6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn

Kiều Trang - Ngày 31/03/2023 09:49 AM (GMT+7)

Tích tụ thức ăn là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhiều bà mẹ không hiểu biết đầy đủ về vấn đề này nhưng lại có xu hướng bỏ qua.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 1

Chế độ chăm sóc trẻ em ngày nay, không giống như ngày xưa. Khi đời sống được nâng cao, bố mẹ không còn lo con bị đói, ngược lại sẽ mua nhiều thức ăn để dung nạp vào cơ thể con, món nào bổ và ngon thì sẽ không ngại chi tiền để cho con ăn.

Sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ đối với con cái cũng được thể hiện rất rõ qua những thực phẩm bổ dưỡng mà bố mẹ đã dày công chuẩn bị cho trẻ. Tuy nhiên trên thực tế, một số trẻ có tính háu ăn, bố mẹ có thể vô tình cho trẻ ăn quá nhiều, trẻ tiêu hóa không tốt, dẫn đến tình trạng dạ dạy bị tích tụ thức ăn.

Đây vốn dĩ là hiện tượng phổ biến ở trẻ em, nhưng nhiều bà mẹ thường phớt lờ vì nghĩ rằng đó là vấn đề nhỏ. Đến khi con mắc bệnh mới vội vàng cho uống thuốc. Nhưng cách làm này, không những không giải quyết được vấn đề, mà còn dẫn đến tình trạng tích tụ thức ăn ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 2

Vì sao dạ dày trẻ bị tích tụ thức ăn?

Vấn đề tích tụ thức ăn ở trẻ có liên quan mật thiết đến việc cho ăn của bố mẹ. Trong quan niệm của nhiều bậc bố mẹ, tích tụ thức ăn tưởng chừng như khó tiêu nhưng thực tế, tích tụ thức ăn có hại hơn khó tiêu rất nhiều. 

Trẻ bị tích tụ thức ăn chủ yếu là do ăn uống không đúng cách, ăn quá nhiều dẫn đến thức ăn tích tụ ở dạ dày, ruột không kịp tiêu hóa, dẫn đến sự vận chuyển, chuyển hóa của tỳ vị và dạ dày không bình thường.

Một mặt, trẻ em còn nhỏ, chức năng hệ tiêu hóa chưa tốt bằng người lớn. Mặt khác, một số trẻ chưa biết khái niệm no hay chưa, bố mẹ cho ăn thì trẻ sẽ ăn. Còn một số bố mẹ luôn cho rằng, con chưa no nên nghĩ ra các chiêu để cho con ăn nhiều hơn, nếu con không muốn ăn thì thường ép con ăn thêm.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 3

Nếu cơ thể trẻ có những biểu hiện sau, thì một phần lớn nguyên nhân là do tích tụ thức ăn.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 4

Lớp phủ lưỡi trở nên trắng và dày

Thông thường, lớp phủ lưỡi của mọi người sẽ mỏng và sạch sẽ, nhưng nếu đứa trẻ bị tích tụ thức ăn, lớp phủ lưỡi sẽ thay đổi rõ rệt. Mẹ có thể so sánh tưa lưỡi của mình với của con.

Lưỡi của trẻ bình thường có màu hồng và ẩm, có một lớp kem mỏng màu trắng, nếu mẹ phát hiện lớp lưỡi của trẻ trở nên trắng và dày, trường hợp nặng thì lớp lưỡi của trẻ còn có dấu hiệu ố vàng. Lúc này, mẹ cần phải đặc biệt lưu ý, vì đây là một trong những dấu hiệu dạy dày của trẻ bị quá tải.

Thức ăn tích tụ trong cơ thể trẻ sẽ dẫn đến tỳ vị hư nhược, khí ẩm trong cơ thể không được vận chuyển và chuyển hóa bình thường khiến cho khí ẩm ngưng tụ ở lưỡi, gây ra rêu lưỡi trắng dày.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 5

Khi trẻ bị tích tụ thức ăn, lớp phủ lưỡi trở nên trắng và dày.

Phân bất thường

Khi sức khỏe ở mọi mặt trên cơ thể trẻ bình thường thì phân cũng bình thường. Nhưng các bà mẹ cũng cần chú ý hơn, nếu phát hiện phân của trẻ khác với trước đó thì chứng tỏ cơ thể trẻ đã có sự thay đổi nào đó.

Chẳng hạn như, quan sát thấy phân trẻ rất khô, hoặc hơi xanh thì lúc này mẹ nên theo dõi xem có khả năng dạ dày trẻ bị tích tụ thức ăn hay không?

Ngủ không yên giấc

Trẻ ăn quá nhiều sẽ trằn trọc, ngủ không ngon giấc, phổ biến là cựa quậy, tung, đá vào chăn. Thức ăn tích tụ nhiều sẽ làm cho cơn tức giận của trẻ trở nên mạnh mẽ, dẫn đến trằn trọc, mắt nhắm không chặt khi ngủ, đây là hiện tượng “mắt lộ” thường được nhắc đến trong y học Trung Hoa.

“Dạ dày không ổn thì ngủ không yên” sẽ làm cho chất lượng giấc ngủ của trẻ kém đi, trẻ dễ bị đánh thức khi đang ngủ, từ đó xuất hiện nhiều giấc mơ, nói mớ,… Tóm lại, giấc ngủ của trẻ sẽ có vẻ rất bồn chồn.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 6

Dạ dày trẻ đang gặp vấn đề sẽ khiến bé khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.

Nổi gân xanh trên sống mũi

Tỳ vị có tác dụng sinh hóa khí huyết, nhưng một khi trẻ bị tích thức ăn thì tỳ vị sẽ suy yếu, công năng sinh hóa khí huyết của tỳ vị suy giảm, sắc mặt trẻ tái nhợt, và sẽ thấy rõ những đường gân xanh trên sống mũi.

Nếu bố mẹ nào đã từng bị tích tụ thức ăn trong cơ thể, thì sẽ dễ dàng nhận thấy những biểu hiện bất thường trên khuôn mặt của trẻ. Vì vậy, bố mẹ càng phải chú ý quan sát nhiều hơn, nếu trẻ có biểu hiện khó chịu thì phải đưa trẻ đi khám kịp thời.

Giảm cảm giác thèm ăn

Đây cũng là biểu hiện tích tụ thức ăn rõ ràng nhất và cũng là biểu hiện phổ biến nhất. Thông thường trẻ ăn ngon miệng nhưng đột nhiên giảm sút khẩu vị, không còn hứng thú với món thường ngày thích ăn. Lúc này, bố mẹ có thể tìm nguyên nhân từ việc trẻ có bị tích tụ thức ăn hay không?

Nếu trẻ ăn nhiều thì thức ăn sẽ tiêu hóa rất lâu. Do thức ăn được tích trữ trong ruột và dạ dày mà không được tiêu hóa và bài tiết, đồng thời không có chỗ cho thức ăn mới dung nạp vào trong ruột và dạ dày, nên sẽ dễ khiến dạ dày gặp vấn đề bất ổn.

Vì vậy, bố mẹ cần chú ý đến tình trạng trẻ kén ăn, biếng ăn, và kịp thời đưa trẻ đi khám để loại bỏ thức ăn tích tụ trong dạy dày của trẻ. Về vấn đề này, bố mẹ không được cẩu thả, nếu không sẽ ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.

Hôi miệng

Thức ăn trẻ ăn hàng ngày không được tiêu hóa hết sẽ bị đào thải ra khỏi cơ thể, tích tụ lại trong dạ dày, nếu để lâu các thức ăn này sẽ bị lên men và sinh ra mùi ôi thiu.

Trẻ em bị tích tụ thức ăn thường có hơi thở chua rõ rệt. Sau khi trẻ ngủ dậy vào buổi sáng thì mùi chua sẽ đặc biệt rõ ràng. Những mùi này sẽ từ miệng và mũi thông qua đường hô hấp của trẻ thải ra ngoài.

Tất nhiên, hơi thở có mùi do tích tụ thức ăn hoàn toàn khác với vệ sinh răng miệng kém. Khi răng không được vệ sinh sạch sẽ hoặc giữ gìn vệ sinh răng miệng không tốt, lúc này miệng trẻ sẽ có mùi hôi, còn hơi thở do thức ăn tích tụ gây ra sẽ có mùi chua.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 7

Miệng trẻ sẽ phát ra một mùi chua khó chịu, vì thức ăn tích tụ trong dạ dày không thoát ra được.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 8

2 mẹo nhỏ giúp trẻ hạn chế tình trạng bị tích tụ thức ăn, đầy hơi

Massage thần kinh cột sống

Bố mẹ có thể giúp cải thiện đường tiêu hóa của trẻ tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn bằng cách Massage thần kinh cột sống thường xuyên cho trẻ.

Bắt đầu bằng cách để trẻ nằm thẳng trên giường với phần lưng lộ ra. Sau đó, dọc theo sống lưng của trẻ, dùng hai ngón tay véo nhẹ trên da cho đến huyệt Đại trượng trên cổ.

Mẹ làm liên tục từ dưới lên trên 5-6 lần, kiên trì mỗi ngày, có thể tăng nhu động đường tiêu hóa của trẻ, làm mạnh tỳ vị và dạ dày, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn kịp thời.

6 biểu hiện trẻ đang ốm, số thứ 5 là phổ biến nhất, mẹ lơ là con nuôi mãi không lớn - 9

Massage là phương pháp hiệu quả giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

Chú ý đến chế độ ăn uống

Bố mẹ nên cho trẻ ăn một số thức ăn có lợi cho tiêu hóa, thay vì thức ăn khó tiêu. Thường bố mẹ có thể dùng thức ăn lỏng, thức ăn bán lỏng làm thức ăn chính, thỉnh thoảng chế biến một số thức ăn như cháo cho trẻ ăn để trẻ dễ tiêu hóa.

Cố gắng tránh cho trẻ ăn những đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, những đồ ăn này không dễ tiêu hóa, nếu trẻ ăn thường xuyên sẽ dễ gây tích tụ thức ăn, không có lợi cho sức khỏe của lá lách và dạ dày.

Ngoài ra, thịt là thực phẩm giàu đạm, yêu cầu khả năng tiêu hóa tương đối cao, vì vậy trước khi cho trẻ ăn thịt, bố mẹ phải đánh giá khả năng tiêu hóa của trẻ trước, nếu trẻ có triệu chứng tích tụ thức ăn nhẹ thì phải nghiêm khắc bỏ thịt.

Kể cả trẻ có hệ tiêu hóa tốt hơn, cũng cần được kiểm soát lượng thịt, không nên ăn quá nhiều. Ngược lại thì hàm lượng chất xơ trong rau tương đối cao, dễ tiêu hóa hơn, hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau cũng tương đối phong phú nên trẻ có thể ăn thường xuyên, sẽ rất tốt cho sức khỏe.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng
Có mối mối liên hệ mật thiết giữa những chuyển động và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Muốn con đạt chỉ số IQ cao, bố mẹ cần chú trọng rèn luyện và thúc đẩy kỹ năng vận động của trẻ.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic