Có 4 hành vi sau đây bố mẹ, dễ khiến mối quan hệ với con trở nên xa cách.
Bố mẹ có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong quá trình trưởng thành và phát triển của trẻ. Đặc biệt là lời nói và hành động.
Tuy nhiên, một số phụ huynh chưa thực sự chú ý đến lời nói và việc làm của mình, từ đó dần trở nên xa cách với con. Cụ thể, 4 hành vi sau đây bố mẹ cần lưu tâm.
Kiểm soát quá mức
Nhiều phụ huynh muốn điều tốt nhất cho con, nên vô thức kiểm soát quá mức.
Kiểu kiểm soát quá mức này thường gây áp lực, khiến trẻ dần trở nên chống đối. Bố mẹ muốn con thành công và hạnh phúc thường vô tình đặt lên vai trẻ những yêu cầu và kỳ vọng quá cao. Ví dụ như, trẻ học giỏi, đạt nhiều thành tích nổi bật, tham gia nhiều hoạt động năng khiếu, để trở thành những đứa trẻ "toàn năng".
Kiểm soát quá mức.
Trẻ em vốn có sở thích, khả năng và tốc độ phát triển khác nhau. Khi trẻ không đáp ứng được mong đợi, bố mẹ có thể tỏ ra thất vọng hoặc thậm chí tức giận, điều này càng làm trẻ thêm căng thẳng và sợ hãi.
Theo thời gian, trẻ sẽ dần cho rằng những yêu cầu của bố mẹ đối với mình là không công bằng, vô lý, dẫn đến mâu thuẫn. Từ đó, dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ gia đình, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Bạo lực lời nói
Tổn thương bằng lời nói là hình thức lạm dụng phổ biến, nhưng bố mẹ không nhận ra. Nhiều phụ huynh dùng lời lẽ mang tính giễu cợt, đe dọa, coi thường hay mỉa mai có thể gây ra những tổn thương sâu sắc cho con.
Trẻ cần được yêu thương, chăm sóc và hỗ trợ trong suốt quá trình lớn lên. Tuy nhiên, khi con bị thương tổn bởi những lời nói, sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và không được trân trọng.
Lời nói có sức mạnh cả tích cực lẫn tiêu cực. Bố mẹ cần nhận thức được tác động của từng lời nói, hành động đối với tâm lý và cảm xúc của con. Cần tạo dựng một môi trường gia đình đầy yêu thương, hỗ trợ để con cái có thể phát triển tốt về thể chất lẫn tinh thần.
Bạo lực lời nói.
Bỏ qua nhu cầu được yêu thương
Bên cạnh tác động của lời nói, sự bỏ bê và thiếu quan tâm từ bố mẹ cũng khiến mối quan hệ với con dần xa cách. Nhiều bố mẹ bị cuốn vào vòng xoáy công việc, áp lực cuộc sống và quên mất những nhu cầu cơ bản của con.
Trẻ cần sự chăm sóc, chia sẻ và dành thời gian để cảm thấy được yêu thương và an toàn. Tuy nhiên, khi bố mẹ quá bận rộn với công việc, không có thời gian vui chơi, trò chuyện và gắn kết với con, trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi, lạc lõng và cô đơn.
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu bố mẹ không kịp thời giao tiếp, không quan tâm đến cảm xúc và nhu cầu của con, trẻ sẽ dần mất lòng tin vào bố mẹ. Kiểu bỏ bê này có thể khiến trẻ phát triển cảm giác căm ghét, ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý.
Vì vậy, bố mẹ cần cân bằng giữa công việc và gia đình, dành thời gian chất lượng để lắng nghe, chia sẻ và đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con. Đây chính là cách để xây dựng mối quan hệ gắn kết, tin tưởng và yêu thương trong gia đình.
Thiếu sự thấu hiểu
Nhu cầu của trẻ em khác với người lớn, nếu bố mẹ không thể hiểu và tôn trọng nhu cầu của con, thì dễ nảy sinh mâu thuẫn
Đặc biệt khi trẻ gặp khó khăn, thử thách thì sự thấu hiểu, hỗ trợ của bố mẹ là đặc biệt quan trọng.
Tuy nhiên, một số phụ huynh cho rằng, “Tôi đã trải qua những gì con đang trải qua, nên tôi biết con mình sẽ làm gì".
Quan điểm này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị hiểu lầm, cảm thấy mình không có quyền được tôn trọng và thấu hiểu. Từ đó, tạo ra chia rẽ giữa con và bố mẹ.
Bố mẹ nên dành thời gian lắng nghe, thấu hiểu con.
Do đó, bố mẹ được khuyên nên đề cao tình yêu thương, sự tôn trọng và chú ý giao tiếp tốt, để hiểu và hỗ trợ nhu cầu của con.
Những hành vi như kiểm soát quá mức, quát mắng, thờ ơ với nhu cầu, thiếu thấu hiểu dễ dẫn đến mâu thuẫn, bất đồng giữa con và bố mẹ.
Vì vậy, nên nhận thức được tác động từ lời nói và hành động của mình đối với con, đồng thời chú trọng vun đắp mối quan hệ gắn bó, để tạo dựng môi trường gia đình hòa thuận, đầm ấm.
Sự trưởng thành của trẻ không thể tách rời khỏi sự thấu hiểu và quan tâm từ bố mẹ. Hãy cùng nhau tạo nên một môi trường phát triển tươi đẹp cho con.