Có 4 cách bồi dưỡng giúp trẻ trở nên tự tin, phát triển bản thân lành mạnh, hướng tới thành công.
Theo các chuyên gia, dù ở thời đại nào, bố mẹ cũng nên dạy con với phương pháp phù hợp hoàn cảnh và điều kiện gia đình.
Đặt trường hợp, một gia đình có điều kiện kinh thế bình thường, nhưng bạn nhất quyết nuôi dạy con theo kiểu giàu có. Cuối cùng, bố mẹ phải vật lộn với cuộc sống để trao cho con những điều tốt đẹp nhất.
Tuy nhiên, đứa trẻ không phát triển theo hướng tích cực mà ngược lại hình thành tính ích kỷ, lười biếng, tham lam và thiếu động lực thì đây không phải là tình yêu mà là làm hại trẻ.
Vì vậy, dù là gia đình bình thường hay gia đình giàu có, thì nền giáo dục dạy trẻ tính tự lập được xem là khoản đầu tư tốt nhất cho giáo dục. Theo đó, 4 cách bồi dưỡng sau đây có thể giúp trẻ trở nên tự tin, phát triển bản thân lành mạnh, hướng tới thành công.
Đọc sách: Làm giàu kiến thức
Muốn làm giàu kiến thức, hãy cho trẻ đọc nhiều sách.
Đôi khi bố mẹ không thể quyết định được có thể đồng hành cùng con mình trong bao lâu, nhưng điều duy nhất có thể làm là cố gắng mở rộng kiến thức cho con.
Từ truyện tranh, truyện ngụ ngôn cho đến truyện cổ điển đều nên có ít nhất một quyển ở nhà.
Việc trẻ em tiếp xúc với sách từ nhỏ giúp tích lũy kiến thức, rèn luyện các kỹ năng quan trọng như trí tưởng tượng, khả năng tập trung và suy nghĩ phân tích. Thông qua việc đắm chìm trong những câu chuyện, trẻ sẽ học cách quan sát, đặt câu hỏi và đưa ra các kết luận.
Muốn làm giàu kiến thức, hãy cho trẻ đọc nhiều sách.
Hơn nữa, đọc sách còn giúp kích thích sự yêu thích học tập và khám phá trong trẻ. Khi được tiếp xúc với các kiến thức mới mẻ và thú vị, chúng sẽ trở nên tò mò và ham học hỏi hơn. Điều này sẽ thúc đẩy trẻ chủ động tìm tòi, nghiên cứu và mở rộng vốn hiểu biết của bản thân.
Tuy nhiên, việc đọc sách không phải lúc nào cũng dễ dàng thu hút trẻ. Vai trò của bố mẹ trong việc truyền cảm hứng và dẫn dắt trẻ đến với đọc sách là rất quan trọng. Bằng cách đọc sách cùng con, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với tri thức mà còn nuôi dưỡng mối quan hệ gắn bó, không khí vui vẻ và thân mật trong gia đình.
Tiếp xúc thiên nhiên: Nuôi dưỡng lòng dũng cảm
Trẻ em ngày nay có điều kiện sống tốt, thức ăn ngon, quần áo, đồ chơi đắt tiền... Tại sao trẻ lại dễ gặp nhiều vấn đề tâm lý? Thực tế, từ phân tích tâm lý, hầu hết các bậc bố mẹ đều bỏ qua một vấn đề.
Đó là bản chất khám phá ngoài trời của trẻ.
Hãy nghĩ về thời thơ ấu của chúng ta, được bắt cá dưới sông, trèo cây, đi bộ... đều bắt nguồn từ việc rong chơi.
Vì vậy, không phải trẻ trở nên mỏng manh hơn khi lớn lên, mà là phương pháp giáo dục của bố mẹ chưa phù hợp, làm giảm cơ hội trưởng thành và rèn luyện lòng dũng cảm.
Tiếp xúc thiên nhiên nhằm nuôi dưỡng lòng dũng cảm.
Hãy nghĩ về những lúc bình thường, trẻ được chiều chuộng, không được phép làm điều này, không được chạm vào điều kia,... Môi trường buồn tẻ và chán nản tước đi cơ hội trải nghiệm sự hoang dã và tiêu hao năng lượng tự do, lạc quan của trẻ.
Thiên nhiên là người thầy tốt nhất cho trải nghiệm và sự trưởng thành, có thể dạy trẻ cách tồn tại, nuôi dưỡng tâm hồn đầy màu sắc và cải thiện khả năng chống lại những thất bại.
Nếu bố mẹ có thời gian, hãy cố gắng đưa con đi dạo, ngay cả khi đó chỉ là một công viên nhỏ trước nhà. Sự tương tác xã hội, lòng dũng cảm và tâm trạng đều có thể được rèn luyện, cải thiện hiệu quả.
Công việc nhà: Rèn tính độc lập
Những đứa trẻ lớn lên với kỹ năng làm việc nhà thường trở nên rất độc lập và tự lực. Trẻ sẵn sàng đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống bằng những kỹ năng căn bản đã được rèn luyện từ nhỏ. Sự độc lập này là một sức mạnh vô giá, giúp vượt qua thử thách và trở nên tự tin hơn.
Hơn nữa, việc nuôi dạy trẻ tự lập thông qua việc nhà chính là một khoản đầu tư tiết kiệm nhất mà bố mẹ có thể dành cho con. Trẻ em không chỉ học được những kỹ năng thực tế mà còn hình thành những phẩm chất quan trọng như trách nhiệm, kiên nhẫn và tính tự giác.
Làm việc nhà giúp rèn tính độc lập.
Từ việc nấu một bát cháo ấm đến chuẩn bị bữa cơm đầy đủ, mỗi hoạt động nhỏ trong gia đình đều là cơ hội để trẻ tích lũy kinh nghiệm sống. Những bài học về sự tự lập và độc lập này sẽ giúp trẻ trở thành người trưởng thành vững vàng, biết yêu thương và tạo ra cuộc sống hạnh phúc cho chính mình.
Dù việc nhà có vẻ đơn điệu hay tẻ nhạt, nhưng qua đó, trẻ sẽ học được những kỹ năng quý giá cho tương lai.
Sự đồng hành: Nuôi dưỡng tình yêu thương
Dù môi trường sống ưu việt đến đâu, học phí học thêm có đắt đỏ đến mấy cũng không sánh được với sự vững vàng, an tâm khi có bố mẹ bên cạnh.
Đối với con cái, sự “vĩ đại” của bố mẹ không nằm ở số tiền kiếm được, cũng như công việc tử tế. Đó là một loại cảm giác, sự gắn bó và mong muốn được đồng hành.
Việc đồng hành nuôi dưỡng trẻ bằng tình yêu thương, là một giá trị không thể thay thế bằng bất kỳ vật chất nào.
Việc đồng hành nuôi dưỡng trẻ bằng tình yêu thương.
Vậy thế làm thế nào để đồng hành tốt cùng con? Các chuyên gia tóm tắt những khía cạnh sau:
- Đồng hành có nghĩa là đáp ứng kịp thời và âm thầm hỗ trợ khi trẻ không cần.
- Đặt điện thoại di động xuống và quây quần bên con cái, cùng nhau trò chuyện về văn học, lịch sử, cùng nhau kể những câu chuyện cười. Ở đó là cả một ngày vui vẻ.
- Dành thời gian về nhà dù bận rộn đến đâu, cùng con ăn tối.
- Đồng hành còn là việc vỗ tay, ghi nhận khi trẻ đạt được thành công, an ủi động viên khi trẻ thất bại, cùng trẻ vượt qua khó khăn.