Phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ kéo dài, chứng khoán tăng nhẹ nhưng thanh khoản vô cùng èo uột.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Giống như thường lệ, trước mỗi kỳ nghỉ lễ, thị trường chứng khoán thường chững lại vì nhiều nhà đầu tư nghỉ lễ sớm. Kỳ nghỉ kéo dài 5 ngày năm nay khiến giao dịch vô cùng ảm đạm ngay từ giờ mở cửa khi thanh khoản được đánh giá là rơi xuống mức báo động. Hết đợt 1, chỉ có 1.521.750 cổ phiếu, tương ứng 21,04 tỷ đồng được trao tay.
Cùng với sự ảm đạm về thanh khoản, các chỉ số cũng èo uột. Nhà đầu tư tham gia thị trường với tâm lý thận trọng. Tuy nhiên, do lực bán không quá mạnh nên áp lực tạm thời giảm sút. VN-Index có nhiều thời điểm tăng giá. Tới phiên chiều, đà tăng được củng cố hơn.
Đà tăng được củng cố hơn, dòng tiền chảy vào thị trường nhiều hơn phiên sáng nhưng vẫn đứng ở mức rất thấp. Đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, VN-Index tăng 4,9 điểm, tương ứng 0,85% và dừng ở mức 578 điểm. VN-Index vẫn chưa đạt được ngưỡng 580 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn thành phố Hồ Chí Minh đạt 50.435.143 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 917,117 tỷ đồng, giảm mạnh so với hôm qua và đứng ở mức rất thấp. Lâu lắm rồi thanh khoản trên sàn thành phố Hồ Chí Minh mới đạt dwois 1.000 tỷ đồng. Đây cũng là điều dễ hiểu vì nhiều nhà đầu tư tạm nghỉ giao dịch để nghỉ lễ. Tổng khối lượng giao dịch thỏa thuận là 4.493.253 cổ phiếu, tương ứng 175,09 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận có 106 mã tăng giá, 75 mã đứng giá và 89 mã giảm giá.
VN30-Index tăng chậm hơn VN-Index. Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/4, VN30-Index tăng 3,2 điểm, tương ứng 0,51% và dừng ở mức 632,1 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 14.988.010 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 371,489 tỷ đồng. Nhóm VN30-Index có 10 mã tăng giá, 12 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.
MSN là blue-chip hồi phục mạnh nhất khi tăng 2.500 đồng/CP lên 96.000 đồng/CP. Trong phiên có lúc MSN giảm xuống 93.000 đồng/CP. Các mã tăng nhẹ hơn là KDC tăng 1.500 đồng/CP lên 56.000 đồng/CP, PVD tăng 1.000 đồng/CP lên 85.000 đồng/CP, CII tăng 400 đồng/CP lên 27.300 đồng/CP, HPG tăng 400 đồng/CP lên 49.700 đồng/CP, IJC tăng 400 đồng/CP lên 12.400 đồng/CP,…
Ở chiều ngược lại, các blue-chip suy giảm rất nhẹ. PGD mất mát nhiều nhất cũng giảm giảm 500 đồng/CP xuống 44.900 đồng/CP, VIC giảm 500 đồng/CP xuống 65.000 đồng/CP, HSG giảm 400 đồng/CP xuống 49.600 đồng/CP, BVH giảm 400 đồng/CP xuống 36.700 đồng/CP, DPM giảm 100 đồng/CP xuống 34.600 đồng/CP,…
Thị trường tăng điểm nhưng số mã giảm sàn xuất hiện khá nhiều trên bảng giao dịch điện tử. AVF giảm 400 đồng/CP xuống 5.800 đồng/CP, CCL giảm 300 đồng/CP xuống 5.100 đồng/CP, CLP giảm 200 đồng/CP xuống 3.300 đồng/CP, FDG giảm 100 đồng/CP xuống 2.000 đồng/CP.
Sàn Hà Nội
Sàn Hà Nội tăng chậm hơn hơn sàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết thúc phiên giao dịch 29/4, HNX-Index tăng 0,23 điểm, tương ứng 0,29% và đóng cửa ở mức 79,88 điểm. Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 31.720.743 cổ phiếu, tương ứng 318,845 tỷ đồng, giảm nhẹ so với hôm qua và đứng ở mức rất thấp.
Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 2.843.872 cổ phiếu, tương ứng 28,55 tỷ đồng. Toàn sàn ghi nhận 86 mã tăng giá, 78 mã đứng giá và 101 mã giảm giá.Chốt phiên ngày 29/4, HNX30-Index tăng 0,79 điểm, tương ứng 0,5% và đóng cửa ở mức 160,46 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 13.998.200 cổ phiếu, tương ứng 160,980 tỷ đồng. Trong nhóm có 15 mã tăng giá, 7 mã đứng giá và 8 mã giảm giá.
Blue-chip trên sàn Hà Nội có tốc độ thay đổi rất chậm chạp. ICG rơi mạnh nhất cũng chỉ giảm 300 đồng/CP xuống 8.300 đồng/CP. Các mã đi xuống còn lại cũng mất mát ít. BCC giảm 100 đồng/CP xuống 6.700 đồng/CP, EID giảm 200 đồng/CP xuống 11.900 đồng/CP, BVS giảm 100 đồng/CP xuống 13.200 đồng/CP, KLS giảm 100 đồng/CP xuống 11.800 đồng/CP, SCR giảm 200 đồng/CP xuống 9.100 đồng/CP.
NTP tăng mạnh nhất cũng chỉ tăng 1.000 đồng/CP lên 73.000 đồng/CP. VCG tăng 500 đồng/CP lên 14.000 đồng/CP, DBC tăng 300 đồng/CP lên 22.200 đồng/CP, AAA tăng 200 đồng/CP lên 19.600 đồng/CP, PVC tăng 200 đồng/CP lên 16.000 đồng/CP, SD6 tăng 200 đồng/CP lên 14.500 đồng/CP, SHS tăng 200 đồng/CP lên 10.000 đồng/CP.
Hôm nay, rất nhiều mã không có giao dịch. Một số mã có thể kể đến như DAC, DAD, DHT,…