Người vợ trách chồng quá vô tâm, lương cao nhưng không đưa cho chị một xu, nhưng thực tế thì thế nào?
Nhiều người đàn ông sẽ đưa tiền lương cho vợ, một mặt đây là biểu hiện của sự tin tưởng đối với vợ, mặt khác, đa số phụ nữ thường cẩn thận và tiết kiệm hơn, giỏi quản lý tiền bạc hơn nên thường làm tay hòm chìa khóa trong nhà. Nhưng trên thực tế, có nhiều anh chồng không bao giờ nộp lương của mình cho vợ, có thể vì không tin tưởng vợ hoặc có thể vì vợ không giỏi quản lý tiền bạc, sợ vợ cầm tiền lại phung phí, và anh Vương (sống tại Trung Quốc) là một ví dụ điển hình.
Anh Vương và chị Hạ quen nhau qua mạng, cả hai có cùng sở thích nên nói chuyện rất hợp ý nhau. Sau vài lần hẹn hò, cả hai kết hôn.
Anh Vương cho biết anh và vợ quen nhau qua mạng.
Sau khi kết hôn, anh Vương mới nhận thấy vợ mình có nhiều vấn đề, bởi chị muốn trở thành một người vợ toàn thời gian và sống một cuộc sống thoải mái. Chị nói: "Phụ nữ nên được đàn ông nuôi. Người ta nói rằng ‘đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm’. Người chồng có trách nhiệm kiếm tiền và chu cấp cho gia đình, còn người vợ có trách nhiệm làm đẹp cho họ. Em muốn sống một cuộc sống thế này”.
Chán nản với quan niệm của vợ, nhưng vì đã là vợ chồng nên anh Vương đành chiều theo ý vợ. Anh làm việc trong một nhà máy, hàng ngày đi làm rất vất vả, còn vợ ở nhà không làm việc gì, không giặt giũ, nấu nướng, cũng chẳng chịu dọn dẹp nhà cửa.
Anh Vương sau khi tan làm vẫn phải làm việc nhà. Thời gian trôi qua, sự oán giận của anh ngày càng lớn, anh phàn nàn với vợ nhiều hơn, cứ ba ngày lại cãi nhau một lần.
Sau khi kết hôn, anh đi làm còn vợ ở nhà, nhưng việc nhà cũng chẳng làm.
Sau khi chị Hạ sinh xong, tình hình càng trở nên tồi tệ, chị không làm việc nhà, thậm chí còn không quan tâm đến con cái nên anh Vương rất khó chịu, hai vợ chồng cãi nhau nhiều hơn.
Cách đây một thời gian, khi anh Vương đi làm về, thấy nhà cửa bừa bộn, vì đang mệt trong người nên anh nhờ vợ dọn dẹp, nhưng chị lại nằm chơi điện thoại. Khi bị chồng càm ràm, chị lại tức giận nói: "Để tôi dọn. Anh đưa tôi 10.000 tệ (khoảng 33 triệu) tiền công dọn nhà đi”.
Tức giận, người chồng tát vợ 2 cái. Bị chồng đánh, chị Hạ nước mắt giàn giụa chạy về nhà mẹ đẻ, trước khi đi còn thẳng thừng tuyên bố ly hôn: “Bốn năm qua, anh chưa cho tôi nổi 1 ngày hạnh phúc. Tôi chịu đủ cuộc sống như thế này rồi, ly hôn đi”.
Vài ngày sau, anh Vương đến gặp vợ giảng hòa. Người vợ tiếp tục phàn nàn: “Anh quá keo kiệt, lương tháng hơn 17.000 tệ (khoảng 56 triệu đồng) nhưng không đưa cho tôi một xu. Anh còn bắt tôi làm việc này việc nọ mỗi ngày, anh thật vô tâm”.
Người vợ trách móc chồng vô tâm vì suốt 4 năm qua không đưa tiền cho mình.
“Cô không xứng nhận được số tiền đó”, anh Vương tức giận hét lên. Song khi lấy lại bình tĩnh, anh dịu giọng nói với vợ: “Nếu em có thể ra ngoài làm việc, anh hứa sau này sẽ đưa hết tiền lương cho em, nếu không chúng ta sẽ ly hôn!”.
Chị Hạ không đồng ý đi làm, chị cũng không muốn ly hôn. Hai bên không đạt được thỏa thuận nên cuối cùng đã đường ai nấy đi.
Sau khi kết hôn, phụ nữ vẫn nên độc lập về kinh tế lẫn tinh thần. Phụ nữ nên có nguồn thu nhập của riêng mình, không nên dựa dẫm vào đàn ông để tồn tại, nếu không dễ mâu thuẫn với chồng vì vấn đề tiền bạc, hoặc đến khi ly hôn sẽ rơi vào thế bị động khi không có tiền trong tay.
Hơn nữa, một gia đình cần có sự chung tay góp sức của cả vợ chồng, hai người cần phải cùng nhau cố gắng, chia sẻ mọi việc với nhau từ kinh tế đến việc nhà, chăm sóc con cái. Nếu chỉ có một người vun đắp thì sẽ làm mất đi sự cân bằng trong hôn nhân và đến một thời điểm nào đó, điều này sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, thậm chí ly hôn.