Trong trường hợp các câu hỏi đề cập đến những tình huống chưa từng xảy ra với trẻ, trẻ hãy dùng kinh nghiệm để dự đoán thử cách mà mình sẽ phản ứng. Trẻ thường xuyên làm những điều này đến mức nào?
Cách tính điểm: điểm số cuối cùng được tính bằng trung bình cộng của 10 câu.
Theo thống kê của nhóm nghiên cứu về phong cách học tập, nhiều người mạnh từ hai phong cách học tập trở lên. Có khoảng 48.8% số người mạnh phong cách học tập bằng thị giác kết hợp với một vài phong cách khác.
Nếu trẻ nằm trong số những người mạnh khi học bằng thị giác, về nguyên lý, trẻ sẽ dễ bị thu hút và dễ ghi nhớ hình ảnh, màu sắc.
Do đó, một số lưu ý sau về cách học sẽ giúp cho trẻ học tốt hơn:
- Trang bị bút màu, bút dạ, giấy ghi chép nhiều màu ghi chép và ghi chú bằng nhiều màu sắc khác nhau trong tập và sách giáo khoa
- Khi làm bài tập trên máy tính, dùng nhiều fonts khác nhau, VIẾT HOA, gạch dưới, nhiều màu, và tô toàn vùng các cụm từ quan trọng
- Chọn vị trí ngồi trong lớp sao cho có thể nhìn thấy cử chỉ của giáo viên rõ nhất, đồng thời quan sát được bảng
- Khi làm bài thuyết trình hãy sử dụng nhiều hình ảnh minh họa
- Học cách sử dụng sơ đồ tư duy (mindmap) phiên bản giấy lẫn app điện thoại và phần mềm máy tính để sử dụng tóm tắt bài học, tóm tắt chương, và soạn các đề cương ôn tập.
- Khi học ngoại ngữ, gắn từ vựng với hình ảnh để giúp bạn nhớ lâu
- Khi học lịch sử, văn học… gắn các thông tin sự kiện với hình ảnh, cho trẻ nhìn thấy ảnh/ tranh của các nhân vật, phong cảnh để tạo hứng thú học tập
- Học thêm các môn ngoại khóa như hội họa, nhiếp ảnh, thiết kế…
- Lưu ý việc điều chỉnh thời gian xem clips, xem tivi để không bị nghiện.
Nếu mạnh nhiều phong cách học tập, trẻ có thể kết hợp nhiều kiểu học khác nhau để bổ sung sở trường và sở đoản của từng phong cách. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn có khoảng 1.9% người chỉ mạnh mỗi phong cách học tập thông qua thị giác.
Nếu trẻ nằm trong số này, đừng phán xét chính mình, và cũng đừng cảm thấy tự ti khi nhận ra bản thân thích truyện tranh hơn truyện chữ; không nên cho rằng điều đó có nghĩa là bản thân không trưởng thành không chính chắn bằng người khác.
Ngoài ra, hãy tự quan sát bản thân để kịp thời phát hiện ra những lúc trẻ phán xét người khác do họ kém thẩm mỹ hơn mình, từ đó điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình cho phù hợp.
Bài viết có sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý học Hồ Tâm Đan - Chuyên viên Tâm lý trị liệu tại Phòng khám Menthy.