Căn nhà rộng 300m2 nằm trong khuôn viên đất rộng 3.000m2 ở phố Hoàng Diệu (Hà Nội) hiện là nơi con cháu của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô sinh sống.
Căn biệt thự trên phố Hoàng Diệu (Ba Đình, Hà Nội) hiện là nơi con cháu của cụ Hoàng Thị Minh Hồ - vợ nhà tư sản Trịnh Văn Bô sinh sống.
Mới đây cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ đã qua đời tại đây, thượng thọ 104 tuổi - người đã từng hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng vào năm 1945.
Căn nhà đã phủ màu rêu phong, có tuổi đời trăm năm tuổi. Xung quanh căn biệt thự cây cối phủ xanh.
Dọc lối vào ngôi là hình ảnh xưa cũ theo thời gian, khuôn viên sân vườn bao quanh biệt thự.
Phía cuối khuôn viên là nhà để gara ô tô.
Bên trái lối vào là một căn nhà cấp 4 bỏ hoang.
Cây cối um tùm, phủ kín gần gần hết sân vườn.
Ông Trịnh Cần Chính - người con trai thứ 6 của cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ và cụ ông Trịnh Văn Bô cho biết, cụ Minh Hồ có 7 người con nhưng hiện tại chỉ có gia đình ông Trịnh Cần Chính và gia đình người anh trai Trịnh Kiến Quốc cùng sống trong ngôi biệt thự.
Gỗ gắn ở thành cầu thang đã mục.
Từ bậc cầu thang lên vào nhà được thiết kế và trang trí đơn giản.
Toàn bộ sàn nhà bằng gỗ lim đen bóng. Ông Chính cho biết, vợ chồng ông chuyển về đây từ năm 2003 cùng cụ bà. Suốt 14 năm sống tại đây, ông luôn tâm niệm là mình phải có ý thức giữ gìn và bảo tồn căn nhà khang trang, sạch đẹp.
Cả ngôi nhà cùng khuôn viên đất có tổng diện tích gần 3.000 m2, trong đó riêng căn biệt thự rộng 3.000m2 được bố mẹ ông mua của một đôi vợ chồng người Pháp từ năm 1942.
Những góc nhà treo hình ảnh cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ và cụ ông Trịnh Văn Bô.
Chiếc giường, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ ngơi trong những ngày lưu lại và làm việc tại số nhà 48 Hàng Ngang được gia đình gìn giữ.
Cầu thang bên trong biệt thự bằng gỗ lim đen bóng. Căn biệt thự cổ có kiến trúc khá độc đáo với thiết kế 3 tầng, nhưng tầng 1 lại có chiều cao rất khiêm tốn.
Ông Chính cho biết, trước đây gia đình ông ở căn nhà số 48 Hàng Ngang, không gian cũng rất rộng rãi, thoải mái. Đây cũng là nơi gia đình kinh doanh cửa hàng lụa Phúc Lợi. Việc bố mẹ ông chọn mua căn biệt thự 34 Hoàng Diệu là có căn nguyên cụ thể.
"Thời đó, cặp vợ chồng người Pháp không có con nên khi biết tin họ có ý định bán căn nhà để vào Đà Lạt sinh sống nên bố mẹ tôi đã sang xem thử và trong vòng 30 phút bố mẹ tôi rất ưng ý mua với giá gần 300.000 đồng tiền Đông Dương. Khi đó tiền Đông Dương còn có giá hơn cả đồng đô la”, ông Chính kể lại.
"Thời đó không đủ tiền để mua lại ngôi nhà này nên bố mẹ tôi đã vay cả tiền của Ngân hàng Đông Dương để mua cho kỳ được”, ông Chính cho biết.
Người con trai thứ 6 này cũng cho biết, bố mẹ ông đều đã mất, giờ đây nguyện vọng chung của cả gia đình là mong muốn ngôi biệt thự được giữ vững và bảo tồn, vì đây cũng là nơi cất giữ rất nhiều kỷ niệm của bố mẹ ông.