Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải

Ngày 13/12/2014 12:00 PM (GMT+7)

Một số cây cảnh quen thuộc trong nhà như chuỗi ngọc, đỗ quyên, hồng môn,...rất nguy hại, thậm chí gây chết người nếu ăn phải.

Trồng cây cảnh trong nhà là nhu cầu của nhiều người nhằm đưa thiên nhiên vào nhà cho thêm phần sinh động và hơn cả là có ý nghĩa về mặt phong thủy với mong muốn giúp gia chủ mạnh khỏe, may mắn và phát tài phát lộc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hết về những tác hại của một số loại cây cảnh. Dưới đây là những loại cây có chất độc hại và có thể còn gây chết người nếu ăn phải.

Ngô đồng

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 1

Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.

Huệ Lily

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 2

Củ có chất độc lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn vào. Nuốt phải nhựa cây có thể gây nôn mửa, tiếp xúc trực tiếp gây bỏng rát, ngứa da.

Thơm ổi

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 3

Quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu, thậm chí tử vong.

Đỗ quyên

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 4

Tất cả các bộ phận đều có chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Từ 100 đến 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25kg.

Chuỗi ngọc

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 5

Toàn thân có chất gucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.

Hồng môn

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 6

Có độc tố calcium oxalate và csparagine. Ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.

Cẩm tú cầu

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 7

Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.

Xương rồng bát tiên

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 8

Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.

Thủy tiên

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 9

Củ có chất alkaloid gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, thậm chí tử vong khi ăn phải.

Trầu (trầu bà, trầu ông...)

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 10

Lá và thân có chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.

Tulip

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 11

Củ có chất tulipene, ăn vào sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.

Lục bình

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 12

Tất cả các bộ phận đều chứa độc, có thể gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.

Cây thế kỷ (hay thùa)

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 13

Theo khuyến cáo trên trang Homeguides, nhựa của cây này khá độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

Hoa loa kèn Arum/ Ý lan

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 14

Lá và củ đều có chất độc đường ruột calcium oxalate, gây ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc nếu ăn phải.

Môn kiểng

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 15

Toàn thân có chất độc calcium oxalate và asparagine, dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột khi ăn phải.

Môn lá lớn

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 16

Tất cả bộ phận trên cây đều chứa chất calcium oxalate asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.

Anh Thảo

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 17

Củ có chất độc alkaloid gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải

Dạ lan

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 18

Củ có độc tố alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.

Xương rồng kiểng

Những loại cây trồng trong nhà nguy hại nếu trẻ nhỏ lỡ ăn phải - 19

Nhựa gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, ăn vào có thể gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa.

TH (Gia đình và xã hội)
Nguồn:

Tin liên quan