Chuyên gia tâm lý: Trẻ nhà nghèo thích "đua đòi", bố mẹ nên mừng vì không phải lúc nào cũng là điều xấu

Kiều Trang - Ngày 16/08/2023 09:33 AM (GMT+7)

Hiện nay, nhiều bố mẹ cảm thấy rất phiền lòng, vì con ngoan bỗng đổi tính đua đòi.

Tâm lý đua đòi là một hiện tượng phổ biến trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, và có thể xuất hiện ở các độ tuổi khác nhau, điều này khiến các ông bố bà mẹ vô cùng phiền lòng vì con ngoan bỗng đổi tính.

Theo các chuyên gia tâm lý có một số yếu tố và xu hướng trong xã hội đang ảnh hưởng đến thực trạng này. Một yếu tố quan trọng là xã hội cạnh tranh ngày càng gia tăng. Trẻ nhỏ thường được đặt trong một môi trường mà thành công, và đạt thành tích cao được coi là mục tiêu quan trọng.

Các hoạt động giáo dục, ngoại khoá đặt nhiều sự chú trọng vào việc khuyến khích trẻ đạt được thành tựu, và vượt trội trong nhiều lĩnh vực. Điều này vô tình tạo ra áp lực cho trẻ nhỏ khiến trẻ hình thành tính đua đòi, vì trẻ sẽ cảm thấy bản thân cần phải nổi bật và đạt được thành công cao hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

Thêm vào đó, các phương tiện truyền thông và công nghệ ngày càng phát triển, đưa đến sự tiếp cận dễ dàng với cuộc sống của người khác thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến. Trẻ em tiếp xúc với những câu chuyện và hình ảnh về những thành công, danh tiếng và sự nổi tiếng. Điều này có thể tạo ra một môi trường so sánh, và gợi lên sự đua đòi để trẻ có thể đạt được những thành tích tương tự, hoặc vượt qua người khác.

Tính đua đòi ở trẻ nhỏ cần được bố mẹ uốn nắn càng sớm càng tốt (Ảnh minh hoạ Internet).

Tính đua đòi ở trẻ nhỏ cần được bố mẹ uốn nắn càng sớm càng tốt (Ảnh minh hoạ Internet).

Các phương pháp giáo dục, và quản lý trẻ cũng có thể góp phần vào tâm lý đua đòi. Một số phụ huynh và người chăm sóc có xu hướng so sánh trẻ em với nhau, hoặc áp đặt áp lực thành công lên trẻ. Điều này gây ra sự cạnh tranh, khiến trẻ cảm thấy cần phải đua đòi để đáp ứng mong đợi của người lớn.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tâm lý đua đòi không phải lúc nào cũng là một điều tiêu cực. Nó có thể thúc đẩy trẻ phát triển khả năng cạnh tranh, và đạt được thành công nếu bố mẹ hướng dẫn con đúng hướng. Trẻ nên được dạy hiểu về các giá trị vật chất, kinh tế gia đình, từ đó bản thân có động lực phấn đấu đạt được điều mình mong ước, thay vì đòi hỏi từ bố mẹ.

Ngược lại, khi tâm lý đua đòi trở thành một áp lực quá lớn và gây căng thẳng, có thể gây ra những tác động tiêu cực cho sự phát triển và sức khỏe tinh thần của trẻ.

Để những ông bố bà mẹ hiểu rõ sâu hơn ở góc độ tâm lý học trong vấn đề này, chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi sẽ có những chia sẻ, hướng dẫn dưới đây. Từ đó, chuyên gia hy vọng có thể giúp bố mẹ đưa ra các phương pháp giáo dục con cái thật sáng suốt, phù hợp và hiệu quả.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nhà nghèo thích amp;#34;đua đòiamp;#34;, bố mẹ nên mừng vì không phải lúc nào cũng là điều xấu - 4

Thưa chuyên gia, tâm lý đua đòi của trẻ có phải xuất phát từ gia đình, cách giáo dục, xã hội, bạn bè,...? Trẻ đua đòi có phải là điều xấu không?

Trẻ đua đòi do nhiều nguyên nhân, đó là sự ảnh hưởng kết hợp của giáo dục gia đình cùng với sự ảnh hưởng của bạn bè và xã hội.

Trong gia đình mà bố mẹ không chú ý giáo dục con về giá trị của tiền bạc, sức lao động và sự đánh giá con người qua nhân phẩm, sẽ dễ dẫn đến việc trẻ trọng những giá trị vật chất mà đòi hỏi bố mẹ phải đáp ứng cho bằng bạn bè, hoặc những người ngoài xã hội.

Bên cạnh gia đình, trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực xã hội, trong đó thành công và danh tiếng được đánh giá cao. Các môi trường giáo dục hoặc hoạt động ngoại khoá cạnh tranh, nơi trẻ được khuyến khích đạt thành tích cao, cũng có thể tạo ra tâm lý đua đòi.

Ngoài ra, mối quan hệ với bạn bè cũng có thể ảnh hưởng đến trẻ. Nếu trẻ thấy bạn bè đạt được thành công hoặc nhận được sự chú ý, trẻ có thể cảm thấy cần phải cạnh tranh và đua đòi để không bị tụt lại.

Trên thực tế, trẻ có tính đua đòi thường dẫn đến những hệ luỵ tiêu cực. Tuy nhiên cũng có trường hợp sự đua đòi của trẻ không phải là điều xấu. Ví dụ như trong trường hợp mà đứa trẻ thích có một điều gì đó giống như bạn bè, và sau đó trẻ đã cố gắng để đạt được bằng sức của mình.

Như vậy điều mà trẻ thích, đã tạo thành động lực giúp trẻ đạt được mục tiêu. Còn trong trường hợp mà trẻ chỉ muốn có được chứ không muốn làm, bắt người khác phải đáp ứng cho mình thì sẽ không tốt chút nào. Việc chạy theo vật chất, luôn khiến cho con người ta mệt mỏi và ít hạnh phúc lâu bền. Do đó, vẫn là bố mẹ nên dạy trẻ học cách yêu những giá trị cốt lõi bên trong, thì tốt hơn.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nhà nghèo thích amp;#34;đua đòiamp;#34;, bố mẹ nên mừng vì không phải lúc nào cũng là điều xấu - 5

Tâm lý đua đòi sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức, tư duy, lối sống và quá trình hình thành nhân cách của trẻ như thế nào? 

Những đứa trẻ có tâm lý đua đòi, sẽ liên tục yêu cầu bố mẹ đáp ứng những đòi hỏi mới của trẻ, không cần quan tâm yêu cầu đó có hợp lý hay không. Trẻ có nhận thức sai lầm về việc đánh giá con người qua vẻ bề ngoài, qua những giá trị vật chất mà người đó sở hữu.

Điều này khiến trẻ có quan điểm lệch lạc, bị cuốn vào vòng xoáy đòi hỏi vật chất ngày càng tăng, xây dựng những mối quan hệ dựa trên giá trị tiền bạc, lâu dần dẫn đến cảm giác bất hạnh, tự ti vì thấy mình thua kém, hoặc ganh tị, tức giận và đổ lỗi cho người khác.

Hoặc nếu trẻ có điều kiện gia đình giàu có thì sẽ dễ hình thành tính cách kiêu căng, ngạo mạn… Và hơn hết là cảm giác không hạnh phúc, vì với vật chất thì không bao giờ là đủ cả.

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nhà nghèo thích amp;#34;đua đòiamp;#34;, bố mẹ nên mừng vì không phải lúc nào cũng là điều xấu - 6

Chuyên gia có thể chia sẻ một trường hợp thực tế cụ thể về đứa trẻ có tâm lý đua đòi, và cách mà bố mẹ đứa trẻ phản ứng trong trường hợp đó?

Tôi có từng làm việc với bà mẹ có 2 con, gia đình không khá giả nhưng các con thích chưng diện và luôn đòi hỏi những thứ đồ hiệu đắt tiền cho bằng bạn, bằng bè. Lúc nhỏ thì bố mẹ vẫn cố gắng đáp ứng để con không phải thua kém bạn, nhưng lớn lên nhu cầu đòi hỏi ngày càng lớn thì khả năng kinh tế gia đình không cho phép nữa.

Vì vậy mà con cái cứ giận dỗi và trách móc bố mẹ, nói bố mẹ không thương, rồi không muốn ở trong gia đình nghèo như thế, thấy xấu hổ với bạn bè. Bố mẹ bất lực với cách suy nghĩ và hành xử của con, nói nặng thì sợ con bỏ nhà đi, nói nhẹ thì con không nghe nên rất khổ tâm và chưa biết phải giáo dục con như thế nào?

Chuyên gia tâm lý: Trẻ nhà nghèo thích amp;#34;đua đòiamp;#34;, bố mẹ nên mừng vì không phải lúc nào cũng là điều xấu - 7

Để "chữa" tình trạng đua đòi ở trẻ, theo chuyên gia bố mẹ cần làm gì?

Với trẻ con, bố mẹ cần dạy con về quản lý tài chính từ nhỏ, phân công công việc nhà phù hợp với lứa tuổi của con để con biết và trân quý đồng tiền do mình làm ra. Bố mẹ cũng chia sẻ với con về việc làm và thu nhập của gia đình, những chi tiêu như thế nào là hợp lý và được đáp ứng, những cái nào không phù hợp thì cần từ chối và giải thích rõ cho trẻ.

Ngoài ra, trong cách suy nghĩ và hành xử của bố mẹ cần phải thể hiện việc coi trọng nhân phẩm, năng lực và cư xử với người xung quanh bằng tình thương giữa con người, chứ không phải nhìn mức độ giàu nghèo để thay đổi thái độ ứng xử.

Bên cạnh đó, quan trọng là bố mẹ nên vừa làm gương, vừa dạy con qua những bài học thực tế sẽ giúp con hình thành những giá trị tích cực, từ đó mà không se sua những giá trị vật chất.

Dạy con dậy thì đừng tuyệt đối xem nhẹ chuyện thẩm mỹ, ăn mặc, chuyên gia Việt: Đây là cách ứng xử khi con hở hang
Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi có những chia sẻ thú vị và hữu ích dành cho các bậc phụ huynh trong vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho con.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời