Người vợ đòi ly hôn vì chồng mỗi năm chỉ đưa cho chị 10 triệu để chi trả tiền thuốc men.
Tài chính, tiền bạc là một vấn đề lớn trong hôn nhân. Nếu vợ chồng không thể thống nhất được với nhau trong vấn đề tiền bạc thì sớm muộn gì cả hai cũng nảy sinh mâu thuẫn, thậm chí là đường ai nấy đi.
Ngày 24/10, tòa án thành phố Đặng Châu, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã hòa giải thành công vụ tranh chấp phân chia tài sản của một cặp vợ chồng, thu hút sự bàn luận sôi nổi của cư dân mạng. Cụ thể người vợ họ Lý nói rằng, chồng chị là một người đàn ông keo kiệt, bủn xỉn, mùa hè nóng nực cũng không cho chị bật điều hòa vì sợ tốn tiền điện.
Người vợ đòi ly hôn vì chồng mỗi năm chỉ đưa cho chị 10 triệu để chi trả tiền thuốc men. (Ảnh minh họa)
Sức khỏe của chị vốn không tốn nên chị phải chi rất nhiều tiền, vậy mà mà mỗi năm chồng chỉ đưa cho chị 3.000 tệ (hơn 10 triệu đồng). Số tiền này để chị điều trị bệnh, thuốc men hàng ngày còn không đủ.
Anh chị có một mặt bằng cho thuê, là tài sản chung của hai vợ chồng. Vì vậy chị yêu cầu chồng đưa cho mình một nửa phí thuê mặt bằng, tức 30.000 tệ/năm (khoảng 103 triệu đồng).
Về vấn đề này, anh Vương – chồng của chị Lý cho biết, trong nhà anh là người quản lý tiền bạc. Anh cũng không hề tiêu xài hoang phí cho bản thân mình. Mỗi năm anh đưa cho vợ khoảng 10 triệu đồng để vợ tự chi trả tiền thuốc men, phần thu nhập còn lại là để trang trải chi phí sinh hoạt trong nhà và dành dụm lo cho con cái.
Con trai kinh doanh thất bại, nợ nần chồng chất nên anh phải giúp con trả nợ. Trong khi đó gia đình con gái cũng khó khăn, cần phải giúp đỡ. Vì vợ không biết cách quản lý tiền bạc nên anh không đưa tiền cho vợ cầm, còn mọi thứ đều được anh tính toán cẩn thận, rõ ràng chứ không phải là anh keo kiệt.
Người chồng cho biết vợ mình không biết cách quản lý tài chính nên anh mới không đưa tiền cho vợ giữ. (Ảnh minh họa)
Khi hai vợ chồng nói rõ với nhau và nhờ sự hòa giải của tòa án, anh Vương và chị Lý cuối cùng cũng làm lành. Chị Lý không đòi chồng phải đưa thêm tiền cho mình nữa, vì chị không có khả năng kiểm soát chi tiêu, cầm tiền sớm muộn cũng tiêu hết nên lại để chồng làm “tay hòm chìa khóa”.
Nhiều người cho rằng trong nhà người cầm tiền phải là vợ, vì phái nữ được cho là tỉ mỉ, cận thẩn và biết cách quản lý chi tiêu hơn. Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng vậy. Cho nên, “tay hòm chìa khóa” trong nhà không cứ nhất nhất là người vợ, tốt hơn hết ai là người giỏi quản lý tiền bạc thì người đó nên giữ tiền.
Thế nhưng đó là tiền của hai vợ chồng thì khi tiêu pha cái gì, người đó nên bàn bạc, hỏi ý kiến của nửa kia trước chứ đừng tự mình quyết định. Nếu không người bạn đời sẽ cảm thấy không được tôn trọng, lâu dần cả hai sẽ xảy ra cãi vã, xung đột.
5 nguyên tắc tài chính để hôn nhân hạnh phúc - Công khai tài chính với người bạn đời, bao gồm tiền lương, thẻ ghi nợ, các khoản tiền cho vay hay bất cứ điều gì có thể ảnh hưởng đến tương lai tài chính của cả hai vợ chồng. - Thống nhất việc tiền có nên quy về một mối hay tiền ai người nấy cầm. Nếu quy về một mối thì ai là người giữ, nếu tiền ai người nấy cầm thì cả hai cần đóng góp chung như thế nào. - Cùng dành dụm cho những việc lớn như mua nhà, mua xe, chăm sóc con cái. - Chi tiêu dưới khả năng có thể chi trả. - Cần có khoản dự phòng, phòng trường hợp khẩn cấp. |