Nguồn gốc tính cách, sự thành công của trẻ được ảnh hưởng từ cách giáo dục gia đình.
Chúng ta dễ quan quan sát thấy điểm chung của những đứa trẻ tài năng, thành đạt sau này thường có tính tự lập, biết điều chỉnh tốt cảm xúc, chăm chỉ, thông minh, ham học hỏi....
Thực tế, vốn không có đứa trẻ nào sinh ra đã ngoan ngoãn, tài giỏi. Nguồn gốc tính cách, sự thành công của trẻ được ảnh hưởng từ cách giáo dục gia đình. Lối sống, cách suy nghĩ, giáo dục phù hợp của bố mẹ có thể tạo nên những đứa con xuất sắc.
Những kiểu bố mẹ sau đây dễ nuôi dưỡng con học hành chăm chỉ, con đường đến thành công như mong ước sẽ dễ dàng hơn.
Để con tự lập từ bé
Hiện nay, vẫn còn nhiều đứa trẻ lớn lên dưới sự chăm sóc tỉ mỉ của bố mẹ, cho dù là ăn mặc hay đi học đại học để tìm việc làm, trẻ đều phải vâng lời cha mẹ, ngay cả khi hẹn hò và kết hôn trẻ cũng nghe theo sự sắp đặt của bố mẹ.
Việc bố mẹ yêu thương con là tốt, nhưng nếu xem xét ở góc độ tâm lý, điều này đang khiến trẻ dần đánh mất sự tự tin, khả năng quyết định khi đứng trước vấn đề nào đó, lâu dần trẻ phụ thuộc vào suy nghĩ của bố mẹ.
Nhà tâm lý học người Anh Sylvia cho biết: Tình yêu thành công thực sự của bố mẹ là để đứa trẻ tách khỏi cuộc sống phụ thuộc vào gia đình như một cá thể độc lập càng sớm càng tốt. Sự phân tách này diễn ra càng sớm thì khả năng của trẻ càng cao.
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục là đào tạo ra những con người thích nghi với xã hội và có thể tồn tại độc lập, chứ không phải những đứa trẻ chỉ biết vâng lời, không có chính kiến. Vì vậy, ông khuyên rằng bố mẹ mẹ hãy cố gắng buông bỏ mong muốn kiểm soát và để con tự lập, để trẻ có thể phát triển khả năng sống tự lập thông qua trải nghiệm cá nhân.
Nguồn gốc tính cách, sự thành công của trẻ được ảnh hưởng từ cách giáo dục gia đình.
Cho trẻ quyền tự lựa chọn
Chuyên gia giáo dục Huang Jingjie (Trung Quốc) đã chia sẻ câu chuyện nuôi dạy con cái của mình trong cuốn sách "Khuôn mẫu học tập".
Con trai của cô muốn học nhạc, hai vợ chồng tình cờ quen biết một người thầy nổi tiếng trong làng âm nhạc, cảm thấy cơ hội hiếm có nên muốn con mình đến gặp thầy.
Tuy nhiên, cậu con trai lại không muốn gặp chuyên gia đó, điều này khiến cho người bố tức giận đến mức nhất quyết bắt con trai mình phải đi gặp, nhưng Huang Jingjie nói với chồng rằng đứa trẻ đã bày tỏ quan điểm của mình nên cần được tôn trọng.
Có thể hôm nay con trai không gặp thầy, nhưng một ngày nào đó con có thể đến gặp thầy với tư cách là chính mình thay vì con trai của cô.
Trong cuộc sống, tôn trọng sự lựa chọn của con cái có lẽ là cách giáo dục dễ bị bố mẹ bỏ qua nhất. Thực tế, nếu một đứa trẻ thậm chí không thể chọn những thứ đơn giản như mặc quần áo gì và mặc màu gì, thì trẻ sẽ khó có thể kiên quyết trong những sự kiện trọng đại của cuộc đời khi lớn lên.
Nhà tâm lý học khác là Wu Zhihong (Trung Quốc) cùng khuyên rằng, hãy để trẻ em tiếp tục lựa chọn cho mình, và điều này sẽ giúp con thực sự trưởng thành.
Bố mẹ càng kiên nhẫn và bao dung, con cái càng có nhiều cơ hội lựa chọn. Hãy để trẻ tự quyết định ngay từ khi còn nhỏ, đến khi lớn lên, trẻ có thể gánh vác những trách nhiệm lớn hơn và tự quyết định cho cuộc đời của mình.
Việc để trẻ theo sở thích, mong muốn sẽ giúp con dễ bộc lộ được khả năng của bản thân hơn.
Hãy để trẻ thử và sai
Khi được hỏi "Nếu đứa trẻ phạm sai lầm thì sao?" Một vị chuyên gia sau đó trả lời rằng, "Hãy để trẻ ở lại trong những sai lầm một thời gian, trẻ học cách phản ánh và tìm ra giải pháp."
Khi trẻ em làm sai điều gì đó, mặc dù trẻ biết mình đã mắc lỗi nhưng vẫn chưa nhận ra lỗi đó ở đâu, trẻ cũng cần một chút thời gian để suy ngẫm.
Nếu cha mẹ vội vàng ngăn cản, la mắng, trẻ sẽ bỏ lỡ cơ hội học hỏi, thậm chí có thể chọn cách nói dối để khỏi bị trừng phạt.
Bố mẹ để trẻ tự do phạm sai lầm, cho phép trẻ phạm sai lầm, trẻ mới biết được điều gì có thể làm được và điều gì không thể làm trong quá trình thử và sai. Trưởng thành là một con đường xoắn ốc, và chỉ có trải qua quá trình thử và sai liên tục, trẻ mới có thể từ từ tiến bộ.
Bố mẹ hãy cố gắng lắng nghe, hướng dẫn và giúp con điều chỉnh nếu con phạm lỗi.
Những bố mẹ thông minh thường cho phép con thất bại để rút ra bài học cho bản thân, thay vì bắt con trốn tránh những sai lầm của mình.
Qua nhiều thập kỷ nghiên cứu, nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford (Mỹ), phát hiện con người thường nghĩ về thành công theo hai hướng, gọi là "tư duy cố định" và" tư duy phát triển".
Tư duy cố định thường hướng đến những quan điểm cho rằng trí thông minh, khả năng sáng tạo của con người là không thể thay đổi. Trong khi đó, tư duy phát triển thường có ở những người dám đối mặt với thử thách, coi thất bại không phải bằng chứng của kém thông minh, mà là bàn đạp cho sự phát triển lâu dài.
Nói với con những điều tích cực
Hoạ sĩ biếm hoạ nổi tiếng Jimmy nói: "Trẻ em thà bị đâm bởi xương rồng còn hơn là nghe lời chế giễu của người lớn. Ít nhất những vết sẹo còn được nhìn thấy, còn vết thương do la mắng là vô hình".
Bạo lực ngôn ngữ mặc dù không gây thương tích thể xác nhưng tàn tích để lại có khả năng ảnh hưởng đến hết cuộc đời đứa trẻ. Một số nghiên cứu cho thấy đứa trẻ bị bố mẹ trách móc từ nhỏ đã luôn có tâm lý bất an, nhạy cảm và nghi ngờ khi lớn lên.
Nếu bố mẹ thường xuyên dạy con bằng lời lẽ tích cực sẽ mang đến cho trẻ môi trường tràn đầy năng lượng và hòa bình thời thơ ấu, giúp trẻ tự tin phát triển bản thân và tự do trong tâm trí.
Khi thường xuyên nhận được sự đánh giá tích cực hay lời khen ngợi vì một kết quả tốt đẹp, trẻ sẽ luôn có được hình ảnh tích cực về bản thân mình, có hứng thú và động lực với nhiệm vụ được giao.
Nếu bố mẹ thường xuyên dạy con bằng lời lẽ tích cực sẽ mang đến cho trẻ môi trường tràn đầy năng lượng.