Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ

Kiều Trang - Ngày 29/03/2023 06:41 AM (GMT+7)

Chăm sóc em bé không phải là việc dễ dàng, mà đòi hỏi bố mẹ phải vô cùng tỉ mỉ. Bởi vì, có rất nhiều chi tiết nhỏ cần được chú ý đối với sức khỏe của trẻ.

Nhiều bậc bố mẹ lần đầu có con, hoặc thậm chí là đã từng trải qua quá trình nuôi con trước đó. Nhưng vẫn không tránh khỏi những bất cẩn, khiến sức khỏe của con gặp vấn đề xấu.

Đặc biệt, khi nói đến những điều nhỏ nhặt như ăn, uống và ngủ, không ít bố mẹ mới làm quen sẽ tỏ ra vô cùng bối rối. Điều này thực sự không có lợi cho quá trình nuôi dạy con cái. 

Trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp em bé sơ sinh bị tổn thương cột sống, do tư thế bế con sai của bố mẹ khi cho con bú, hoặc bố mẹ không kịp thời điều chỉnh tư thế ngủ không chính xác của trẻ.

Trước tình trạng này của một số ông bố bà mẹ, các chuyên gia bác sĩ đã đưa ra những lời nhắc nhở để bố mẹ kịp thời điều chỉnh tư thế đúng đắn hơn, tránh những tác động đáng tiếc làm cản trở sự phát triển thể chất lành mạnh của trẻ.

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 2

Cho con bú sai tư thế

Những bà mẹ mới bắt đầu cho con bú thường đổ mồ hôi vì kiệt sức, đau nhức cánh tay và cứng cổ. Điều này là do tư thế cho con bú không chính xác. 

Khảo sát cho thấy hơn 90% những người không đủ sữa cho con bú đều do tư thế nằm sai, nếu điều chỉnh kịp thời có thể tăng lượng sữa của những bà mẹ này. 

Tư thế cho con bú sai sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé

Gây đầy hơi

Khi cho con bú vào ban ngày, hầu hết các bà mẹ có thể áp dụng đúng tư thế, nhưng vào ban đêm, các bà mẹ lại dễ rơi vào những tư thế không phù hợp, có thể vì mẹ quá mệt nên không chú ý, hoặc mẹ ngủ quên.

Nếu tư thế bú đêm của trẻ sai và trẻ không ợ hơi kịp thời sau khi bú, điều này sẽ không chỉ dễ khiến trẻ bị đầy hơi mà còn xảy ra hiện tượng trào ngược, trẻ ọc sữa ra ngoài sẽ sặc vào khí quản, rất nguy hiểm.

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 3

Tư thế cho con bú sai, rất dễ khiến trẻ rơi vào hiện tượng bị trớ sữa.

Viêm tai giữa

Do tai của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, vòi nhĩ ngắn, thấp và thẳng, eo sinh lý chưa hình thành nên lòng ống tai tương đối rộng. Ngoài ra, sự co bóp cơ bắp của ống Eustachian yếu và độ mở của vòm họng tương đối thấp, do đó chất lỏng trong vòm họng có thể dễ dàng chảy vào tai giữa.

Dong Yuli, giáo sư tại Trung tâm Tai mũi họng của Bệnh viện Quân đoàn Cảnh sát Vũ trang tỉnh Quảng Đông, chỉ ra rằng hầu hết trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa là do tư thế cho con bú không đúng cách, khiến trẻ bú quá nhiều, bú quá nhanh, không kịp nuốt và bị sặc. Từ đó, có thể khiến sữa trào ngược vào mũi họng và đi vào tai giữa từ ống eustachian, dẫn đến viêm tai giữa cấp tính.

Ngoài ra, nếu khoảng cách giữa các lần bú quá dài, trẻ sẽ càng đói, bú mạnh, không khí hít vào nhiều dễ gây tràn sữa, sặc sữa, dẫn đến tình trạng bị viêm tai giữa.

Xương răng, hàm bị lệch

Cho con bú bình thường mang lại sự kích thích chức năng nhất định cho hàm trên và hàm dưới, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bình thường của hàm trên và hàm dưới. Nếu tư thế bú của mẹ sai, động tác bú của bé sẽ đóng vai trò định hướng không bình thường cho sự tăng trưởng và phát triển của xương răng. 

Ví dụ khi bú, cằm của bé nhô ra phía trước quá nhiều, rất có thể sau này cằm của bé sẽ phát triển quá xa về phía trước. Lan Zedong, Giám đốc Khoa Chỉnh hình tại Bệnh viện Răng hàm mặt trực thuộc Đại học Y Quảng Châu, tin rằng tốt nhất nên sử dụng phương pháp bế kiểu nôi khi cho con bú, điều này có lợi cho việc bú tự nhiên của trẻ. Đồng thời, không nên để bé ngủ với đầu bình sữa trong thời gian dài, tránh để bình sữa đè lên răng và hàm.

Tư thế cho con bú phù hợp

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 4

Tư thế cái nôi

Trước hết, đặt đầu trẻ lên cánh tay mẹ, bụng hướng vào trong, dùng tay giữ mông trẻ để tạo điều kiện tiếp xúc cơ thể. Mẹ cũng có thể sử dụng đệm hoặc tay vịn để hỗ trợ cánh tay của mình, điều này có thể khiến việc thực hiện tư thế dễ dàng hơn. 

Tư thế nôi là tư thế cho con bú tốt nhất, vì mẹ cũng có thể hoàn toàn giao tiếp với bé. Đồng thời khi cho con bú, mẹ cũng có thể chạm vào bé để kích thích các giác quan phát triển. Hai cánh tay được thả lỏng tự nhiên, đầu bé được đặt ở vị trí thoải mái nhất trong hốc cánh tay, ống dẫn sữa của mẹ sẽ rất thông suốt.

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 5

Tư thế cái nôi là tư thế bú lý tưởng, được nhiều bà mẹ tin tưởng sử dụng khi cho con bú.

Tư thế nằm nghiêng

Tư thế này thích hợp cho việc cho con bú vào ban đêm, nằm nghiêng và kê một chiếc gối dưới đầu. Em bé quay mặt sang một bên với mẹ, áp bụng vào nhau. Để đảm bảo bé và mẹ được gần nhau, tốt nhất mẹ nên dùng một chiếc gối nhỏ để đệm lưng cho bé.

Tư thế kiểu bầu dục (kiểu ôm)

Tư thế cho con bú này đặc biệt phù hợp với các bà mẹ sinh mổ, có thể tránh cho em bé đè lên vết mổ ở bụng của mẹ. Cũng tuyệt vời cho các bà mẹ có bộ ngực lớn, em bé quá nhỏ hoặc đang cho cặp song sinh bú. 

Đầu tiên hãy bế bé dưới cánh tay, bé quay mặt về phía mẹ, mũi bé ngang với núm vú, hai chân bé duỗi ra sau lưng mẹ. Sau đó mẹ đỡ vai, cổ và đầu bé bằng tay mẹ, tay kia giữ bầu ngực và hướng dẫn bé tìm bầu vú mẹ, lúc này mẹ hơi cúi người về phía trước để bé áp sát vào bầu vú mẹ. 

Tư thế nửa nằm nửa ngồi

Trước hết, đặt trẻ nằm sấp, đối diện với ngực mẹ, có thể kê một chiếc gối sau lưng trẻ, đồng thời mẹ cũng có thể dùng gối để nâng phần thân trên của mình lên. Sau đó mẹ nằm ngửa, dùng tay đỡ để nâng cơ thể trẻ bằng cách đặt tay lên gối phía sau trẻ, sao cho miệng trẻ ngậm được núm vú mẹ.

Phương pháp này phù hợp với sản phụ trong những ngày đầu sau sinh, vì lúc này các bà mẹ còn yếu nên khó ngồi dậy, phương pháp nửa nằm nửa ngồi này là phù hợp nhất.

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 6

Tư thế nửa nằm nửa ngồi phù hợp với những bà mẹ mới vừa sinh con xong, sức khỏe còn khá yếu.

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 7

Cho con ngủ sai tư thế

Có 3 tư thế ngủ phổ biến dễ khiến bé gặp nguy hiểm

Rung lắc để trẻ ngủ

Khi bé quấy khóc, trằn trọc khi ngủ, một số bà mẹ trẻ sẽ ôm bé vào lòng hoặc cho vào nôi lắc, bé càng khóc, mẹ càng lắc mạnh cho đến khi bé ngủ thiếp đi.

Tuy nhiên, động tác lắc này sẽ khiến não bé lắc lư liên tục trong khoang sọ. Vì não của trẻ còn yếu nên sẽ va chạm với hộp sọ cứng, làm vỡ các mạch máu não nhỏ, gây ra “hội chứng chấn động não nhẹ” hoặc xuất huyết nội sọ.

Các chuyên gia nhắc nhở bố mẹ chú ý, phương pháp cho con ngủ này đặc biệt không phù hợp với trẻ sơ sinh dưới 10 tháng tuổi.

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 8

Việc rung lắc quá nhiều không chỉ làm tổn thương não, mà còn hình thành thói quen xấu cho trẻ.

Ôm ngủ

Mặc dù mục đích ban đầu của việc ôm ấp con cái khi ngủ, là đang thể hiện tình yêu thương và hy vọng có thể luôn giữ đứa trẻ ở bên cạnh mình. Nhưng lẽ đương nhiên là người mẹ cũng phải đi ngủ, và sau khi chìm vào giấc ngủ thì nguy cơ mất an toàn sẽ rất lớn đối với trẻ.

Sự cố trẻ sơ sinh ngạt thở do ôm ấp khi ngủ năm nào cũng xảy ra khiến nhiều người xót xa. Trẻ đủ tháng tuổi chưa biết lật, chưa có khả năng tự bảo vệ và phát tín hiệu để bố mẹ biết. Vậy nên, tốt nhất là bố mẹ phải cho trẻ ngủ trong cũi riêng.

Nằm sấp 

Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh có liên quan đến tư thế ngủ, đặc biệt là tư thế nằm sấp là nguy hiểm nhất.

Trẻ sơ sinh thường không thể tự lật, không thể chủ động tránh các chướng ngại vật trước miệng và mũi, do đó khi đường hô hấp bị tắc nghẽn, trẻ chỉ có thể hấp thụ rất ít không khí và bị thiếu oxy; khi bị trào ngược dạ dày nhu động và tăng áp lực trong dạ dày, thức ăn sẽ trào ngược lên, chặn đường thở vốn đã rất hẹp và gây ra cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh.

Theo khảo sát của các chuyên gia, tư thế ngủ an toàn nhất cho trẻ sơ sinh là nằm ngửa khi ngủ. Tư thế ngủ này có thể khiến đường thở của trẻ không bị cản trở, ở một mức độ nhất định có thể tránh được cái chết đột ngột ở trẻ sơ sinh.

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 9

Nằm sấp là tư thế dễ khiến đường thở của trẻ bị cản trở, rất nguy hiểm.

Tư thế ngủ đúng

Nằm ngửa

Nằm ngửa có lợi cho sự phát triển chính xác và cân đối của các đặc điểm trên khuôn mặt của trẻ, đồng thời có thể thả lỏng các cơ.

Tuy nhiên, nói chung tốt nhất là mẹ không nên đặt tư thế nằm ngửa cho trẻ sơ sinh vừa bú xong, vì dễ khiến trẻ ọc sữa, làm sữa chảy vào tai giữa dọc theo má và gây viêm tai giữa. 

Cách làm đúng là sau khi trẻ bú xong, bế thẳng đứng trẻ lên và vỗ nhẹ vào lưng cho đến khi trẻ ợ hơi, sau đó để trẻ nằm nghiêng khi ngủ.

Nằm nghiêng 

Nằm nghiêng có nằm nghiêng trái và nằm nghiêng phải. Đối với trẻ, nằm nghiêng bên phải còn làm tăng động tác nuốt khi ngủ, đẩy dịch nhầy ở tai giữa thoát ra ngoài, giảm khả năng lưu giữ vi trùng, giảm nguy cơ nhiễm trùng, từ đó tránh được bệnh viêm tai giữa.

Nhược điểm là tư thế này không dễ duy trì lâu đối với những bé tay ngắn, chân ngắn. Ngoài ra, ngủ nghiêng về cùng một hướng trong thời gian dài có thể gây ra sự bất đối xứng về hình dạng của đầu và mặt.

Sai lầm thường gặp của các mẹ bỉm Việt khi chăm trẻ sơ sinh nhưng hầu như ai cũng phớt lờ - 10

Tư thế ngủ nằm nghiêng cũng có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.

Tay trẻ sơ sinh càng linh hoạt trí thông minh càng cao, rèn luyện đúng tương lai thành người xuất chúng
Có mối mối liên hệ mật thiết giữa những chuyển động và sự phát triển trí tuệ của trẻ. Muốn con đạt chỉ số IQ cao, bố mẹ cần chú trọng rèn luyện và thúc đẩy kỹ năng vận động của trẻ.

Dạy con 6-12 tháng

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic