Cây Tuyết Tùng - Ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách chăm sóc

Nhật Linh - Ngày 20/12/2020 10:32 AM (GMT+7)

Cây Tuyết Tùng là một trong số những loại cây phong thủy để bàn rất được ưa thích bởi những ý nghĩa trong phong thủy, công dụng và vẻ đẹp mộc mạc mà cây mang lại. Liệu bạn đã biết cách chăm sóc cây Tuyết Tùng đúng cách giúp cây không bị khô héo hay chưa?

Một số thông tin, đặc điểm của cây Tuyết Tùng

Cây Tuyết Tùng có tên khoa học là Cedrus, thuộc chi Thông Tuyết (Hương Bách), là loài thực vật có lá kim thuộc bộ nhà Thông. Cây Tuyết Tùng vốn có nguồn gốc từ vùng núi Himalaya và một phần của khu vực Địa Trung Hải, thường sinh trưởng tại những nơi có độ cao từ 1500m trở lên so với mực nước biển.

Cây Tuyết Tùng - Ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách chăm sóc - 1

Hình ảnh cây Tuyết Tùng

Cây Tuyết Tùng là cây thân gỗ, chiều cao thân có thể lên đến từ 30-50m. Tuy nhiên với những loại cây dùng để làm cảnh thì chỉ cao tầm 20-30cm mà thôi. Cây Tuyết Tùng để bàn có lá dạng hình kim, dài trung bình từ 5-8cm và mọc xếp với nhau thành dạng hơi xoắn ốc. Lá có thể có màu xanh đậm hoặc xanh nhạt tùy thuộc vào mật độ lớp sáp đang bám ở trên cây.

Cây Tuyết Tùng có ra quả, quả của cây có chiều dài trung bình khoảng 5-12cm, có dạng hình thùng, khi chín thì quả sẽ có màu nâu và tỏa ra vị hăng đặc trưng của họ nhà cây Thông. Tuy nhiên với loại cây cảnh để bàn có kích thước nhỏ thì sẽ không có quả, thay vào đó lá sẽ phát triển ồ ạt và tỏa ra mùi hương nhẹ.

Ý nghĩa cây Tuyết Tùng trong phong thủy

Cây Tuyết Tùng mang ý nghĩa trường tồn, bền bỉ với thời gian cho nên thường được dùng làm quà mừng thọ, sinh nhật hoặc những dịp đặc biệt. Nhiều người còn tin rằng, khi nằm mơ thấy có cây Tuyết Tùng thì nhất định họ sẽ sắp sửa gặp được những điều may mắn bất ngờ. Cây sẽ giúp cho gia chủ luôn được may mắn, bình an và giữ gìn tài lộc không bị thất thoát.

Trong phong thủy, cây Tuyết Tùng để bàn có khả năng xua tan chướng khí, tà khí và mang lại không khí trong lành, mát mẻ cho không gian xung quanh. Ngoài ra, vẻ ngoài chắc chắn và cứng cáp của cây còn đại diện cho đức tính ngay thẳng, chính trực của người quân tử, luôn không chịu khuất phục dù cho có gặp khó khăn đi chăng nữa.

Cây Tuyết Tùng - Ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách chăm sóc - 2

Cây Tuyết Tùng có nhiều giá trị trong phong thủy

Cuối cùng, cây Tuyết Tùng còn được xem như là nơi trú ngụ của thần linh, là cầu nối nơi âm dương, giúp các thành viên trong gia đình có thể kết nối được với các bậc sinh thành, tổ tiên trong quá khứ của mình.

Cây Tuyết Tùng hợp mệnh gì, hợp tuổi gì?

Cây Tuyết Tùng cùng họ Thông với các loại cây Tùng khác như cây Tùng thơm, Tùng La Hán,... Do đó đây là loài cây phù hợp để trồng nhất đối với những người mang mệnh Kim, đặc biệt là tuổi Thân. Những người mang mệnh Kim khi trồng cây Tuyết Tùng sẽ giúp họ gặp nhiều may mắn và thuận lợi trên con đường sự nghiệp, tình duyên.

Công dụng của cây Tuyết Tùng trong đời sống

Ngoài khả năng thanh lọc, làm sạch không khí khu vực xung quanh nơi đặt cây, cây Tuyết Tùng còn có một vài công dụng đáng chú ý trong y học mà bạn không nên bỏ qua:

- Tinh dầu từ cây Tuyết Tùng có khả năng xua tan căng thẳng, giảm stress vô cùng hiệu quả. Từ đó khiến bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, tràn đầy tự tin và năng lượng.

- Ngoài ra tinh dầu của cây Tuyết Tùng còn có thể được sử dụng để làm thuốc bôi ngoài da, giúp phòng ngừa các bệnh viêm da, vảy nến, nấm da,...Ngoài ra còn giúp xua đuổi côn trùng có hại, khiến làn da thêm trẻ trung và khỏe mạnh hơn.

- Tinh dầu của cây Tuyết Tùng có đặc tính sát khuẩn và kháng viêm cao, do đó chúng thường được sử dụng để điều trị các chứng bệnh viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang,... Hơn nữa tinh dầu này còn có thể trị ho, đau nhức xương khớp, viêm phế quản vô cùng hiệu quả.

Cây Tuyết Tùng - Ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách chăm sóc - 3

Tinh dầu từ cây Tuyết Tùng tốt cho sức khỏe con người

Cách trồng và chăm sóc cây Tuyết Tùng đúng cách

1. Chọn đất trồng

Hãy lựa chọn những loại đất có khả năng thông thoáng và thoát nước tốt, bởi rễ cây Tuyết Tùng để bàn khá yếu và không có khả năng chịu được úng ngập. Bạn có thể lựa chọn đất mùn có độ pH cao để đạt độ kiềm ổn định sẽ tốt cho sự phát triển của cây.

2. Nhiệt độ

Vì là cây cảnh để bàn cho nên cây Tuyết Tùng thích nghi tốt với khí hậu mát mẻ, ấm áp của nhiệt độ phòng. Tuy nhiên bạn nên thỉnh thoảng cho cây ra ngoài nắng sẽ tốt cho quá trình quang hợp và làm cây thêm xanh tốt hơn.

Cây Tuyết Tùng - Ý nghĩa phong thủy, công dụng và cách chăm sóc - 4

Cây Tuyết Tùng nên đặt ngoài nắng để cành lá có thể xanh tốt hơn

3. Nước tưới

Do cây Tuyết Tùng không chịu được ngập úng cho nên bạn chỉ được phép tưới đủ để cho đất ẩm, không được tưới đẫm bởi có thể khiến chết cây. Nếu bạn đặt chậu cây thường xuyên ở bên ngoài trời hoặc trong vườn, hãy đảm bảo tưới đủ ít nhất 2-3 lần/tuần để tránh mất hết nước trong đất.

4. Ánh sáng

Cây Tuyết Tùng rất cần ánh sáng để có thể phát triển cành lá tốt hơn. Do đó dù có đặt cây ở đâu đi nữa, bạn cũng nên đặt chúng tại những nơi ánh sáng có thể chiếu đến để giúp cây sinh trưởng.

Hoa Mai xanh - Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây mau ra hoa
Cây hoa Mai xanh là giống cây khá độc đáo và đẹp mắt, đặc biệt rất dễ trồng và chăm sóc, có thể tô điểm cho khu vườn nhà bạn thêm rực rỡ.

Nhật Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây cảnh độc đáo