Đây là kết qủa của nghiên cứu đến từ Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp Institute for Business Value (thuộc IBM) thực hiện năm 2021. Hơn thế, 62% người tiêu dùng cũng sẵn sàng thay đổi hành vi mua hàng để giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Tiêu dùng bền vững góp phần thay đổi môi trường tốt hơn
Chị L.T.T Mai (35 tuổi, TP.HCM) cho biết, trước đây, thỉnh thoảng mới mua các loại thực phẩm organic (hữu cơ) mặc dù hiểu rằng sản phẩm hữu cơ tốt hơn cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu hơn quá trình làm ra sản phẩm organic là trên cơ sở không tổn hại đến môi trường, thì đây trở thành một “ưu tiên” của chị khi mua sắm, cho dù sản phẩm này có giá đắt hơn. Chị Mai chia sẻ lý do vì chị nghĩ đó cũng là cách ủng hộ cho các sản phẩm, doanh nghiệp làm thêm nhiều sản phẩm tốt cho môi trường chung.
Người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm xanh, sạch, hạn chế tác động đến môi trường
Còn với giới trẻ, thay vì tiêu dùng kiểu “thời trang nhanh” (mua giá rẻ, thay đổi liên tục, loại bỏ nhiều), nhiều bạn đã chọn cách tái chế, tái sử dụng, thanh lý các quần áo, phụ kiện thời trang để hạn chế việc bỏ đi các trang phục cũ – một loại rác thải tác động tiêu cực đến môi trường.
Xu hướng này là một phần lý do khiến nhiều hãng thời trang lớn trên toàn cầu cũng đã thực hiện các chương trình như đổi cũ-lấy mới, hoặc nhận lại đồ cũ từ khách hàng để tái chế hoặc tái sử dụng, giúp kéo dài vòng đời của quần áo từ đó giảm thiểu lượng rác thải khổng lồ ra môi trường của ngành công nghiệp thời trang.
Tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững đã không còn là những khái niệm xa lạ, mà đang dần phổ biến hơn trong đời sống hàng ngày và càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn sau đại dịch toàn cầu - Covid-19. Khảo sát của Viện nghiên cứu Giá trị doanh nghiệp thuộc Tập đoàn IBM (IBM Institute for Business Value – IBV) vào năm 2021 đối với 14.000 người đến từ 9 quốc gia cho biết, 90% người được khảo sát trả lời rằng, Covid-19 đã làm thay đổi cách nhìn của họ về các vấn đề liên quan đến môi trường và tiêu dùng bền vững. Không chỉ vậy, người tiêu dùng còn có động thái quay lưng, “hạn chế” sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp gây ô nhiễm, sử dụng lãng phí tài nguyên hoặc sản phẩm có các tác động tiêu cực đến môi trường, cộng đồng.
Từ sản phẩm đến chuỗi sản xuất “xanh”
Nghiên cứu của Công ty Nielsen Việt Nam cho thấy các thương hiệu có cam kết “xanh” và “sạch” có mức tăng trưởng khá cao, khoảng 4%/năm. Chẳng hạn, đối với ngành hàng thực phẩm và nước giải khát, mức tăng trưởng nhanh hơn so với toàn thị trường từ 2,5-11,4%. Đồng thời, doanh số bán hàng của các thương hiệu cam kết ưu tiên tính bền vững tăng gấp 4 lần so với những đối thủ không có cam kết này.
Lấy đơn cử trong ngành sữa, ngành mà theo ông QU Dongyu, Tổng giám đốc Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) từng phát biểu là đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thực phẩm bền vững và có thể đóng góp trực tiếp lẫn gián tiếp cho tất cả mục tiêu về phát triển bền vững. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đã nhanh chóng đầu tư, chuyển dịch sản xuất, cung ứng hàng hóa theo tiêu chí xanh, sạch, minh bạch thông tin sản phẩm.
Ông Nguyễn Quang Trí – Giám đốc Điều hành Marketing của Vinamilk, một doanh nghiệp lớn của ngành, chia sẻ về một ví dụ là sản phẩm Sữa tươi Vinamilk Green Farm. Ra mắt thị trường ngay trong đỉnh dịch Covid-19 năm 2021, nhưng sản phẩm này vẫn nhận được sự đón nhận tích cực từ người tiêu dùng. Vinamik Green Farm được người tiêu dùng yêu thích và đánh giá cao không chỉ bởi chất lượng, hương vị thiên nhiên, thuần khiết mà còn bởi vì đây là một sản phẩm thân thiện môi trường, gần gũi với thiên nhiên.
Không chỉ qua sản phẩm, mà các yếu tố bền vững được đẩy mạnh trong cả quá trình sản xuất với Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm được Vinamilk xây dựng. Mô hình này gồm 3 trụ cột chính làm định hướng cho phát triển bền vững, bao gồm: Chọn lọc đầu vào kĩ lưỡng, Thực hành nông nghiệp tái tạo và Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào nông nghiệp bền vững.
Tại các nhà máy, sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm tiếp tục được đảm bảo yếu tố bền vững ở khâu sản xuất. Hệ thống xử lý chất thải hiện đại với 100% nước thải được xử lý đạt chuẩn trước khi ra môi trường. Hệ thống năng lượng xanh như Biomass, CNG, và năng lượng mặt trời được trang bị nhằm giảm phát thải carbon, nỗ lực hướng tới mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Vinamilk hiện có 03 trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm tại Tây Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi với hơn 20.000 bò sữa
Hàng năm công ty này sẽ có những thống kê, tính toán về tỷ lệ tiêu dùng các tài nguyên, năng lượng… hay phát thải trong sản xuất hoặc trên mỗi đơn vị sản phẩm để có lộ trình cụ thể thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Các nhà máy sản xuất sữa tươi Vinamilk Green Farm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường
Đại diện Vinamilk nhận định, xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai gần, khi mà thế hệ trẻ, genZ vốn có mức độ quan tâm cao về các vấn đề phát triển bền vững sẽ tham gia vào lực lượng tiêu dùng chính.
Chương trình đổi rác lấy quà do Vinamilk Green Farm đồng hành cùng cộng đồng dân cư Vinhomes để khuyến khích các thói quen tốt giúp bảo vệ môi trường
“Phát triển bền vững và xu hướng tiêu dùng sản phẩm “xanh” là đang là xu hướng phổ biến trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy này. Vinamilk không chỉ dừng lại ở câu chuyện trang trại sinh thái và sản phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm, chúng tôi còn đang thực hiện và tham gia các hoạt động nhằm tuyên truyền và lan tỏa về lối sống xanh, xây dựng ý thức và thói quen bảo vệ môi trường đến cộng đồng” – Ông Nguyễn Quang Trí chia sẻ tại Hội nghị sữa toàn cầu tại Pháp vừa qua.