Nếu nhận thấy trẻ bộc lộ 4 đặc điểm sau, điều này chứng tỏ con thông minh, sở hữu IQ cao.
Bố mẹ nào cũng mong muốn con mình thông minh và thành công. Khi ai đó khen con thông minh, sẽ cảm thấy vui lòng và tự hào. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết trẻ em có chỉ số IQ tương đương nhau và chỉ một số ít là thông minh vượt trội.
Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh muốn tăng cường khả năng thông minh cho con thông qua quá trình rèn luyện. Thực tế, những đứa trẻ có chỉ số IQ cao thường bộc lộ tài năng khác biệt từ nhỏ, thông qua các hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
Các chuyên gia đã liệt kê một số dấu hiệu trẻ thông minh, nhưng nhiều phụ huynh vô tình phớt lờ, bỏ lỡ thời điểm vàng giúp con cải thiện trí tuệ. Bố mẹ có thể quan sát, nếu nhận thấy trẻ bộc lộ 4 đặc điểm sau, điều này chứng tỏ con thông minh, sở hữu IQ cao.
Thích "tám" chuyện cả ngày
Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng khi trẻ lên 2, 3 tuổi, khả năng ngôn ngữ sẽ phát triển nhanh chóng, và nhiều trẻ sẽ trở thành những đứa trẻ "lắm chuyện". Trẻ có thể nói về mọi thứ từ ăn uống đến phim hoạt hình, đôi khi nói không ngừng nghỉ.
Điều này thật ngạc nhiên nhưng khả năng nói chuyện nhiều và nhanh của trẻ là biểu hiện của IQ cao. Có một cuộc khảo sát nổi tiếng về "khoảng cách 30 triệu từ" trong tâm lý học vừa xác minh điều này.
Các nhà nghiên cứu người Mỹ - Betty Hart và Todd Resley, đã quan sát giao tiếp bằng lời nói giữa trẻ em và bố mẹ trong 42 gia đình, kết quả cho thấy, giao tiếp bằng lời nói có thể khiến trẻ nắm vững khoảng 40 triệu từ (tiếng Anh) trước khi 3 tuổi, và khả năng giao tiếp kém chất lượng chỉ có thể cho phép trẻ nắm vững khoảng 10 triệu từ.
Ngoài ra, những đứa trẻ có vốn từ vựng phong phú có chỉ số IQ trung bình là 117, trong khi những đứa trẻ có vốn từ vựng kém chỉ đạt 79.
Nhiều trẻ có thể nói về mọi thứ từ ăn uống đến phim hoạt hình, đôi khi nói không ngừng nghỉ.
Mặc dù di truyền chiếm khoảng 50% sự phát triển trí tuệ, nhưng yếu tố môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí thông minh và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.
Theo dữ liệu thực nghiệm, những đứa trẻ nói nhiều và có khả năng giao tiếp bằng lời nói chất lượng cao thường có chỉ số IQ cao hơn. Điều này cho thấy rằng khả năng giao tiếp ở giai đoạn thơ ấu có tác động tích cực đến sự phát triển trí thông minh và kỹ năng ngôn ngữ của trẻ khi trưởng thành.
Tràn đầy năng lượng, tò mò và khám phá điều mới
Có những đứa trẻ, đặc biệt là những bé trai luôn tràn đầy năng lượng, như "một cỗ máy chuyển động" không ngừng chạy và vui đùa. Nhiều phụ huynh thường cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức khi phải chăm sóc những đứa trẻ này.
Tuy nhiên, sự năng động và tò mò của trẻ là đặc điểm quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ và cũng là cách hiệu quả trẻ thể hiện tài năng.
Bởi trẻ năng động và tò mò thể hiện bản chất thích khám phá, ham muốn tìm hiểu mọi thứ mới lạ. Nghiên cứu về hành vi của trẻ em đã chứng minh rằng yếu tố này là động lực quan trọng nhất để trẻ học tập và giải quyết vấn đề một cách độc lập. Từ đó thúc đẩy sự phát triển và củng cố mạng lưới thần kinh não bộ của trẻ.
Khi trẻ đối mặt với những tình huống mới, sự tò mò và mong muốn khám phá có thể thúc đẩy khả năng suy nghĩ độc lập, học hỏi và giải quyết vấn đề nhanh chóng. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển một nền tảng vững chắc để học tập và xử lý thông tin tốt hơn trong tương lai, từ trường học đến nơi làm việc.
Có những đứa trẻ, đặc biệt là những bé trai luôn tràn đầy năng lượng, không ngừng chạy và vui đùa.
Quan sát nhanh và bắt chước giỏi
Trẻ nhỏ thường rất giỏi bắt chước các hành động của bố mẹ. Khi thấy mẹ đọc sách, chúng cũng lấy một cuốn sách tranh ra và đọc thầm, hoặc khi thấy mẹ dọn dẹp, trẻ cũng bận rộn theo cách riêng của mình.
Thực tế, việc bắt chước là cách học tập nguyên thủy của trẻ, được ghi sâu trong gene. Những gì trẻ muốn không phải là sự lặp lại đơn thuần, mà là sự kiên nhẫn và sự phối hợp tay, mắt, trí não từ bố mẹ.
Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên nhận thức rằng việc trẻ bắt chước là điều tự nhiên, và sử dụng bản chất này để tăng chỉ số IQ của trẻ. Ví dụ, bố mẹ có thể phát triển thói quen yêu thích đọc sách, để trẻ chủ động học theo.
Hay bố mẹ có thể phát triển thói quen yêu thích thể thao và khuyến khích trẻ cùng vận động. Bố mẹ cũng có thể phát triển thói quen kỷ luật tự giác, để trẻ học cách không trì hoãn.
Các nhà khoa học về não bộ đã chứng minh rằng việc bắt chước những hành động tích cực có thể thúc đẩy hoạt động của não bộ và ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ. Vì vậy, đối với bố mẹ, việc tạo ra một môi trường tích cực và khuyến khích các hành động tích cực sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Trẻ nhỏ thường rất giỏi bắt chước các hành động của bố mẹ.
Thích làm "nhà lãnh đạo tài ba"
Một số trẻ rất thích làm lãnh đạo, tỏ ra như là một ông chủ nhỏ và luôn sẵn sàng tổ chức khi chơi với trẻ khác. Ưu điểm của tính cách này là sẽ không bao giờ thiếu bạn để chơi cùng, tuy nhiên, những đứa trẻ này cũng dễ bị chỉ trích vì thường nổi bật hơn so với bạn đồng trang lứa.
Tuy nhiên, nếu nhìn từ một góc độ khác, những đứa trẻ thích làm lãnh đạo sẽ có nhiều ý tưởng và can đảm hơn. Trong quá trình lãnh đạo, kỹ năng tổ chức và quản lý của trẻ cũng được rèn luyện, đây là yếu tố cần thiết cho sự thành công trong tương lai.
Vì vậy, nếu trẻ thích làm lãnh đạo, bố mẹ không nên ngăn cản. Thay vào đó, hãy quan tâm đến việc trẻ có quá mạnh mẽ hay thiếu tinh thần hợp tác khi làm lãnh đạo hay không, và hướng dẫn trẻ cân bằng ý kiến của mình và tôn trọng ý kiến, nhu cầu của người khác.
Một số trẻ rất thích làm lãnh đạo, tỏ ra như là một ông chủ nhỏ và luôn sẵn sàng tổ chức khi chơi với trẻ khác.