Vỏ cà chua không nên ăn vì ngoài việc có thể chứa dư lượng thuốc trừ sâu, vỏ cà chua không thể tiêu hóa và gây chứng tức bụng. Vỏ khoai tây chứa nhiều glucozit, nếu ăn phải lượng lớn sẽ gây nhiễm độc mãn tính, làm giảm khả năng lọc độc và đề kháng của cơ thể…
Thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ NN-PTNT, cho hay, những loại củ, quả không nên ăn cả vỏ là cà chua, khoai lang, khoai tây.
Vỏ khoai lang, khoai tây chứa một số chất độc hại
Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, khoai lang, khoai tây đều là củ, thường ít các loại thuốc bảo vệ thực vật hơn rau ăn lá. Tuy nhiên, hai loại củ này tiếp xúc thường xuyên với đất, lớp biểu bì trực tiếp hút chất dinh dưỡng và không loại trừ cả những chất độc hại trong đất nếu có.
Gọt kỹ vỏ khoai tây còn giúp ngăn ngừa các chất bảo quản tồn dư
Vỏ khoai lang chứa nhiều kẽm nếu ăn nhiều sẽ gây rối loạn dạ dày, rối loạn chức năng gan thậm chí gây ngộ độc cho người ăn. Một số người chủ quan, khi ăn khoai lang hay ăn cả vỏ có thể dẫn đến triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và sốt. Tương tự với khoai tây, dù luộc hay chế biến cách khác cũng nên gọt sạch vỏ trước khi nấu.
Vỏ cà chua gây trướng bụng
Cà chua là một loại quả rất thông dụng, không chỉ được sử dụng trong chế biến nhiều món ăn và còn là một thứ quả bổ dưỡng khi xay ra làm thức uống. Khi làm sinh tố cà chua, các chị em đã có thói quen bỏ vỏ trước khi xay nhưng thông thường ít người cẩn thận bỏ vỏ cà chua trước khi nấu. Đây là thói quen không tốt bởi vỏ cà chua khi ăn vào ruột người không thể tiêu hóa được.
Quan trọng hơn khi cà chua chín, axit tannic có trong cà chua sẽ tập trung chủ yếu lên lớp vỏ. Axit này sau khi vào cơ thể sẽ phản ứng mạnh với protein trong các thực phẩm khác tạo ra chất kết tủa. Các chất kết tủa trong dạ dày là nguyên nhân gây các chứng tức bụng, trướng bụng, giảm cảm giác thèm ăn…
Chị em ít có thói quen gọt vỏ cà chua trước khi nấu
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng thực phẩm từ nguồn gốc thực vật, đặc biệt là các quả ăn trực tiếp, ông Nguyễn Xuân Hồng cho haychị em nên rửa sạch nhiều lần, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy. Chỉ cần rửa bằng nước sạch và kỳ cọ kỹ, không sử dụng xà phòng hay các loại nước tẩy rửa khác để rửa trái cây. Điều này không chỉ đúng với các loại trái cây trong nước, mà còn đối với các loại trái cây nhập khẩu bởi các chất bảo quản cũng độc hại không kém các chất bảo vệ thực vật. Các trái cây nhập khẩu và vận chuyển từ các vùng, nước khác về với quãng đường xa và thời gian lâu thường phải dùng một lượng hóa chất bảo quản nhất định để giữ độ tươi ngon.
Đối với những loại quả có vỏ chứa nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể nhưng lại nằm trong nhóm nguy cơ cảnh báo mất an toàn vệ sinh thực phẩm cao như nho thì tốt nhất chị em vẫn nên rửa sạch, bóc vỏ trước khi ăn để giảm thiểu tốt nhất các loại thuốc và chất bảo quản tồn dư trên vỏ quả.
Máy khử ozone không có tác dụng với thuốc bảo vệ thực vật Hiện nay thị trường có rao bán một số loại máy Ozone được quảng cáo là có khả năng phân hủy thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, hooc môn tăng trưởng…trên các loại quả và rau. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Xuân Hồng, các loại máy ozone chỉ có tác dụng lớn trong việc khử các loại vi sinh vật bám trên bề mặt các loại quả, rau. Còn đối với những loại thuốc bảo vệ thực vật thì loại máy này không có nhiều tác dụng, đặc biệt là đối với các loại quả, rau đã bị ngấm thuốc bảo vệ thực vật qua vỏ, máy khử ozone hầu như không có tác dụng. Do vậy, rửa sạch nhiều lần, gọt bỏ vỏ vẫn là cách tốt nhất để đảm bảo an toàn khi sử dụng các loại trái cây. |