành và phát triển. Nếu thai ngoài tử cung không được bảo vệ, túi thai vỡ ra xuất huyết máu ồ ạt vào bụng gây nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ. 

Thai ngoài tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất - 1

Vị trí thai làm tổ trong tử cung và ngoài tử cung (Ảnh minh họa)

Triệu chứng có thai ngoài tử cung

Mang thai ở ngoài tử cung có các triệu chứng giống mang thai bình thường, tuy nhiên thai phát triển bên ngoài tử cung có các dấu hiệu để phát hiện như sau:

Trường hợp thai chưa vỡ

- Đau bụng: Cơn đau thường ở chỗ thai làm tổ, đau vùng bụng dưới và kèm theo cơn mót rặn.

- Chậm kinh: Triệu chứng này dễ nhận biết và căn bản nhất, nhưng nó chỉ đúng với những mẹ có kinh nguyệt đều. 

- Chảy máu âm đạo bất thường: Ra máu trước hoặc sau ngày hành kinh, rong kinh. Màu máu bất thường như màu đỏ sáng, đỏ sẫm hoặc loãng hơn.

- Chuột rút một bên xương chậu.

- Buồn nôn và nôn.

- Đau thắt lưng.

- Đau nhẹ ở bụng hoặc vùng xương chậu.

Trường hợp vỡ ống dẫn trứng:

Thai nhi phát triển, to lên làm giãn và vỡ ống dẫn trứng gây xuất huyết ồ ạt trong bụng mẹ, kèm theo các triệu chứng sau đây mẹ cần đến bệnh viện gấp.

- Đau bụng đột ngột, dữ dội ở vùng bụng dưới, xương chậu.

- Ra máu âm đạo nhiều. 

- Toát mồ hôi, chóng mặt.

- Đau vai, cổ, thực tràng

- Tim đập nhanh, sốc, ngất xỉu.

- Khó thở.

Nguyên nhân thai nằm ngoài tử cung

Có thai ngoài tử cung đặc biệt thai nằm ở vòi trứng chiếm tới 95%. Do quá trình thụ tinh, trứng bị mắc kẹt ở vòi trứng khi vào tử cung do ống dẫn trứng bị tổn thương, bị viêm hoặc bị biến dạng dưới tác động của các nguyên nhân sau:

1. Tiền sử chửa ngoài tử cung

Những người đã từng có thai kiểu này, lần mang thai lần tiếp sau có nguy cơ cao vẫn chửa ngoài tử cung, do ống dẫn trứng bị tổn thương, biến dạng.

2. Thắt ống dẫn trứng thất bại hoặc đảo ngược ống dẫn trứng

Phẫu thuật triệt sản không thành công, trứng gặp tinh trùng thụ tinh nhưng do tác động của phẫu thuật trứng không thể đẩy vào buồng tử cung và làm tổ ở ống dẫn trứng.

3. Đặt vòng tránh thai

Vòng tránh thai tuy được tháo, gỡ bỏ ra ngoài nhưng nó vẫn làm tăng cao nguy cơ có thai ngoài tử cung. 

Thai ngoài tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất - 2

Phụ nữ từng đặt vòng tránh thai tiềm ẩn nguy cơ chửa ngoài tử cung cao (Ảnh minh họa)

4. Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Người đang bị bệnh này, có nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung. Bạn nên điều trị khỏi bệnh trước khi có kế hoạch mang thai.

5. Ống dẫn trứng hẹp hoặc bị dị tật

Vòi trứng hẹp, bị dị tật là nguyên nhân ngăn cản khiến trứng khó đi vào buồng tử cung và bám vào vị trí ngoài tử cung làm tổ và phát triển.

6. Từng điều trị vô sinh

Phụ nữ đã điều trị sinh sản bằng thụ tinh trong ống nghiệm, rất dễ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung, trứng sau khi được thụ tinh khó được đẩy vào buồng tử cung.

7. Bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bệnh lậu, chlamydia, viêm nhiễm… có thể làm ống dẫn trứng và các cơ quan khác bị bị viêm, làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung.

8. Điều trị Vô sinh

Điều trị vô sinh cũng có thể làm tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung ở phụ nữ.

9. Sẹo từ các ca phẫu thuật vùng chậu trước

Nếu bạn đã từng phẫu thuật vùng chậu để lại sẹo, rất có nguy cơ có thai ở vòi trứng, buồng trứng…

10. Hút thuốc

Phụ nữ hút thuốc làm tăng khả năng có thai ngoài tử cung. Các chất trong thuốc lá gây tổn hại làm thoái hóa dần các lông mao và trứng được thụ tinh không đến được tử cung, nó tự cấy vào ống dẫn trứng. 

Thai ngoài tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất - 3

Hút thuốc làm tăng khả năng mang thai ở ngoài tử cung (Ảnh minh họa)

11. Sử dụng thuốc sinh sản

Phụ nữ từng sử dụng các loại thuốc hỗ trợ, kích thích thụ thai cũng có khả năng thai bám vào các vị trí ngoài tử cung.

12. Phụ nữ trên 35 tuổi

Phụ nữ trong nhóm tuổi này khả năng có thai thấp hơn và dễ có nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Chị em nên có kế hoạch mang thai sớm, phòng ngừa các rủi ro khi mang thai.

13. Thụt rửa âm đạo

Thói quen thụt rửa âm đạo không đúng cách có thể khiến trứng được thụ tinh không vào được tử cung.

14. Ống dẫn trứng hẹp hoặc bị dị tật

Vòi trứng hẹp, bị dị tật là nguyên nhân ngăn cản khiến trứng khó đi vào buồng tử cung và bám vào vị trí ngoài tử cung làm tổ và phát triển.

Biến chứng thai ngoài tử cung

Khi thai làm tổ ở ống dẫn trứng, thai to lên sẽ làm ống dẫn trứng vỡ ra, nếu không được phát triển điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

- Xuất huyết máu ồ ạt trong vùng bụng.

 - Nguy cơ tử vong cao.

- Thai được xử lý kịp thời, sớm vẫn để lại các biến chứng như:

- Tăng khả năng mang chửa ngoài tử cung lần tiếp theo.

- Thai chết lưu.

- Ảnh hưởng tâm lý nặng nề với người mẹ.

Chẩn đoán và xét nghiệm phát hiện thai ngoài tử cung sớm

Làm sao có thể biết mình chửa ngoài tử cung, các chị em nên đến bệnh viện để làm các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất. Bạn có thể làm các xét nghiệm sau:

1. Khám phụ khoa

Thăm khám vùng chậu để kiểm tra bạn có mang thai ngoài tử cung hay không và kiểm tra kích thước tử cung. Nếu thai nằm ngoài tử cung, kích thước tử cung sẽ không tăng.

2. Siêu âm

Phương pháp siêu âm giúp phát hiện tình trạng của tử cung và ống dẫn trứng, vị trí thai nhi nằm ở đâu. 

Dưới tác động của thiết bị siêu âm được đưa qua âm đạo sử dụng sóng âm thanh để có thể nhìn thấy rõ hình ảnh tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng để xác định vị trí thai nằm, phát hiện thai có nằm trong tử cung hay không?

3. Xét nghiệm beta hCG

Đối với thai kỳ khỏe mạnh, bình thường nồng độ hCG sẽ tăng lên sau 2 ngày. Nhưng nếu nồng độ này giảm hoặc giữ nguyên tức là bạn đang mang thai ngoài tử cung hoặc thai chết lưu.

Thai ngoài tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất - 4

Xét nghiệm beta hCG (ảnh minh họa)

Phương pháp này thường cho kết quả chính xác cao, phát hiện thai nằm ngoài tử cung hay không và khối thai đang phát triển thế nào qua các chỉ số xét nghiệm hCG.

4. Nồng độ progesterone

Xét nghiệm nếu nồng độ progesterone dưới 20mmol/l bạn đang mang thai ngoài tử cung. Nếu progesterone trên 25mmol/l thai bình thường và trên 60mmol/l là thai đang phát triển tốt, khỏe mạnh. 

Cách xử lý thai ngoài tử cung an toàn

Khi thai nằm ngoài tử cung thì không thể giữ và phát triển như thai nhi bình thường được. Đến một thời điểm nhất định, ống dẫn trứng to lên, thai nhi vỡ ra rất nguy hiểm đến tính mạng người mẹ. 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ nên đi làm các xét nghiệm phát hiện thai ngoài tử cung và điều trị, xử lý sớm với những cách sau đây:

1. Điều trị bằng thuốc

Khi phát hiện có thai ngoài tử cung sớm, chưa chảy máu, ống dẫn trứng chưa vỡ ra bạn sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc Methotrexate. 

Loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của phôi thai, gây sảy thai và được sử dụng bằng cách tiêm.

Thuốc chống chỉ định với những người có tiền sử bệnh gan, thận, máu, khối phôi thai ngoài tử cung > 3,5cm. 

Chỉ nên dùng thuốc khi đã xét nghiệm nồng độ hCG và được theo dõi huyết thanh tăng khoảng 35% trong 48 giờ.

Khi sử dụng thuốc nên tránh:

- Quan hệ tình dục

- Vận động nặng, quá sức

- Sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn tuyệt đối

- Uống rượu bia

- Ăn uống các thực phẩm giàu vitamin và chứa axit folic như: Các loại đậu, ngũ cốc, bánh mì, nước cam...

- Thuốc giảm đau và kháng viêm như ibuprofen, aspirin.

- Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Lưu ý: Cách điều trị bằng thuốc này chỉ được sử dụng dưới hướng dẫn, chỉ định điều của bác sĩ. Không tự điều trị bằng thuốc này tại nhà.

Thai ngoài tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất - 5

Phương pháp này sẽ được sử dụng bằng cách tiêm (Ảnh minh họa)

Ưu điểm:

- Không gây đau đớn

- An toàn, nhẹ nhàng

- Không gây tổn thương ống dẫn trứng

- Điều trị sớm.

- Chi phí điều trị thấp

Nhược điểm:

- Có thể gây các tác dụng phụ như: Chảy máu, chuột rút, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, tiêu chảy, chóng mặt.

- Kiêng có thai sau khi sử dụng thuốc ít nhất 6 tháng.

- Chỉ sử dụng khi ống dẫn trứng chưa vỡ.

2. Điều trị bằng phẫu thuật

2.1. Phẫu thuật mổ nội soi

Phương pháp này sẽ được tiến hành khi ống dẫn trứng chưa vỡ để loại bỏ phôi thai và xử lý triệt để các vấn đề do chảy máu và nồng độ hCG giảm.

2.2. Phẫu thuật khẩn cấp

Khi ống dẫn trứng đã vỡ, xuất huyết máu bà bầu được được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp để cầm máu. 

Trường hợp buồng trứng hoặc ống dẫn trứng bị tổn thương nặng cần phẫu thuật để cắt bỏ chúng để đảm bảo an toàn.

Ưu điểm:

- Tránh các rủi ro do có thai ngoài tử cung đưa tới như: Đau bụng dữ dội, sốc, tử vong.

- Xử lý nhanh gọn, an toàn.

- Là phương pháp tối ưu, tốt nhất cho phụ nữ chửa ngoài tử cung.

Nhược điểm: 

- Trường hợp vỡ vòi trứng phải cắt bỏ vòi trứng, buồng trứng gây nguy cơ vô sinh, khó có con.

- Chi phí điều trị cao.

- Nguy cơ tổn thương đến vòi trứng, buồng trứng cao.

- Cần có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe sau khi phẫu thuật ít nhất 1 tuần.

Sau khi phẫu thuật nên tránh làm gì?

- Quan hệ tình dục

- Kiêng có thai trong vòng 6 tháng

- Không vận động nặng

- Giữ tâm lý thoải mái, tích cực

- Sau khi phẫu thuật nếu gặp các triệu chứng bất thường sau bạn nên tới bệnh viện kiểm tra.

- Chảy máu âm đạo nhiều, liên tục

-  Sốt cao, co giật

- Sưng, phù nề vùng kín

- Nhiễm trùng vết mổ

Làm gì để ngăn ngừa nguy cơ thai ngoài tử cung lần 2?

Để giảm nguy cơ chửa ngoài tử cung, các chị em có thể áp dụng một số cách sau: 

- Bỏ thuốc lá.

- Khám phụ khoa thường xuyên và điều trị triệt để các bệnh phụ khoa trước khi mang thai.

- Kiêng có thai ít nhất sau 6 tháng kể từ ngày xử lý thai ngoài tử cung.

- Sử dụng bao cao su để giảm, ngăn chặn các bệnh lây qua đường tình dục.

Thai ngoài tử cung: Triệu chứng, nguyên nhân và cách xử lý an toàn nhất - 6

Khám phụ khoa theo định kỳ để phát hiện và điều trị các bệnh lý trước khi mang thai (Ảnh minh họa)

Giải đáp một số câu hỏi về mang thai ngoài tử cung

1. Thai ngoài tử cung que thử mấy vạch?

Khi có các dấu hiệu có thai mẹ thử que thử, que vẫn báo 2 vạch đậm như bình thường. Tuy nhiên thử nhiều lần nhưng que vẫn báo 2 vạch mờ thì bạn có nguy cơ đang chửa ngoài tử cung cao. Bạn nên tới bệnh viện làm các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất. 

2. Thai ngoài tử cung có giữ được không?

Có thai ở ngoài tử cung không thể giữ được, nguyên nhân thai làm tổ ở vị trí như: Ống dẫn trứng (chiếm hơn 90%), buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung… Khi thai nhi lớn, ống dẫn trứng giãn ra và sẽ tự vỡ khiến thai chết lưu, sảy thai thậm chí đe dọa tính mạng của mẹ rất cao.

3. Thai ngoài tử cung có sinh được không?

Thai phát triển bên ngoài tử cung thì không thể sinh được, đến một thời điểm nhất định khối thai sẽ tự tiêu đi hoặc vỡ ra. Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe, mẹ nên xử lý sớm.

4. Thai ngoài tử cung có đẩy vào được không?

Do tác động, sự ngăn chặn của vòi trứng và tử cung khiến trứng không vào được buồng trứng và làm tổ ở vòi trứng. Khi trứng đã thụ tinh bám, làm tổ ở ngoài tử cung thì rất khó, không thể đẩy vào tử cung được.

5. Thai ngoài tử cung siêu âm có thấy không?

Phương pháp siêu âm giúp bác sĩ phát hiện vị trí thai làm tổ, kích thước tử cung to hay nhỏ sau khi có thai. Khi biết mình có thai, mẹ nên đi khám thai thường xuyên để phát hiện sớm chửa ngoài tử cung và xử lý sớm, an toàn.

6. Thai ngoài tử cung mấy tuần thì vỡ?

Thời gian thai tự vỡ thì chưa thể xác định được chính xác tuần thai nào, điều này còn phụ thuộc vào vị trí thai làm tổ, kích thước, thể trạng từng bà bầu. 

Nếu thai làm tổ ở vòi trứng sẽ có thời gian vỡ nhanh hơn, kích thước nơi làm tổ hợp sẽ khiến thai vỡ nhanh hơn. 

7. Thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng?

Tùy cơ địa từng mẹ và khối thai sắp vỡ sẽ có dấu hiệu đau bụng lâm râm, dữ dội khác nhau. Tốt nhất khi thấy đau bụng mẹ nên đi tới bệnh viện thăm khám.

8. Khi nào thai ngoài tử cung tự tiêu?

Nếu thai nhi chưa to, chưa vỡ các mẹ có thể theo dõi sự thoái triển tự nhiên của thai nhi. Thời gian tự tiêu thai không xác định chính xác, tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ, một số trường hợp thai sẽ tự tiêu.

9. Thai ngoài tử cung phải làm sao?

Khi phát hiện chửa ngoài tử cung, mẹ cần tới bệnh viện thăm khám và lắng nghe tư vấn của bác sĩ về phác đồ điều trị, xử lý thai an toàn nhất. 

10. Có những cách xử lý thai ngoài tử cung nào?

Hiện nay, thai ngoài tử cung được xử lý theo 2 cách phổ biến và hiệu quả, an toàn cho bà bầu nhất là dùng thuốc và phẫu thuật. 2 cách này tốt nhất khi khối thai chưa vỡ. 

Có thai ngoài tử cung không thể giữ được, vì vậy các mẹ nên xử lý thai sớm để đảm bảo sức khỏe và có thể mang thai lại lần tiếp theo. Trường hợp mang thai này ảnh hưởng nhiều đến tâm lý bà bầu, gia đình, người thân cần hỗ trợ, quan tâm, chia sẻ nhiều hơn. 

Những dấu hiệu thai yếu mẹ bầu cần biết
Không phải bà bầu nào cũng may mắn có một thai kỳ khỏe mạnh đến ngày sinh. Chính vì thế khi có những thay đổi bất thường mẹ cần chủ động đi kiểm tra...

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thai ngoài tử cung