4 điều hiển nhiên ở bé sơ sinh mẹ nên biết để thôi bỡ ngỡ khi chăm con

Thi Thi - Ngày 10/12/2022 10:23 AM (GMT+7)

Một số vấn đề sinh lý sau thường gặp ở trẻ sơ sinh, bố nên nên chú ý quan sát để nhận biết hiện tượng nào là an toàn và nguy hiểm với con.

4 điều hiển nhiên ở bé sơ sinh mẹ nên biết để thôi bỡ ngỡ khi chăm con - 1

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn kém và chưa thích nghi được với môi trường bên ngoài nên dễ mắc bệnh. Đôi khi chỉ là hiện thượng sinh lý bình thường nhưng khiến bố mẹ lo lắng, vì vậy bố mẹ nên trang bị thêm kiến thức khi chăm sóc trẻ để nhận biết nguyên nhân và có xử lý phù hợp. 

Một số vấn đề sinh lý sau thường gặp ở trẻ sơ sinh, bố nên nên chú ý quan sát để nhận biết hiện tượng nào là an toàn và nguy hiểm với con.

4 điều hiển nhiên ở bé sơ sinh mẹ nên biết để thôi bỡ ngỡ khi chăm con - 2

4 hiện tượng sinh lý bình thường dễ gặp ở trẻ sơ sinh

Mụn sữa

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra vào mùa hè nóng bức hoặc trong môi trường nóng.

Do làn da của trẻ sơ sinh còn non nớt, khả năng cảm nhận thân nhiệt kém nên khi ở trong môi trường nóng bức, ngột ngạt, mồ hôi ra nhiều sẽ dẫn đến ứ đọng tuyến mồ hôi, gây mụn sữa trên các vùng da xung quanh.

Hầu hết trẻ sơ sinh vài ngày sau khi sinh sẽ có một số hạt màu trắng vàng to bằng đầu kim trên trán, má, đầu mũi,… Bố mẹ đừng quá lo lắng, thông thường hiện tượng này tự lành mà không cần điều trị gì, sẽ giảm dần trong khoảng 1 hoặc 2 tuần, một số trường hợp khác trẻ tự khỏi sau 4 đến 6 tháng.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra vào mùa hè nóng bức hoặc trong môi trường nóng.

Mụn sữa ở trẻ sơ sinh chủ yếu xảy ra vào mùa hè nóng bức hoặc trong môi trường nóng.

Ban đỏ sinh lý

Ban đỏ hay còn gọi là ban đỏ dị ứng ở trẻ sơ sinh, xảy ra trong khoảng 30% đến 70% trường hợp, phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh đủ tháng và ít gặp hơn ở trẻ sinh non.

 Khi trẻ mới sinh hoặc sau khi sinh 2-3 ngày, trên mặt, trên người trẻ xuất hiện các ban đỏ, đường kính khoảng 1 cm, liên kết thành một mảng lớn, thường sẽ lặn và lành sau 7-10 ngày mà không cần điều trị đặc biệt.

Có hai nguyên nhân có thể gây ban đỏ ở trẻ sơ sinh. Một là phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh là do trẻ sơ sinh hấp thụ một số chất gây dị ứng và nội tiết của mẹ qua sữa và qua đường tiêu hóa.

Nguyên nhân thứ hai là trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh, mạch máu dưới da phong phú, lớp biểu bì mỏng nên ban đỏ xuất hiện sau khi bị kích thích bởi không khí, quần áo và đồ tắm.

Vàng da sinh lý

Trẻ sơ sinh vàng da sinh lý xuất hiện 2-3 ngày sau sinh, cao nhất vào ngày thứ 4-6 và tự giảm sau 7-10 ngày, trong khi trẻ sinh non thường xuất hiện vào ngày thứ 3-4, đạt cao nhất vào ngày thứ 6, và thường kéo dài nhiều ngày.

Sau một tháng mặt, cổ và thân người trẻ xuất hiện màu vàng nhạt. Điều này là do sự hình thành tuần hoàn phổi sau khi em bé được sinh ra, lượng hồng cầu quá mức trong cơ thể bị phá hủy và một lượng lớn bilirubin không liên hợp hòa tan trong chất béo được sản xuất sau khi huyết sắc tố bị phá vỡ, bilirubin trong máu gây vàng da.

Trẻ sơ sinh vàng da sinh lý thường xuất hiện 2-3 ngày sau sinh.

Trẻ sơ sinh vàng da sinh lý thường xuất hiện 2-3 ngày sau sinh.

Sưng vú, tiết sữa

Cả trẻ sơ sinh trai và gái đều có thể gặp hiện tượng sưng hai bên vú sinh lý, thường sẽ tự nhiên biến mất sau 2 đến 3 tuần, hiếm khi kéo dài quá 1 tháng.

Đây là do thai nhi hấp thụ các nội tiết tố tương ứng do người mẹ cung cấp thông qua nhau thai trước khi sinh, ví dụ như progesteron có thể kích thích trẻ sơ sinh nở ngực và đầy đặn, prolactin có thể thúc đẩy quá trình tiết sữa của trẻ sơ sinh hơn lượng hormone bình thường.

Khi trẻ gặp phải vấn đề này, mẹ lưu ý không dùng tay bóp núm vú trẻ, bởi điều này có thể vô tình làm tình trạng của trẻ nghiêm trọng hơn.

4 điều hiển nhiên ở bé sơ sinh mẹ nên biết để thôi bỡ ngỡ khi chăm con - 5

Vậy hiện tượng sinh lý nào là bất thường ở trẻ sơ sinh, bố mẹ nên lưu tâm? 

Bất thường về nhịp thở

Nếu mẹ nhận thấy trẻ có các triệu chứng như khó thở, có tiếng ồn ở cổ họng khi hít vào rõ ràng, nhịp thở quá nhanh cao hơn so với trẻ cùng tuổi, miệng xanh tím...

Đồng thời, sau khi hít phải dị vật, ho dữ dội xảy ra đột ngột, sắc mặt thay đổi và ho không dứt, sốt tái phát kèm theo ho dữ dội, ho thường xuyên ảnh hưởng đến giấc ngủ... Những dấu hiệu này có thể trẻ đang gặp tình trạng viêm đường hô hấp, nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của con, bố mẹ nên chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đưa trẻ đi thăm khám sớm.

Bố mẹ nên chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đưa trẻ đi thăm khám sớm trẻ có các triệu chứng như khó thở, nhịp thở quá nhanh...

Bố mẹ nên chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc đưa trẻ đi thăm khám sớm trẻ có các triệu chứng như khó thở, nhịp thở quá nhanh...

Bất thường về da

Nếu da trẻ xanh xao hoặc nhợt nhạt, xung quanh rốn trẻ sơ sinh mẩn đỏ và sưng tấy, có dịch tiết mủ, xuất hiện nhiều đốm xuất huyết và bầm máu trên da, sốt cao kèm theo phát ban, mẹ hãy tham khảo ngay ý kiến bác sĩ, chuyên gia để có phương pháp điều thích hợp cho con.

Ngoài ra, nên đưa trẻ sơ sinh sốt cần đưa đi khám kịp thời; trẻ trên 1 tuổi có thân nhiệt trên 39°C, sốt không thuyên giảm sau 48 đến 72 giờ điều trị, co giật xảy ra cùng lúc với sốt, sốt cao lặp đi lặp lại kéo dài nhiều hơn một tuần.

Tiêu chảy bất thường

Mẹ quan sát thấy ohân có máu, có mủ và mùi hôi, thường xuyên đi ngoài phân lỏng kèm theo lượng nước tiểu giảm, phân giống như nước sốt, đột ngột khóc dữ dội, nôn mửa và tinh thần kém. Nôn thường xuyên hoặc nôn từng cơn kéo dài trên 6 giờ, không thể nhịn ăn được;

Co giật toàn thân, mất ý thức và buồn ngủ không rõ nguyên nhân, yếu hoặc liệt đột ngột rõ ràng ở một bộ phận nào đó của cơ thể, nôn mửa thường xuyên, buồn ngủ, đau đầu và rối loạn vận động chân tay sau chấn thương đầu, thay đổi lớn về tính khí, cáu kỉnh bất thường.

Bố mẹ cần chú ý dhăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh, nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh hơn.

Bố mẹ cần chú ý dhăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh, nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh hơn.

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con