Không phải bà bầu nào cũng may mắn có một thai kỳ khỏe mạnh đến ngày sinh. Chính vì thế khi có những thay đổi bất thường mẹ cần chủ động đi kiểm tra và nghe tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn về những dấu hiệu thai yếu.
Dấu hiệu thai yếu
Bỗng nhiên thấy con ít đạp, các cơn gò ập tới kèm các biểu hiện buồn tiểu, ra máu… Đó rất có thể là những dấu hiệu thai yếu. Khi thấy có một vài trong số những dấu hiệu dưới đây, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.
1. Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt
Không ít bà bầu hay rơi vào tình trạng mệt mỏi do cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để nuôi thai nhi. Tuy nhiên, khi thấy mệt mỏi đi kèm các dấu hiệu như chóng mặt, hoa mắt thì cần phải lưu ý vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh huyết áp thấp thai kỳ. Nếu không may huyết áp có vấn đề bà bầu rất dễ bị mất nước, làm cho quá trình lưu thông máu vào bào thai bị chậm, đe dọa tính mạng thai nhi, lúc này mẹ bầu cần đi khám để được kiểm tra sức khỏe kịp thời.
2. Ra máu bất thường
Ở tam cá nguyệt đầu tiên, các bà mẹ thường thấy có dấu hiệu ra máu, khi đến bác sĩ thăm khám sẽ được cảnh báo nguy cơ động thai, sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Ở giai đoạn này, do bào thai làm tổ và chưa ổn định nên hay có dấu hiệu chảy máu.
Trong trường hợp máu ra ít thì không đáng lo ngại, mẹ bầu có thể nằm nghỉ ngơi và theo dõi tiếp. Nếu lượng máu ra ướt băng vệ sinh, kèm theo đau bụng, chóng mặt, buồn nôn… thì phải đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra. Những dấu hiệu này nếu không phát hiện và xử trí kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của mẹ và thai nhi.
Sốt cao trong thời gian mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng
3. Sốt cao
Sốt cao trong thời gian mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, cảnh báo các bệnh nhiễm trùng mà mẹ bầu mắc phải.
Đặc biệt, nếu mẹ bầu có triệu chứng sốt cao kèm theo các triệu chứng khác như phát ban, đau khớp… thì cần đi khám ngay, nguyên nhân có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… dẫn đến điếc bẩm sinh ở thai nhi.
4. Ngứa
Khi mang bầu phần lớn chị em đều bị rạn da và ngứa. Tuy nhiên khi thấy ở cả lòng bàn chân, lòng bàn tay đều bị ngứa. Đây có thể là biểu hiện của biến chứng nghiêm ứ mật dẫn đến tích tụ axit mật trong gan. Một biểu hiện khác của ứ mật là nước tiểu nhạt màu có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai lưu.
5. Chảy dịch âm đạo
Trong thai kỳ hiện tượng chảy dịch âm đạo không còn lạ với các bà bầu. Song nếu chảy dịch âm đạo cùng với dấu hiệu đau, máu kèm theo, ra nhiều không thể kiểm soát. Lúc này bà bầu cần tìm đến bác sĩ để được tư vấn, xử lý nếu cần thiết.
6. Bé ít đạp
Các mẹ thường căn cứ vào mức độ và những cử động của con để nhận biết tình trạng sức khỏe. Nếu một ngày mẹ cảm nhận thấy con ít đạp hoặc có sự thay đổi rõ rệt trong những cử động của bé thì mẹ nên gặp bác sĩ. Bởi khi con ít đạp rất có thể do dây rốn của thai nhi bị tổn thương.
Khi mang thai phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố, tăng lưu lượng máu làm cho vú bị căng cứng, sưng đau
7. Bất ngờ mất cảm giác ngứa căng vú
Khi mang thai phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố, tăng lưu lượng máu làm cho vú bị căng cứng, sưng đau. 3 tháng đầu núm vú của mẹ lớn dần lên, chuyển nàu nâu sẫm. Đi kèm với cảm giác ngứa da ngực và xuất hiện vết rạn trên ngực. Một ngày trong thai kỳ nếu mẹ bất ngờ thấy mất cảm giác căng tức vú thì có khả năng hoại tử villous đã xảy ra, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.
8. Ra sữa non sớm
Bà bầu thấy tiết sữa non sớm từ tháng thứ 5 của thai kỳ là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu mẹ tiết sữa non kèm theo triệu chứng đau bụng và chảy máu âm đạo thì mẹ nên thực hiện kiểm tra nội tiết để kiểm tra sức khỏe thai nhi. Tình trạng này sẽ liên quan tới sự phát triển bào thai và gây nguy cơ sẩy thai.
9. Đau đầu dữ dội
Mặc dù dấu hiệu này không phổ biến nhưng không có nghĩa là bà bầu được phép bỏ qua. Đau đầu dữ dội trong 3 tháng đầu thai kì là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm nguy cơ tiền sản giật do huyết áp quá cao.
Tiền sản giật là bệnh thai kỳ rất nguy hiểm. Phụ nữ mang thai bị tiền sản giật dễ bị co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não gây tử vong. Tiền sản giật nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật cũng có nguy cơ chậm phát triển hơn so với những bé khác.
10. Thay đổi cân nặng một cách bất thường
Mẹ bầu thay đổi cân nặng bất thường cũng có thể là dấu hiệu của thai yếu. Khi cân nặng bà bầu tăng lên quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ cũng biểu hiện thai đang bất ổn, tăng cân chậm có thể thai nhi suy dinh dưỡng và nếu tăng cân nhanh cần cảnh giác trước nguy cơ tiền sản giật.
11. Tiểu buốt, đau khi đi tiểu
Bà bầu đau khi đi tiểu hoặc có cảm giác tiểu buốt là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang. Sở dĩ mẹ bầu dễ mắc những bệnh này do mang thai bị thay đổi sinh lý và hoạt động của đường tiết niệu. Những chị em nào không may mắc phải hiện tượng này có thể sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non, lưu thai… Bà bầu cần giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn. Trong thực đơn hàng ngày mẹ bầu cần đảm bảo dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ giúp mẹ bầu tránh được các triệu chứng này.
12. Tiểu ít
Thông thường khi mang bầu cân nặng của em bé và nội tiết tố chèn lên bàng quang của mẹ làm cho bàng quang người mẹ căng cứng, cảm giác liên tục buồn tiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu đi tiểu ít hoặc thậm chí ngồi cả buổi mà không đi tiểu, khả năng mẹ bầu bị thiếu nước hoặc là dấu hiệu của chứng tiểu đường thai kỳ.
Tử cung mẹ cứng là hiện tượng hết sức nguy hiểm
13. Tử cung gò cứng
Tử cung mẹ cứng là hiện tượng hết sức nguy hiểm, nhất là khi mẹ bị đau kéo dài kèm theo thì chắc chắn thai phụ đã bị bong nhau non. Nhau bong non sẽ gây ra những ảnh hưởng cực nguy hiểm cho sự sống của thai nhi và có thể dẫn đến suy thai nhanh chóng.
14. Tự nhiên mất hết biểu hiện đang có thai
Đang mang thai nhưng với đầy đủ các dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, ốm nghén, ngực căng tức… bỗng đột nhiên không có cảm giác hoặc triệu chứng thay đổi trong người. Mẹ hãy hết sức lưu ý bởi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo thai nhi chết lưu.
Trường hợp này có thể xảy ra với những chị em lần đầu làm mẹ và chưa có nhiều kinh nghiệm. Bởi vậy, hãy lắng nghe cơ thể mình để nhận biết các dấu hiệu thai yếu. Kết hợp thăm khám đầy đủ để đảm bảo con yêu khỏe mạnh.