Sự tự tin truyền động lực đến trẻ tin tưởng vào chính mình khi đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống
Những đứa trẻ tự tin có nhiều khả năng đạt được hạnh phúc và thành công hơn. Có thể nói sự tự tin là tài sản lớn nhất của trẻ!
Sự tự tin giúp trẻ dám mơ ước, lòng can đảm trải nghiệm điều mới mà không sợ thất bại. Khi trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân, sẽ dễ dàng vượt qua những thử thách, tìm kiếm cơ hội và khám phá thế giới xung quanh một cách tích cực.
Các chuyên gia gợi ý đến bố mẹ những lời khuyên nuôi dạy trẻ tự tin.
Bố mẹ lan tỏa tình yêu thương
Con người sinh ra đã có khát khao được yêu thương. Khi trẻ tin chắc rằng mình được bố mẹ yêu thương, não bộ chuyển từ chế độ sinh tồn (tức là trong trạng thái phòng vệ cảnh giác) sang chế độ tăng trưởng.
Khi đó, trẻ có thể khám phá toàn diện ra bên ngoài, phát triển tiềm năng và hành động một cách tự tin. Một đứa trẻ được yêu thương và cảm thấy an toàn sẽ dám thử nghiệm, học hỏi từ những sai lầm, không ngại đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.
Bố mẹ lan tỏa tình yêu thương.
Những cái ôm không chỉ là hành động thể chất, mà còn là cách giao tiếp sâu sắc, truyền tải thông điệp rằng “Mẹ ở đây, và mẹ luôn yêu con.” Đáp lại kịp thời những nhu cầu, đưa ra những phản hồi cụ thể giúp trẻ cảm thấy được công nhận và không bị bỏ rơi.
Một số người cũng nói rằng cách giáo dục tốt nhất cho con là yêu thương người bạn đời của mình. Thực tế, khi vợ chồng yêu thương nhau, gia đình hòa thuận, đứa trẻ sẽ duy trì được sự phát triển mạnh mẽ.
Sự hòa hợp trong mối quan hệ vợ chồng tạo ra một môi trường ổn định và an toàn cho trẻ. Trẻ nhìn thấy tình yêu thương và sự tôn trọng giữa bố mẹ, sẽ học được giá trị của sự gắn kết, cách xây dựng các mối quan hệ tích cực trong tương lai.
Tích lũy những thành công nhỏ
Khi một người hoàn thành một việc gì đó, não sẽ tiết ra dopamine, giúp người đó trải nghiệm niềm vui thành công. Những trải nghiệm thành công có thể đánh thức động lực và sự tự tin của trẻ.
Trẻ em có kiến thức và kỹ năng hạn chế. Những việc (nhiệm vụ) tưởng chừng đơn giản đối với người lớn, lại là một thử thách với trẻ. Nếu một đứa trẻ thiếu kinh nghiệm thành công, sẽ tập trung quá nhiều vào bản thân thất bại, không thể nhìn nhận thất bại một cách khách quan và nỗ lực cải thiện.
Tích lũy những thành công nhỏ.
Vì vậy, bố mẹ nên chia nhiệm vụ lớn thành nhiều nhiệm vụ nhỏ, để trẻ vượt qua từng nhiệm vụ một và trải nghiệm hương vị thành công. Theo thời gian, hệ thống khen thưởng trí não của trẻ sẽ hoạt động tích cực, trở thành người có động lực, khả năng đương đầu khi gặp khó khăn.
Ví dụ, trẻ 3 tuổi chỉ có thể tập trung được từ 3 đến 5 phút. Nếu yêu cầu trẻ cất hết đồ chơi trên sàn cùng một lúc, hãy nhắc trẻ cất Lego trước, và để lại đồ chơi khác cho ngày mai.
Trẻ có thể dễ dàng dọn đồ chơi nhanh chóng, cảm thấy hài lòng về bản thân và não sẽ tiết ra dopamine một cách tự nhiên để cổ vũ. Với sự tập trung và động lực được cải thiện, trẻ kiên trì với các nhiệm vụ tiếp theo.
Tìm lợi thế sau đó hướng dẫn trẻ phát huy
Ai trong mỗi chúng ta đều có khuyết điểm và ưu điểm. Hãy cố gắng viết ra 10 ưu điểm của trẻ, dù là điểm nhỏ. Những điểm mạnh này có thể là khả năng sáng tạo trong cách chơi, sự tận tâm trong việc học, hay đơn giản là một nụ cười rạng rỡ khi gặp bạn bè. Khi bố mẹ tập trung vào những điểm mạnh của trẻ, sẽ hỗ trợ và khuyến khích với thái độ chấp nhận.
Những gì trẻ cảm thấy là sự ấm áp, kỳ vọng, cảm giác thân thuộc và phát triển cái nhìn tích cực về bản thân. Trẻ sẽ học cách nhìn nhận và khai thác những ưu điểm của mình, điều này giúp bản thân tự tin hơn trong giao tiếp, dũng cảm theo đuổi những ước mơ và mục tiêu trong tương lai.
Tìm lợi thế sau đó hướng dẫn trẻ phát huy.
Chúng ta cũng cần nhận biết một cách cẩn thận và đừng nhầm lẫn ưu điểm với nhược điểm. Những đặc điểm được xem khuyết điểm trong mắt người lớn có thể là dấu hiệu của sự kiên định hoặc quyết đoán, những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống sau này.
Ví dụ, một đứa trẻ không biết cách thích nghi có thể trông rất cứng nhắc, nhưng nếu nhìn ở một góc độ khác, sẽ thấy một đứa trẻ rất tỉ mỉ, cẩn thận trong mọi việc. Sự tỉ mỉ này có thể giúp trẻ phát triển thành những cá nhân tuyệt vời trong các lĩnh vực yêu cầu sự chính xác, như khoa học, nghệ thuật hay kỹ thuật. Bằng cách khuyến khích trẻ sử dụng điểm mạnh, nhận ra giá trị của bản thân, mở đường cho những cơ hội lớn trong tương lai.
Khen ngợi những điều nhỏ
Khi trẻ có tiến bộ, dù là nhỏ, hãy khen ngợi. Sự ghi nhận và đánh giá cao của bố mẹ sẽ củng cố hành vi tích cực của trẻ.
Những lời khen ngợi là sự công nhận, động lực mạnh mẽ giúp trẻ cảm thấy rằng nỗ lực được đánh giá cao.
Ví dụ, nếu mẹ đang dạy con viết, dù viết cong, chỉ có một nét thẳng, hay trông đẹp hơn ngày hôm qua, hãy khẳng định “Hôm nay con viết tốt hơn hôm qua rất nhiều. Những câu nói này nhằm khích lệ, trẻ nhận ra rằng mỗi bước tiến, dù nhỏ, cũng đáng được trân trọng.
Hơn nữa, việc ghi nhận sự tiến bộ của trẻ giúp xây dựng lòng tự tin. Ngoài ra, mẹ có thể khuyến khích trẻ tự nhận diện những tiến bộ của chính mình. Hãy hỏi trẻ: “Con cảm thấy hôm nay mình đã làm tốt hơn như thế nào?” Giúp trẻ phát triển khả năng tự đánh giá và nhận thức về sự tiến bộ của bản thân.
Khi trẻ tự nhận ra những nỗ lực của mình, sẽ có xu hướng tự tin và chủ động hơn để việc đặt ra các mục tiêu trong tương lai.
Cho trẻ sự lựa chọn
Cuộc sống được tạo nên từ những lựa chọn lớn và nhỏ. Mỗi quyết định, dù đơn giản hay không, đều có sức ảnh hưởng đến hướng đi và trải nghiệm của trẻ. Chúng ta thường không nhận ra rằng những lựa chọn hàng ngày, từ việc chọn bữa ăn đến cách phản ứng với những tình huống, đều góp phần hình thành cuộc sống.
Trẻ không thể kiểm soát số phận, nhưng có thể kiểm soát sự lựa chọn của mình. Khi trẻ đưa ra những lựa chọn đúng đắn ở mọi ngã rẽ trong cuộc đời, sẽ tự nhiên có thể kiểm soát hướng đi của cuộc đời mình tốt hơn.
Khen ngợi những điều nhỏ.
Điều này đặc biệt quan trọng trong việc phát triển bản thân và xây dựng những giá trị mà bạn muốn theo đuổi. Mỗi lựa chọn là một cơ hội để học hỏi và phát triển, định hình tương lai theo cách không thể ngờ tới.
Dù trẻ chưa có khả năng tự mình đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống, nhưng bố mẹ hãy khuyến khích trẻ đưa ra lựa chọn trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ "Hôm nay con muốn mặc gì?" hay "Bữa sáng, muốn uống sữa đậu nành hay sữa bò?"
Khi trẻ có cơ hội lựa chọn, sẽ cảm thấy được tôn trọng và có trách nhiệm hơn với quyết định của mình.