Việc kể truyện và trò chuyện với con trước khi ngủ đều mang đến những lợi ích tích cực.
Hiện nay, nhiều phụ huynh chú ý hơn đến việc giáo dục, trong thời gian trước khi đi ngủ rất quan trọng.
Khi trẻ từ 3-6 tuổi, các chức năng não bộ và cơ thể phát triển nhanh chóng, nên nhiều bố mẹ coi trọng việc giáo dục trong giai đoạn này. Vì vậy, bố mẹ lựa chọn đọc sách hoặc trò chuyện với con vào mỗi tối trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, hai phương pháp này mang lại lợi ích khác nhau.
Đọc sách trước khi ngủ mang lại lợi ích gì cho sự phát triển của trẻ?
Đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ có thể kích thích hệ thần kinh hiệu quả, điều này trên thực tế giúp cải thiện khả năng hiểu biết và ngôn ngữ một cách tinh tế. Bằng cách thấm nhuần ngôn ngữ, bố mẹ có thể kích thích trí não, thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng và lành mạnh não bộ ở trẻ.
Việc đọc sách trước khi ngủ giúp trẻ tập trung và yên bình tinh thần, tạo nên những ấn tượng tích cực về văn chương, từ vựng và cấu trúc ngôn ngữ. Từ đó, các em dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ và vận dụng những kiến thức này vào quá trình học tập và giao tiếp sau này.
Đọc sách cho trẻ trước khi đi ngủ có thể kích thích hệ thần kinh hiệu quả.
Ý tưởng của trẻ rất khó đoán vì luôn có trí tưởng tượng phong phú và khả năng sáng tạo đáng kinh ngạc, tự tạo nên nội dung câu chuyện một cách vô thức. Bố mẹ có thể không biết rằng khi đọc truyện cho con nghe, những hình ảnh sống động hiện lên trong tâm trí trẻ. Trẻ thường tự động hóa những tình tiết, nhân vật và sự kiện, tạo nên một thế giới riêng biệt trong suy nghĩ của mình.
Những đứa trẻ thích đọc sách, truyện tranh trước giờ ngủ thường sáng tạo và giàu trí tưởng tượng hơn. Trẻ học cách tập trung, lắng nghe, liên kết những mạch lạc trong câu chuyện và phát triển khả năng sáng tạo.
Khi trẻ đã quen với việc nghe đọc sách mỗi tối, sẽ hình thành thói quen này lâu dài, giúp ích rất nhiều cho quá trình học tập và trưởng thành. Thói quen đọc sách từ nhỏ sẽ giúp trẻ có vốn từ vựng phong phú, khả năng tư duy logic và sáng tạo tốt.
Vậy trò chuyện với con trước khi đi ngủ mang lại lợi ích khác biệt gì?
Khi trẻ còn nhỏ, gặp phải nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là vấn đề bị bắt nạt hoặc đối xử tệ ở trường. Nếu không được hướng dẫn và nhận được sự giúp đỡ kịp thời từ gia đình, trẻ thường giữ những điều này trong lòng, âm ỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần.
Vì vậy, việc dành thời gian trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với con mỗi đêm trước khi đi ngủ là rất quan trọng. Trong những khoảnh khắc ấm áp và thân thiết này, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, dễ dàng bày tỏ suy nghĩ và chia sẻ những trải nghiệm của mình. Đây là cơ hội vàng để bố mẹ hiểu rõ hơn về tâm trạng, nỗi lo lắng và khó khăn mà trẻ đang gặp phải.
Việc dành thời gian trò chuyện, lắng nghe và chia sẻ với con mỗi đêm trước khi đi ngủ là rất quan trọng.
Hơn nữa, bố mẹ có thể tận dụng thời gian này để ôn lại những kiến thức mà trẻ đã học trong ngày, giúp trẻ ghi nhớ và nắm vững kiến thức tốt hơn. Việc hỏi han, lắng nghe và chia sẻ sẽ không chỉ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương và an toàn, mà còn kích thích khả năng diễn đạt, tư duy và ngôn ngữ, góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ.
Ví dụ, mẹ có thể hỏi: “Hôm nay con học được gì ở trường?'' ''Hôm nay con chơi với bạn A vui không?'' Nhìn chung, hầu hết trẻ sẽ vui vẻ kể cho mẹ nghe những gì đã trải qua trong ngày.
Bằng việc dành thời gian chất lượng cho con mỗi đêm trước khi đi ngủ, sẽ giúp xây dựng một mối quan hệ gắn bó, tin tưởng và thân thiết, từ đó trẻ sẽ cảm thấy thoải mái để chia sẻ và được lắng nghe, lớn lên vui vẻ, khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần.
Vậy làm thế nào để có thể kết hợp hai phương pháp này một cách hiệu quả?
Khi trẻ khoảng 1 tuổi, hầu hết thiên về thính giác. Lúc này, bố mẹ có thể kể nhiều câu chuyện hơn cho con nghe, điều này có thể kích thích dây thần kinh thính giác và dây thần kinh não hiệu quả hơn.
Bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nhẹ nhàng và lặp lại nhiều lần. Các câu chuyện ngắn với những âm thanh vui nhộn, nhịp điệu lôi cuốn sẽ thu hút sự chú ý của bé và kích thích sự phát triển của hệ thống ngôn ngữ.
Bố mẹ nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, nhẹ nhàng để trò chuyện cùng con.
Sau khi trẻ được 2 tuổi, bố mẹ có thể trò chuyện nhiều hơn, mặc dù trẻ chưa phản ứng nhiều. Nhưng việc này sẽ giúp mở rộng vốn từ vựng, hiểu được những gì người lớn nói trước đó.
Bố mẹ cũng có thể yêu cầu trẻ chỉ tên các vật dụng hoặc hình ảnh quen thuộc để trẻ tập nói và tăng cường khả năng ngôn ngữ. Lúc này, trẻ sẽ bắt đầu sử dụng nhiều từ hơn và tham gia vào các cuộc trò chuyện ngắn.