Giận đến mấy cũng không nên đánh vào bộ phận này trên cơ thể con, đặc biệt là số 1

Thi Thi - Ngày 03/12/2022 14:32 PM (GMT+7)

Khi giáo dục con cái, bố mẹ nên hạn chế dùng đòn roi, không nên đánh con khi đang tức giận.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát, khoảng 80% trẻ em trên thế giới từng bị đánh đòn, điều này cho thấy nhiều phụ huynh tin rằng rằng trừng phạt thân thể sẽ điều hướng hành vi của trẻ.

Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý và giới khoa học không ủng hộ quan điểm này. Trên thực tế, theo dữ liệu khảo sát 160.927 trẻ em, việc đánh đòn có tác động không tốt đối với hành vi của con trẻ. Thay vì đó, điều chỉnh hành vi bằng lời nói sẽ có tác dụng lâu dài.

Bởi việc dùng đòn roi trách phạt trẻ không chỉ gây ra sự tổn thương về tâm lý mà còn vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Cơ thể trẻ nhỏ vẫn còn rất mỏng manh, có một số bộ phận rất dễ bị tổn thương, dù tức đến mấy cũng không thể đánh đập, nếu không sẽ dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng. Bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến những vị trí này, không nên đánh vào khi đang tức giận.

Giận đến mấy cũng không nên đánh vào bộ phận này trên cơ thể con, đặc biệt là số 1 - 2

Giận đến mấy cũng không nên đánh vào bộ phận này trên cơ thể con, đặc biệt là số 1 - 3

Không đánh vào đầu trẻ

Một số bố mẹ không kiểm soát được bản thân và dễ dàng dùng tay hoặc vật cứng đánh mạnh vào đầu của trẻ. 

Các chuyên gia khuyến cáo rằng, bố mẹ tuyệt đối không được đánh vào đầu trẻ vì con có thể bị tổn tương nặng nề. Bởi đầu  là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể của một người, mang những chức năng quan trọng. Nó là một hệ thống thần kinh trung ương quan trọng của cơ thể con người và cũng kết nối với các hệ thống thần kinh khác.

Khi đánh vào đầu trẻ, nhẹ nhất sẽ gây chóng mặt, chấn động và làm giảm chỉ số thông minh, không tốt cho việc học tập và cuộc sống của trẻ.

Những cú va đập vào đầu trẻ có thể dẫn tới chấn động não, nứt sọ, dập não, chảy máu, tụ mão não... Trường hợp nguy hiểm hơn có thể dẫn tới chấn thương sọ não và dẫn tới tử vong.

Nếu lỡ đánh vào đầu và trẻ có biểu hiện quấy khóc, nôn ói, đau đầu, co giật, hôn mê, lỗ tai hoặc mũi cháy máu, tay chân yếu... bố mẹ cần đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức. Tránh việc nghĩ bé ăn vạ mà bỏ mặc.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát, khoảng 80% trẻ em trên thế giới từng bị đánh đòn.

Theo kết quả của một cuộc khảo sát, khoảng 80% trẻ em trên thế giới từng bị đánh đòn.

Giận đến mấy cũng không nên đánh vào bộ phận này trên cơ thể con, đặc biệt là số 1 - 5

Đánh vào mông trẻ có thể làm cản trở lưu thông máu

Có lẽ mông là vị trí thường xuyên trẻ em bị đánh đòn, bởi nhiều người tin rằng việc đánh đòn ở đây ít ảnh hưởng nhất vì mông nhiều thịt, không dễ bị đau.

Nhưng trên thực tế, bộ phận này đầy rẫy những dây thần kinh, nên khi bị đánh quá mạnh vào mông, trẻ sẽ bị tác động mạnh về thể chất, làm mông bị thâm tím, thậm chí gây xuất huyết, tuần hoàn máu kém, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và trí tuệ của trẻ.

Một số bố mẹ khi đánh vào mông con thường để bé nằm sấp trên giường, chiếu hoặc ghế dài. Việc nằm úp người chịu đòn có thể khiến các vật liệu cứng phía dưới gây hại đến tin hoàn, làm tụ máu tình hoàn đối với các bé trai.

Nhiều trường hợp bố mẹ dùng thắt lưng, dây thép đánh vào mông con có thể gây tụ máu ở bộ phận này, làm cản trở lưu thông máu, trường hợp nặng có thể bị viêm nhiễm hoại tử. Ngoài nỗi đau bằng da, bằng thịt, nó còn làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ.

Trẻ sẽ bị tác động mạnh về thể chất, làm mông bị thâm tím, thậm chí gây xuất huyết, tuần hoàn máu kém.

Trẻ sẽ bị tác động mạnh về thể chất, làm mông bị thâm tím, thậm chí gây xuất huyết, tuần hoàn máu kém.

Giận đến mấy cũng không nên đánh vào bộ phận này trên cơ thể con, đặc biệt là số 1 - 7

Đánh sau gáy ảnh hưởng trí thông minh

Đôi khi trẻ không nghe lời, một số phụ huynh trong lúc tức giận tùy ý đánh vào sau gáy trẻ. Phía sau đầu cũng là một nơi rất nhạy cảm, các dây thần kinh ở phía sau đầu phân phối các mô tế bào thần kinh quan trọng cho sự phát triển của não.

Nếu trẻ bị va đập mạnh ở sau gáy, tổn thương gây ra là không thể phục hồi. Thậm chí, trí thông minh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể trở nên ngốc nghếch hơn.

Đồng thời, phía sau gáy là trụ não có hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim mạch. Nếu hành tủy bị tổn thương, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp và tim mạch.

Giận đến mấy cũng không nên đánh vào bộ phận này trên cơ thể con, đặc biệt là số 1 - 8

Tác động mạnh vào tai ảnh hưởng màng nhĩ

Nhiều bậc phụ huynh thường có thói quen vặn tai hoặc tát con khi tức giận, nhưng thực tế hành i này có thể tạo ra nhiều tác hại. Bộ phận này rất mỏng manh, trên tai có rất nhiều mao mạch. Nếu bố mẹ quá mạnh tay dễ khiến trẻ bị chảy máu tai.

Tai của trẻ rất dễ bị tổn thương, khi bị tác động lực quá mạnh có thể ây tổn thương mô mềm dưới da, xuất hiện bầm tím và sưng nề.

Màng nhĩ trong tai thường rất mỏng và dễ bị vỡ ra dưới tác động của ngoại lực. Véo tai và tát vào mặt trẻ có thể làm thủng màng nhĩ và khiến trẻ bị điếc. Nặng hơn, trẻ có thể bị chấn động tai giữa, gián tiếp gây chấn động não, chảy máu hoặc tụ máu não.

Thay vì đánh trẻ để trừng phạt trẻ, bố mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, trò chuyện cùng trẻ để giúp con điều chỉnh hành vi chưa phù hợp.

Thay vì đánh trẻ để trừng phạt trẻ, bố mẹ hãy cố gắng giữ bình tĩnh, trò chuyện cùng trẻ để giúp con điều chỉnh hành vi chưa phù hợp.

Giận đến mấy cũng không nên đánh vào bộ phận này trên cơ thể con, đặc biệt là số 1 - 10

Đánh vào bụng tăng nguy cơ tổn thương nội tạng

Bụng của trẻ là nơi tập trung của các cơ quan nội tạng, bố mẹ không được đạp vào bụng của trẻ, nếu không sẽ gây nguy hiểm.

Nếu bố mẹ dùng lực quá mạnh có thể gây tổn thương cột sống, nặng hơn có thể gây liệt. Mặt khác, phần bụng có nhiều cơ quan quan trọng, lại không có khung bảo vệ, nếu đánh vào bụng của trẻ sẽ gây tổn thương những cơ quan nội tạng bên trong gây ra tình trạng chảy máu trong hoặc dập nát nội tạng có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Thay vì đánh trẻ để trừng phạt trẻ, bố mẹ hãy học cách phạt con khoa học. Điều đầu tiên bố mẹ cần bình tĩnh, hạn chế đánh mắng con trong lúc nóng giận, hãy hít thở thật sâu và giữ bình tĩnh, ngồi xuống nói chuyện với con, tìm ra lý do vì sao con làm vậy.

Khi cùng ngồi với con, bố mẹ sẽ hiểu rõ cảm xúc của con và dễ dàng hơn trong việc phân tích, giải thích để trẻ nhận đúng sai, từ đó giúp con học cách điều chỉnh hành vi mà mình không nhất thiết phải cần sự trừng phạt.

3 nét tướng của đứa trẻ thông minh, có số giàu sang, phú quý
Theo nhân tướng học, nếu trẻ có 3 nét tướng này dự đoán có công danh xán lạn, thông minh hơn người.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic