Thực tế chính là việc xây nhà vệ sinh tách biệt hẳn với nhà tắm sẽ giúp cho những thành viên trong gia đình có thể phòng tránh bệnh tật.
Có thể thấy được rằng Nhật Bản là một quốc gia có rất nhiều nét văn hóa vô cùng độc đáo và khác biệt, thậm chí có thêm phần tỷ mỷ, cầu kỳ. Điều đó được thể hiện rất rõ qua cách sinh hoạt, làm việc hằng ngày... đặc biệt nhất đó chính là cách họ xây nhà vệ sinh.
Nếu lần đầu tới Nhật Bản chắc hẳn bạn sẽ luôn hoài nghi việc vì sao ở Nhật lại không xây dựng toilet và nhà tắm chung một chỗ như Việt Nam. Đương nhiên, trường hợp đặt chung sẽ có nhưng khá là ít, thông thường chỉ xuất hiện tại những ngôi nhà được xây từ lâu và không có điều kiện để có thể sửa chữa lại được.
Thực tế chính là việc xây nhà vệ sinh tách biệt hẳn với nhà tắm sẽ giúp cho những thành viên trong gia đình có thể phòng tránh bệnh tật và tôn lên được ý nghĩa của nền văn hóa của đất nước mặt trời mọc này.
1. Vì sao người Nhật luôn xây dựng toilet tách biệt nhà tắm?
- Đầu tiên, điều này xuất phát từ truyền thông văn hóa của người Nhật luôn chuộng sự sạch sẽ, họ luôn xây những hầm xí, nhà vệ sinh cách khá xa khu nhà chính. Đồng thời thiết kế thêm cửa sổ để ánh nắng mặt trới chiếu vào để thông thoáng.
- Điều kế tiếp liên quan đến vấn đề sức khỏe nhiều hơn, người Nhật luôn có một quan niệm cho rằng nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh thân thể mà đó còn là "chốn thiên đường", chính vì thế nơi đó cần phải được thơm tho, ấm áp và thật tiện nghi cho việc thư giãn sau những ngày mệt mỏi hằng ngày. Trong khi ấy, toilet ngược lại là nơi bài tiết, chưa khá nhiều vi khuẩn. Chính vì vậy họ luôn tách biệt chúng với nhau.
2. Khi đặt chung toilet và nhà tắm, những đồ vật gì sẽ chứa nhiều vi khuẩn nhất?
Bồn cầu là nơi bẩn nhất trong nhà vệ sinh, chúng là nơi chứa chất thải. Nếu chúng được đặt gần những nơi có không gian ẩm ướt, tạo cơ hội để vi khuẩn có thể sinh sôi nảy nở và gây nên mầm bệnh cho con người.
Theo như nghiên cứu của bệnh viện Leeds cho biết rằng, bạn nên đậy kín nắp bồn cầu lại trước mỗi lần xả vì vi khuẩn từ bồn cầu có thể bay tới 10 inch (25,4 cm) trong không khí lan truyền khắp nơi. Bạn cũng cần nên giữ bàn chải, khăn mặt cách xa.
Theo trang Prevention, bàn chải đánh răng và kệ đựng bàn chải đánh răng là nơi ẩn chứa rất nhiều những vi trùng nguy hiểm như tụ cầu khuẩn, nấm mốc và nấm men do chính việc để quá gần với bồn cầu. Cho nên, bạn cần nên thay bàn chải thường xuyên 3 tháng/lần và cọ phần kệ đựng 2 lần/tuần để ngăn ngừa vi trùng phát triển.
Với những thiết kế vô cùng phức tạp, các căn bã và bụi bẩn cũng như vi khuẩn từ bồn cầu có thể tích tụ toàn bộ dưới vòi, khiến cho lượng nước nhiễm bẩn làm ảnh hưởng làn da của bạn. Vì vậy, bạn nên tháo rời vòi hoa sen, ngâm chúng dưới dung dịch diệt khuẩn hoặc nước rửa chén qua đêm rồi rửa lại với nước để sử dụng.