Trẻ hay cãi lời là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành, nhưng cần bố mẹ hướng dẫn và điều chinh phù hợp.
Mỗi đứa trẻ là một "bản nhạc" độc đáo, nhảy và xoay tròn trên cây gậy cuộc sống, chơi giai điệu của riêng mình.
Việc trẻ cãi lời là một biến thể không thường xuyên trong bản giao hưởng này, nhắc nhở chúng ta rằng trẻ đang khám phá thế giới, xây dựng bản thân độc lập theo cách riêng của mình.
Bố mẹ được ví như khán giả vừa cũng người chỉ huy, chăm chú lắng nghe, hướng dẫn khéo léo để bản giao hưởng này trở nên hài hòa và đẹp đẽ hơn.
Do đó, việc trẻ cãi lại không hẳn là điều xấu, ẩn chứa một quy luật trưởng thành đang chờ bố giải thích và hướng dẫn. Trường hợp trẻ thường xuyên cãi lời, bố mẹ có thể đối phó bằng 4 câu.
"Quan điểm của con rất thú vị, nói mẹ nghe xem tại sao con lại nghĩ như vậy?"
Khi trẻ lấy hết can đảm để bác bỏ quan điểm của bố mẹ, đó không chỉ là một khoảnh khắc đáng nhớ mà còn là cơ hội quý giá để phát triển mối quan hệ. Lúc này, thay vì quát mắng hay phản ứng tiêu cực, bố mẹ có thể tỏ ra tò mò và hỏi nhẹ nhàng: "Quan điểm của con rất thú vị, nói mẹ nghe xem tại sao con lại nghĩ như vậy?"
Câu nói này giống như chiếc chìa khóa mở cánh cửa, giúp trẻ cảm nhận được sự ấm áp khi được tôn trọng và thấu hiểu. Thay vì cảm thấy bị chỉ trích, trẻ sẽ thấy rằng ý kiến của mình được coi trọng, từ đó tự tin hơn vào khả năng thể hiện bản thân.
Khi lắng nghe, bố mẹ sẽ nhận ra thế giới của trẻ thật nhiều màu sắc. Ý tưởng tuy còn non nớt, nhưng lại đầy tính sáng tạo và lòng dũng cảm. Những quan điểm mà trẻ đưa ra có thể gây bất ngờ và thậm chí làm thay đổi cách nhìn của người lớn. Trẻ chính là những nhà tư tưởng tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn khổ, và điều đó mang lại những góc nhìn mới mẻ về cuộc sống.
Những cuộc đối thoại như vậy giúp trẻ phát triển tư duy phản biện, hình thành kỹ năng giao tiếp và xây dựng sự tự tin. Sự kết nối này có thể tạo ra một môi trường nuôi dưỡng, nơi trẻ cảm thấy thoải mái khi chia sẻ ý tưởng và cảm xúc của mình.
“Mẹ hiểu cảm giác của con, chúng ta hãy cùng nhau tìm ra cách tốt hơn nhé!”
Đối với trẻ vị thành niên, cảm xúc giống như thời tiết tháng sáu, có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Những cảm xúc mạnh mẽ và hỗn loạn này thường là kết quả của quá trình trưởng thành, khi trẻ đang tìm kiếm danh tính riêng và học cách điều chỉnh giữa các mối quan hệ. Trước sự tức giận và bất mãn của trẻ, điều đầu tiên bố mẹ nên làm là thấu hiểu thay vì buộc tội.
"Mẹ hiểu cảm giác của con," đó không chỉ đơn thuần là một câu nói, giống như chiếc cầu nối, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với con. Câu nói ấy giúp tạo ra không gian an toàn cho trẻ, cảm nhận được sự ấm áp, hỗ trợ của mái ấm gia đình, và biết rằng mình không đơn độc trong những cảm xúc phức tạp đang trải qua.
Lúc này, khi trẻ thấy được sự thấu hiểu từ phía bố mẹ, chúng dễ dàng hơn trong việc mở lòng và chia sẻ những suy nghĩ thật sự của mình.
Khi cảm xúc đã dịu lại, mẹ có thể tiếp tục: “Nhưng chúng ta có thể cùng nhau tìm ra giải pháp tốt hơn.” Câu nói này khích lệ trẻ dũng cảm đối mặt với khó khăn, học cách suy nghĩ hợp lý, hợp tác cùng nhau để giải quyết vấn đề. Thay vì đơn độc vật lộn với cảm xúc, trẻ sẽ hiểu rằng mình có thể có người đồng hành trong hành trình tìm kiếm giải pháp.
“Vấn đề con nói rất đáng suy ngẫm, hãy cùng nhau thảo luận”
Khi trẻ lớn lên, sẽ tiếp xúc với một thế giới phức tạp, với những thách thức và vấn đề đa dạng hơn. Những giai đoạn này đầy biến động, khi trẻ phải đối mặt với cả áp lực học tập, bạn bè và thậm chí là những khát vọng riêng. Việc trẻ đặt ra những vấn đề khó không chỉ là dấu hiệu của sự trưởng thành, mà còn là cơ hội để mẹ kết nối và đồng hành cùng con.
Khi trẻ đưa ra những câu hỏi hoặc vấn đề khó, mẹ cũng có thể đặt những việc đang bận làm xuống, ngồi cạnh và cùng nhau thảo luận về vấn đề đó. Mẹ có thể bắt đầu với câu nói: "Vấn đề này rất đáng để suy ngẫm, chúng ta cùng nhau thảo luận nhé!"
Câu nói này thể hiện sự quan tâm, khơi dậy niềm đam mê khám phá những điều chưa biết. Trẻ sẽ cảm thấy rằng ý kiến của mình được tôn trọng, và điều đó sẽ kích thích khả năng tư duy. Khi trẻ biết rằng mình có thể chia sẻ những lo lắng hoặc băn khoăn với người lớn mà không bị chỉ trích, sẽ trở nên cởi mở hơn trong việc khám phá những khía cạnh khác nhau của vấn đề.
Trong quá trình thảo luận, trẻ sẽ học cách suy nghĩ độc lập và phát triển kỹ năng phân tích. Mẹ có thể đặt câu hỏi kích thích tư duy như: "Con nghĩ điều gì là quan trọng nhất trong vấn đề này?" hay "Con đã nghĩ đến những giải pháp nào chưa?" Những câu hỏi như vậy không chỉ tạo cơ hội cho trẻ thể hiện quan điểm, khuyến khích khả năng tự lập và kiến thức.
"Mẹ đánh giá cao sự can đảm, nhưng con hãy nói lời nhẹ nhàng hơn nhé!"
Nói lại đôi khi là kết quả của việc trẻ mất kiểm soát cảm xúc. Trẻ có thể không biết lời nói của mình sẽ làm tổn thương người khác như thế nào.
Lúc này, bố mẹ cần hướng dẫn con nhận ra rằng ngôn ngữ cũng có sức mạnh, có thể sưởi ấm trái tim và cũng có thể làm tổn thương con người một cách vô hình.
Câu nói “Mẹ đánh giá cao lòng dũng cảm của con, nhưng ngôn ngữ cũng là một loại sức mạnh, chúng ta có thể diễn đạt nó một cách nhẹ nhàng hơn ” không chỉ khẳng định lòng dũng cảm, sự thẳng thắn, mà còn khéo léo chỉ ra những khuyết điểm, khuyến khích trẻ học cách sử dụng lời nói chín chắn và lý trí hơn. Cũng như, biết cách thể hiện cảm xúc phù hợp.
Trẻ hay cãi lời là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành, đồng thời giống như thử thách sự khôn khéo và kiên nhẫn của bố mẹ.
Khi bố mẹ chấp nhận với tâm trí cởi mở và hướng dẫn bằng lời nói nhẹ nhàng, sẽ thấy đây là cơ hội để trẻ bộc lộ thế giới nội tâm, dấu hiệu quan trọng cho thấy trẻ đang dần trưởng thành hơn.
Sự giáo dục tốt nhất không phải là truyền thụ kiến thức mà là thắp lên ngọn lửa, để trẻ biết cách soi đường cho riêng mình tiến về phía trước.