Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này

Việt Quất - Ngày 05/10/2021 09:59 AM (GMT+7)

Mặc dù sở hữu thân hình nhỏ xinh, nhưng chim Gõ kiến lại có những cú mổ cực kỳ uy lực và tốc độ, đục thủng thân cây để bắt con mồi.

Thông tin nguồn gốc của chim Gõ kiến

Chim Gõ kiến tên tiếng Anh là Woodpeckers thuộc họ Gõ kiến với tên khoa học là Picidae. Là một trong số 8 họ chim thuộc bộ Gõ kiến với 82 chi và 446 loài. Chúng phân bổ khắp nơi trên thế giới, ngoại trừ Australia, New Zealand, Madagascar, và rất hiếm ở các vùng cực.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 1

Đặc điểm ngoại hình của chim Gõ Kiến

Các đặc điểm hình thái điển hình của loài chim này bao gồm mỏ thẳng, chân ngắn và bàn chân khỏe để leo trèo và lông đuôi cứng. Chúng có một chiếc lưỡi rất dài, thích nghi với thói quen kiếm ăn của chúng.

Chân ngắn, bàn chân khỏe và lông đuôi cứng cho phép chim leo theo chiều dọc và ngang dọc theo thân cây và cành cây. Đuôi ngắn, duỗi thẳng và hơi nhọn ở ngọn.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 2

Chúng có bộ lông mềm, màu sắc thường từ nâu đen đến lục với các mảng lông màu đen, đốm, đầu có vệt màu cam hoặc đỏ ở con đực và con cái có màu nhạt hơn, tạo nên sự khác biệt giữa hai giới.

Kích thước

Chim gõ kiến ​​có nhiều loại, từ những con chim nhỏ có chiều dài không quá 7 cm và nặng 7g đến những con chim gõ kiến ​​lớn có thể dài hơn 50cm.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 3

Cấu tạo đặc biệt của chim Gõ kiến

Theo như nghiên cứu của giáo sư thuộc trường Đại học California Davis. Chim gõ kiến đã gõ vào bề mặt cứng đến 20 lần một giây với lực gấp 1.200 lần trọng lực mà không chịu bất kỳ chấn động nào, các bộ phận như võng mạc, não bộ cũng không hề gặp vấn đề tổn thương nào. Các mô phỏng trên máy tính đã chỉ ra rằng 99,7% các lực xung nhịp được tạo ra khi mổ sẽ được phân bổ khắp cơ thể và truyền xuống thân cây.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 4

- Mỏ: Chiếc mỏ thẳng và nhọn, rất cứng và chắc chắn, giống như cái đục được tạo ra để đào lỗ trên thân cây. Mỏ gồm ba lớp: Một lớp vỏ bên ngoài được gọi là rhampho theca, được tạo thành từ các protein keratin, lớp bên trong có một khoang lớn được hình thành từ collagen khoáng hóa sợi, một lớp giữa làm bằng xương xốp kết nối hai lớp khác.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 5

- Hộp sọ: Để tránh khỏi những tác động cực mạnh từ những cú gõ trời giáng thì một phần nghìn giây trước khi thực hiện cú gõ, xương chịu nén của hộp sọ hợp lại, những khối cơ dày đặc trong cổ chim co lại, mí mắt thì nhắm chặt làm cho một phần lực được giải tỏa xuống cơ ở cổ góp phần bảo vệ hộp sọ không bị tổn thương. Vết mổ cũng làm cho hộp sọ của chim gõ kiến ​​nóng lên, đó là một phần lý do tại sao chúng thường mổ từng đợt ngắn rồi lại ngừng nghỉ, giúp đầu có thời gian làm mát.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 6

- Não bộ: Não của chim Gõ kiến tương đối nhỏ và mịn, khoang dưới màng cứng hẹp, dịch não tủy ít, nằm cố định ở trong hộp sọ giúp giảm những tác động lực làm tổn thương khi chúng bổ mạnh và liên tiếp vào thân cây.

- Mí mắt: Mí mắt nhắm chặt giúp chim gõ kiến bảo vệ mắt khỏi bị các mảnh gỗ bắn vào và giữ con ngươi được cố định - tránh trường hợp lực tác động mạnh có thể làm văng hoặc lệch con ngươi.

- Lưỡi: Chiếc lưỡi dài và dính cho phép thăm dò sâu trong các kẽ hở của vỏ cây, để tiếp cận con mồi là động vật không xương sống và các ấu trùng ẩn náu sâu bên trong. Ngoài ra, lưỡi cũng chính là bộ đệm giảm lực tác động lên não của chúng.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 7

- Chân: Đôi chân chắc khỏe, chân của loài chim này có 4 ngón, mọc theo kiểu zygodactyl, hai ngón chân hướng về phía trước và hai ngón hướng về phía sau giúp khả năng bám chặt hơn trên cành cây, giữ cố định cơ thể để truyền xung lực khi gõ.

Môi trường sống của chim Gõ kiến

Chim gõ kiến là loài chính sống đơn độc hoặc theo từng cặp. Hầu hết chim gõ kiến sống trong rừng hoặc các khu vực nhiều cây cối, riêng một số loài sống trên các triền đồi nhiều đá hoặc trên sa mạc.

Phần lớn loài chim Gõ kiến được tìm thấy ở Nam Mỹ, nhưng một loài xuất hiện ở Châu Phi, phía nam Sahara, và một số loài khác được tìm thấy ở Đông Nam Á đến Java và Sumatra.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 8

Chúng chủ yếu làm tổ trong các lỗ mà chúng đục trên thân cây, sau đó chính các lỗ mà chúng đục này được các loài chim khác tận dụng để làm tổ. Đôi khi chúng xung đột với con người khi đục lỗ trong các tòa nhà hoặc ăn các loại cây ăn quả, nhưng lợi ích mà chúng đem lại lớn hơn so với việc chúng làm là bắt những côn trùng gây hại cho cây.

Một số loài thích nghi với việc kiếm ăn trên mặt đất, và một số rất nhỏ đã không còn làm tổ trên thân cây mà chuyển xuống làm tổ trong các lỗ trên mặt đất.

Vào mùa xuân, chim gõ kiến thường mổ vào các thân cây khô rỗng để tạo ra những tiếng kêu lớn để đánh dấu lãnh thổ. Chim đực thường gõ nhiều hơn chim cái.

Tập tính sinh sản

Khi tán tỉnh bạn tình, chim gõ kiến thực hiện nhiều hơn 12.000 cú gõ một ngàу. Cả chim gõ kiến đực và chim cái đều gõ mỏ để gửi tín hiệu đến cho đối tác tiềm năng của mình nhưng chủ yếu là chim đực sẽ gõ nhiều hơn.

Chúng sinh sản trong các hốc ở thân và cành cây. Ở những nơi môi trường khắc nghiệt, khô cằn thì chúng có thể làm tổ trên thân cây xương rồng, hoặc đào lỗ trên các bờ đất. Buồng tổ được lót bằng một số vụn gỗ, lỗ thường có hình quả lê. Cả chim bố và chim mẹ cùng nhau xây tổ và chăm nuôi con non.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 9

Mỗi một mùa sinh sản, chim gõ kiến đẻ từ 2 đến 5 quả trứng màu trắng giúp chim bố mẹ có thể nhìn thấy chúng trong ánh sáng mờ. Thời gian ấp trứng kéo dài khoảng 11 đến 15 ngày bởi cả bố và mẹ. Chim đực chủ yếu ấp trứng vào ban đêm. Sau đó mất khoảng 18–30 ngày trước khi chim con hoàn toàn đủ tuổi và sẵn sàng rời tổ. Ở hầu hết các loài, ngay sau đó con non bị bỏ lại để tự bảo vệ mình.

Chim gõ kiến ăn gì

Phần lớn các loài chim gõ kiến ​​ăn côn trùng và các động vật không xương sống khác sống dưới vỏ cây và trong gỗ. Nhìn chung, nguồn thức ăn của chúng khá đa dạng.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 10

Nguồn thức ăn của chim gõ kiến gồm: Kiến, mối, bọ cánh cứng và ấu trùng của chúng, sâu bướm, nhện, động vật chân đốt khác, trứng chim, chim yến, động vật gặm nhấm nhỏ, thằn lằn, trái cây, quả hạch và nhựa cây.

Ban đầu, chúng lắng nghe các tiếng động trong thân gỗ và xác định vị trí chính xác sau đó tiếp cận với ấu trùng nhờ chiếc mỏ thẳng đào các kẽ hở, tìm kiếm côn trùng đục khoét gỗ, dùng mỏ mổ chết chúng sau đó dùng chiếc lưỡi dài để cuốn con mồi rồi kéo ra rồi thưởng thức.

Tác động của chim gõ kiến tới môi trường sinh thái

Về mặt sinh thái, chim gõ kiến ​​giúp giữ cho cây khỏe mạnh bằng cách giữ cho chúng không bị nhiễm bệnh hàng loạt. Loài chim này giúp loại bỏ tới 85% ấu trùng sâu đục thân trong cây.

Chim Gõ kiến - Thông tin, đặc điểm về loài chim kỳ lạ này - 11

Chim bói cá - Đặc điểm tập tính và môi trường sống
Chim bói cá là loài chim có màu xanh dương rực rỡ, chiếc mỏ dài nhọn và bộ lông nhiều lớp chống thấm nước. Thức ăn ưa thích của chúng là những loài cá...

Chim cảnh đẹp

Việt Quất
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chim cảnh đẹp