4 cách bố mẹ làm gương tốt con noi theo, ngoan vâng lời không cần đánh mắng

Thi Thi - Ngày 11/11/2024 09:44 AM (GMT+7)

Nhiều phụ huynh làm gương nhưng trẻ vẫn chưa vâng lời, hãy tham khảo 4 cách sau để cải thiện.

Nhiều bậc bố mẹ cố gắng trở nên hoàn hảo vì nghĩ rằng điều này sẽ hình thành “ý thức làm gương” cho con mình ngay từ khi còn nhỏ.

Ví dụ, bố mẹ luôn thể hiện sự nghiêm khắc kỷ luật, cố gắng tránh thể hiện sự yếu đuối của mình. Tuy nhiên, kiểu làm gương này có thể tạo ra áp lực vô hình cho trẻ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi trẻ cảm thấy bố mẹ quá “hoàn hảo”, sẽ có xu hướng nghi ngờ bản thân và cho rằng mình không thể đạt được tầm cao của bố mẹ.

Một cuộc khảo sát của Đại học Harvard cho thấy hơn 60% trẻ em thừa nhận rằng khi bố mẹ gần như “hoàn hảo”, trẻ sẽ cảm thấy bất an, thậm chí tội lỗi, cho rằng bản thân không thể đáp ứng được kỳ vọng. Vậy bố mẹ nên làm gương cho con thế nào là phù hợp?

4 cách bố mẹ làm gương tốt con noi theo, ngoan vâng lời không cần đánh mắng - 1

4 cách bố mẹ làm gương tốt con noi theo, ngoan vâng lời không cần đánh mắng - 2

Làm gương mẫu tốt, nhưng không áp đặt sự hoàn hảo

Trẻ em cần thấy điều thực tế để học hỏi chứ không phải những hình mẫu hoàn hảo. Khi bố mẹ có thể công khai bộc lộ những khuyết điểm, sai lầm và điểm yếu của mình, trẻ sẽ tìm được cảm giác an toàn trong một thế giới không hoàn hảo. Điều này giúp trẻ hiểu rằng việc mắc sai lầm là một phần tự nhiên trong cuộc sống, và không ai là hoàn hảo.

Chẳng hạn, nhiều bậc bố mẹ bị căng thẳng trong công việc nhưng không bao giờ bộc lộ điều đó với con, giả vờ như mọi việc đang diễn ra tốt đẹp trước mặt trẻ. Hành động này, mặc dù có thể xuất phát từ ý định bảo vệ trẻ, thực chất lại tạo ra một khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Khi trẻ không thấy được hình ảnh chân thật của cha mẹ, có thể cảm thấy lạc lõng và tự hỏi liệu có điều gì không ổn với mình khi chúng gặp khó khăn trong cuộc sống.

Làm gương mẫu tốt, nhưng không áp đặt sự hoàn hảo.

Làm gương mẫu tốt, nhưng không áp đặt sự hoàn hảo.

Thay vào đó, bố mẹ cũng có thể nói với con mình rằng: “Bố mẹ cũng có những lúc khó khăn.” Sự yếu đuối này không những không khiến trẻ cảm thấy bất an, mà còn dạy trẻ hiểu được những cảm xúc thăng trầm trong bản chất con người.

Việc bố mẹ chia sẻ những trải nghiệm cá nhân, từ cảm giác thất vọng khi không hoàn thành một mục tiêu đến lo lắng về việc cân bằng giữa công việc và gia đình, giúp trẻ nhận ra rằng mọi người đều có những thử thách riêng.

Một nhà tâm lý học từng nói: “Khi bố mẹ tỏ ra dễ bị tổn thương, con sẽ thực sự trở nên đồng cảm và kiên cường hơn.” Khi trẻ thấy bố mẹ đối mặt với khó khăn và tìm cách vượt qua, sẽ học được rằng sự kiên trì và khả năng vượt qua thử thách là điều quý giá. 

4 cách bố mẹ làm gương tốt con noi theo, ngoan vâng lời không cần đánh mắng - 4

Làm gương nhưng không kiểm soát, cho trẻ không gian phát triển

Nhiều bậc phụ huynh xem việc làm gương là phương tiện kiểm soát để hướng dẫn con cái lớn lên theo tiêu chuẩn riêng của mình.

Bố mẹ thường tin rằng việc thể hiện những giá trị và thành công của bản thân sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách và định hướng rõ ràng trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi bố mẹ áp đặt những kỳ vọng này một cách cứng nhắc, điều đó có thể dẫn đến những hệ quả không mong muốn.

Ví dụ, bố mẹ cho rằng mình đã làm việc chăm chỉ, nên cần yêu cầu con cũng học hành chăm chỉ. Tuy nhiên, khả năng của mỗi đứa trẻ là khác nhau. “Giáo dục kiểu mẫu” như vậy thường mang lại cảm giác kiểm soát mạnh mẽ hơn là hướng dẫn linh hoạt. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị gò bó trong những khuôn khổ đặt ra, thay vì cảm thấy được tự do khám phá và phát triển sở thích của riêng mình.

Trẻ cần có không gian để khám phá sở thích, đam mê và khả năng của riêng mình. Khi bố mẹ quá chú trọng vào việc tạo dựng hình mẫu, có thể vô tình đánh mất cơ hội để trẻ tự định hình con đường riêng của mình.

Làm gương nhưng không kiểm soát, cho trẻ không gian phát triển.

Làm gương nhưng không kiểm soát, cho trẻ không gian phát triển.

4 cách bố mẹ làm gương tốt con noi theo, ngoan vâng lời không cần đánh mắng - 6

Làm gương theo tính cách, sở thích cá nhân của trẻ

Bố mẹ có thể đưa ra những ví dụ tích cực cho con ở một số lĩnh vực, nhưng vẫn cho phép trẻ có chỗ để tự mình khám phá ở những lĩnh vực khác, dựa theo tính cách cá nhân. Việc này giúp trẻ phát triển những phẩm chất tốt, khuyến khích trở thành những cá nhân độc lập, tự tin trong việc đưa ra quyết định.

Chẳng hạn, khi đối xử với người khác, trẻ nên thể hiện sự tôn trọng và lịch sự. Bố mẹ có thể dạy trẻ cách lắng nghe người khác, thể hiện sự đồng cảm và tôn trọng ý kiến của mọi người, bất kể đó là bạn bè hay người lớn. Những hành vi nhỏ như nói "cảm ơn" hay "xin lỗi" sẽ trở thành thói quen tự nhiên của trẻ khi chúng thấy cha mẹ thực hành những điều đó trong cuộc sống hàng ngày.

Khi nói đến thói quen sinh hoạt, bố mẹ nên làm gương ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Thay vì chỉ khuyên bảo, bố mẹ có thể cùng trẻ tham gia vào các hoạt động nấu ăn, chọn lựa thực phẩm tươi ngon và lành mạnh, từ đó giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng. Những bữa ăn gia đình cũng là là cơ hội để giáo dục trẻ, gắn bó tình cảm và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.

Khi đối mặt với thất bại và áp lực, hãy chia sẻ với trẻ về những khó khăn mà bố mẹ đã trải qua. Bằng cách thể hiện sự kiên nhẫn và quyết tâm, bố mẹ có thể truyền cảm hứng, trẻ hiểu rằng mỗi lần thất bại đều mang đến cơ hội học hỏi và trưởng thành.

4 cách bố mẹ làm gương tốt con noi theo, ngoan vâng lời không cần đánh mắng - 7

Hãy là một “con người chân thực” hơn là một “hình mẫu hoàn hảo”

Bố mẹ không nên lo lắng về việc thể hiện mình là một “hình mẫu hoàn hảo”. Trẻ em thực sự muốn gặp bố mẹ trong hình dáng chân thật nhất. Bố mẹ cũng sẽ phạm sai lầm và đôi khi mất kiểm soát, nhưng những điều này không ảnh hưởng đến tình yêu dành cho con cái, mà ngược lại, chính những trải nghiệm này sẽ giúp trẻ trưởng thành.

Điều bố mẹ nên làm là để trẻ hiểu rằng trên đời này không có người hoàn hảo, nhưng có những con người chân thật. Bởi trẻ cần sự “chân thật” từ cha mẹ chứ không phải “sự hoàn hảo”.

Hãy là một “con người thực sự” hơn là một “hình mẫu hoàn hảo”.

Hãy là một “con người thực sự” hơn là một “hình mẫu hoàn hảo”.

Những gì trẻ cần là sự hướng dẫn, sự hỗ trợ và tình yêu thương chứ không phải một hình mẫu lý tưởng mà mình không thể đạt được. Điều quan trọng là giúp trẻ nhận ra rằng mỗi người đều có những điểm mạnh và yếu, và việc chấp nhận bản thân với tất cả những khuyết điểm chính là chìa khóa để sống một cuộc đời hạnh phúc.

Sự chân thật này cũng tạo ra một không gian an toàn cho trẻ tự do bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ. Khi trẻ cảm thấy được chấp nhận mà không cần phải hoàn hảo, sẽ dễ dàng hơn trong việc khám phá bản thân và phát triển những kỹ năng xã hội cần thiết.

Những cuộc trò chuyện cởi mở giữa bố mẹ và con về cảm xúc, lo lắng hay những ước mơ sẽ giúp trẻ hình thành khả năng tự nhận thức và tự tin hơn trong cuộc sống.

4 cách bố mẹ làm gương tốt con noi theo, ngoan vâng lời không cần đánh mắng - 9

3 khác biệt đứa trẻ được bố mẹ ngọt ngào nuôi dạy, lợi ích đến cả cuộc đời
Các chuyên gia chỉ ra cách bố mẹ thông thái, dùng tình yêu thương đúng cách để nuôi dạy con. 

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi