Con rể nghèo nhét tôm vào chai nhựa, mẹ vợ bĩu môi chê bủn xỉn rồi ngớ người khi nghe con gái nói

Minh Ngọc - Ngày 30/03/2023 11:51 AM (GMT+7)

Dù Tuấn làm điều gì tốt cho vợ thì bà Lan đều nghĩ đó là điều hiển nhiên, ai bắt anh là người khiến con gái bà khổ cơ chứ!

Mặc dù lấy Hương vì tình yêu nhưng Tuấn luôn cảm thấy cuộc sống đôi lúc rất ngột ngạt, khó thở. Lý do không phải đến từ vợ mà đến từ mẹ vợ của anh. Bà thường xoi mói và để ý con rể từng tí một. Nguyên do rất đơn giản, trước khi cưới, bà đã không thích anh. Theo bà, cuộc hôn nhân của con gái không hề môn đăng hậu đối. Nhà Tuấn nghèo lại không phải ở trong thành phố, trong khi con gái bà sống sung sướng từ nhỏ, chẳng mấy khi phải mó chân động tay vào việc gì.

Gia đình bà đã nhiều đời sống ở thành phố, tuy không quá giàu sang nhưng cũng chưa khi nào phải lo lắng đến ăn mặc. Hương từ nhỏ được mẹ chiều chuộng, nâng như nâng trứng. Chính vì thế, khi con gái quyết tâm lấy một chàng trai nghèo bà vô cũng ấm ức trong lòng. Mặc dù không nói thẳng ra nhưng bà luôn cảm thấy khó chịu với con rể. Trong thâm tâm bà luôn nghĩ Tuấn chính là nguyên nhân khiến con gái mình phải khổ.

Bà Lan luôn không hài lòng khi con gái lấy chồng nghèo. (Ảnh minh hoạ)

Bà Lan luôn không hài lòng khi con gái lấy chồng nghèo. (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên đó chỉ là góc nhìn của bà Lan. Thực tế, vợ chồng Tuấn và Hương không vất vả như bà nghĩ. Mặc dù con nhà nghèo nhưng Tuấn lại có năng lực nên ra trường mấy năm anh đã được lên chức trưởng phòng. Với đà này, chỉ vài gian tới anh có thể chuyển sang một công ty lớn hơn để làm việc và hứa hẹn tương lại sáng sửa. Còn Hương là nhân viên văn phòng bình thường xong thu nhập vẫn đủ chi tiêu. 

Chỉ có điều sau khi cưới nhau, hai vợ chồng Tuấn mua chung cư trả góp, vẫn còn nợ ngân hàng nên bà Lan cảm thấy xót xa cho con gái. Nếu lấy người có điều kiện thì hẳn cô đã có nhà to để ở, cần gì phải nợ nần như vậy. Hơn nữa, ngày ngày thấy con gái đi về phải cơm nước, mặc dù có con rể phụ song bà vẫn cảm thấy đau lòng. 

Chính vì thế, các buổi chiều, bà thường sang nhà Hương để đi chợ hoặc nấu cơm hộ con gái, nhân tiện soi mói thêm con rể, lại càng thấy anh không vừa mắt. Tuấn công việc bận lại mới lên chức nên hay phải về muộn. Bà càng cho rằng con rể lười biếng, bỏ việc cho con gái lo.

Thực ra, bất cứ khi nào rảnh rỗi anh đều phụ vợ việc nhà. Ăn cơm xong đều tự giác nhận dọn dẹp, rửa bát. Cuối tuần Tuấn cũng vào bếp thay vợ. Vì trước đây hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên những việc này anh đều thành thạo và cũng chẳng nề hà gì. Tuy nhiên nếu thấy cảnh anh chăm vợ, bà Lan lại nghĩ đó là điều hiển nhiên, ai bắt anh là người khiến con gái bà khổ cơ chứ! Mặc dù là người rộng lượng song Tuấn thỉnh thoảng vẫn cảm thấy ngột ngạt khi bị mẹ vợ để ý từng tí một như vậy. 

Cuối tuần vừa rồi được nghỉ, hai vợ chồng tuấn rủ nhau đi chợ. Lúc về xách theo nhiều thực phẩm tươi ngon, trong đó có cả tôm. Lúc sơ chế trước khi cho vào tủ lạnh bảo quản, bà Lan thấy con rể đi nhặt vài vỏ chai nước khoáng trong nhà, rửa sạch lại rồi nhét tôm vào trong sau đó đổ nước vào, cuối cùng đóng nắp và cất vào ngăn đá.

Con rể nghèo nhét tôm vào chai nhựa, mẹ vợ bĩu môi chê bủn xỉn rồi ngớ người khi nghe con gái nói - 2

Thấy vậy bà bĩu môi rồi nói nhỏ với con gái, "Sao thằng Tuấn nó bủn xỉn thế! Dạo này lương giảm hay sao mà không dám dùng túi đựng thức ăn hay hộp đựng thức ăn cất tôm. Đây nó lại dùng vỏ chai nhựa vứt đi để đựng tôm thế!"...

Bà định mỉa mai thêm về hoàn cảnh gia đình nhà chồng của con giá thì Hương đã ngắt lời.

"Đấy là mẹ không biết thôi, chứ giờ người ta hay dùng cách này để bảo quản tôm lắm. Bình thường mình hay cho tôm vào túi nilon rồi để trực tiếp vào tủ lạnh để đông đá. Nhưng làm như vậy, sau khi rã đông xong, thịt tôm sẽ rất gầy, mùi không ngon. Hơn nữa mùi tôm khi đông lạnh như vậy khiến tủ lạnh tanh, khó chịu, gây ảnh hưởng tới cả các thực phẩm khác mẹ. Anh Tuấn làm vậy là để bảo quản tôm tươi là cách ly tôm khỏi không khí, thêm nước vào chai chứa tôm tươi có thể đạt được hiệu quả. Tôm bảo quản cách này cũng sẽ không có mùi.

Với giờ người ta cũng kêu gọi tận dụng chai nhựa, hạn chế rác thải nhựa mà mẹ".

Nghe con gái giải thích bà Lan mới ngớ người. Hóa ra con rể cũng đảm đang, tháo vát. Dần dần, bà Lan cũng bình tâm suy nghĩ lại, bà thấy Tuấn đúng là con rể hiếm. Nhìn nhà hàng xóm, con gái lấy chồng giàu mà nay cãi nhau, mai dỗi bỏ về nhà bố mẹ bà càng thấy Tuấn vừa mắt hơn.

Chắc hẳn sau này khi nhìn thấy nhiều ưu điểm của Tuấn, bà Lan sẽ biết sự lựa chọn của Hương hoàn toàn đúng đắn và không hề sai lầm.

Dưới đây là cách bảo quản tôm như cách làm của Tuấn, các bạn có thể tham khảo:

Chuẩn bị: 

- Tôm tươi

- Vài vỏ chai nước khoáng

Cách làm:

- Rửa sạch tôm, để riêng.

- Rửa sạch các vỏ chai nước khoáng.

- Sau đó nhét từng con tôm vào các chai. Lưu ý, mỗi chai chỉ nên để đủ số lượng tôm cho một bữa ăn. Sau đó đổ nước vào đầy các chai rồi đậy nắp lại.

Con rể nghèo nhét tôm vào chai nhựa, mẹ vợ bĩu môi chê bủn xỉn rồi ngớ người khi nghe con gái nói - 3

Như vậy, để bảo quản tôm tươi là cách ly tôm khỏi không khí, thêm nước vào chai chứa tôm tươi có thể đạt được hiệu quả. Tôm bảo quản cách này cũng sẽ không có mùi.

Khi nào cần chế biến, lấy ra một chai trước khi ăn, tháo nắp chai, cho vào nước lạnh và nhanh chóng tách khối đá ra khỏi thân chai. Sau đó dùng dao hoặc kéo để cắt chai và lấy tôm ra là xong. 

Con rể nghèo nhét tôm vào chai nhựa, mẹ vợ bĩu môi chê bủn xỉn rồi ngớ người khi nghe con gái nói - 4

Cách này vô cùng đơn giản, dễ làm, vừa giúp tôm không có mùi lại giữ tôm tươi, để lâu vẫn ngon như mới.

Theo Minh Ngọc
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự góc bếp