Lời nói của bố mẹ có tác động sâu sắc, nuôi dưỡng con thành người xuất sắc.
Một chuyên gia nhận định rằng, nuôi con giống như chúng ta đang ở ngã ba đường. Mỗi con đường có cảnh quan khác nhau, và điề nào phù hợp với con, bố mẹ chỉ có thể được biết sau khi hiểu rõ từng con đường một.
Trong đó, bố mẹ là người hướng dẫn tốt trên con đường trưởng thành và tránh đi đường vòng. Đứng đăng sau sự xuất sắc của con, bố mẹ luôn có các nuôi dạy tinh tế nhất định.
Lấy việc giao tiếp làm ví dụ, cùng một câu, nhưng tác dụng khi nói từ mỗi người là hoàn toàn khác nhau.
Để nuôi dưỡng con thành đứa trẻ ngoan, bố mẹ nên nắm vững một số nguyên tắc quan trọng khi trò chuyện. Đặc biệt, 6 câu sau đây có tác động sâu sắc đến sự trưởng thành của trẻ. Bố mẹ nên lưu lại để dùng nói chuyện với con khi cần thiết.
“Con có thể tận hưởng nhưng không được lãng phí hay so sánh”
Nhiều đứa trẻ hình thành thói quen "có mới nới cũ" hay so sánh đồ chơi, quần áo với bạn, xem của ai đẹp và mới hơn.
Theo các chuyên gia, đây là sự lãng phí và so sánh không đáng có. Để tránh trình trạng nayfm bố mẹ cho con làm một số việc vặt vào ngày cuối tuần để kiếm tiền mua những thứ mình thích. Sau khi thực sự có được do lao động, trẻ lại không đành lòng chi tiêu.
Đây được gọi là cảm giác trải nghiệm lớn hơn cảm giác ham muốn. Kinh nghiệm mang lại thành tựu và lợi ích, trong khi ham muốn chỉ mang lại sự thích thú và thỏa mãn ngắn hạn.
Nếu trẻ lãng phí và hay so sánh, mẹ nên nói rằng: “Con có thể tận hưởng nhưng không được lãng phí hay so sánh”. Khi cần thiết, đừng để trẻ có được mọi thứ một cách dễ dàng.
“Nếu so sánh ngoại hình hay điều người khác có sẽ không mang đến ý nghĩa gì cả”
"Đây là đôi giày mới mẹ mua cho tớ. Chúng rất đắt tiền và là hàng hiệu."
"Sao quần áo của cậu nhăn vậy, trông giống như ăn xin ấy!"
Thực tế, ai cũng hy vọng mình có thể cao, giỏi và nổi tiếng hơn người khác, và trẻ em cũng không ngoại lệ.
Nhưng sự so sánh đòi hỏi kiến thức và tầm nhìn. Đây là lý do tại sao trẻ cần phấn đấu để thể hiện bản thân.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên nhắc nhở con rằng, không cần phải ghen tị khi người khác giỏi hơn. Trẻ vẫn có thể trở nên xuất sắc nếu học tập chăm chỉ.
Trẻ không nên vội tự hào khi hơn người khác, bởi vì có rất nhiều người giỏi hơn. Tất cả những gì trẻ nên phát huy là “làm tốt việc của mình”. Bởi “Nếu so sánh ngoại hình hay điều người khác có sẽ không mang đến ý nghĩa gì cả.”
“Con có thể nản lòng, nhưng khó khăn chỉ là tạm thời"
Trong tâm lý học, người ta tin rằng “bộ não có thể được điều khiển bởi ngôn ngữ”, và mọi hành vi của trẻ cũng bị ảnh hưởng và can thiệp bởi bố mẹ.
Nếu chúng ta luôn nói với con: “Mẹ không biết làm gì cả” hoặc “Mẹ không giúp được” thì trong tiềm thức trẻ sẽ nhận được thông điệp xấu “Mẹ không biết gì cả”.
Theo thời gian, với quan niệm mình là người xấu, não bộ của trẻ cũng sẽ rơi vào trạng thái khép kín, sợ hãi và sợ khó khăn.
Vì vậy, những đứa trẻ xuất sắc luôn lớn lên với niềm hy vọng, dù bây giờ không quá xuất chúng, nhưng chỉ cần nuôi dưỡng ước mơ và hy vọng thì mọi thứ sẽ có thể đi theo chiều hướng tốt.
Điều mà bố mẹ nên làm là động viên con khi gặp khó khăn: “Con có thể nản lòng, nhưng đừng quên rằng khó khăn chỉ là tạm thời. Chỉ cần con vượt qua, sẽ thấy nhiều vẻ đẹp và sự khác biệt hơn”.
"Con có thể phàn nàn nhưng học tập là sự lựa chọn tốt cho tương lai"
Thực tế, mục đích của việc học là để có nhiều sự lựa chọn hơn trong tương lai. Học tập không chỉ giúp tích lũy kiến thức, mà còn rèn luyện kỹ năng, mở rộng tầm nhìn và phát triển tư duy.
Khi trẻ có nhiều sự lựa chọn, sẽ có cơ hội tìm ra con đường phù hợp với bản thân, phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Mặc dù việc học hiện tại đôi khi khiến trẻ nản lòng, nhưng học hành chăm chỉ sẽ tạo ra nhiều giá trị tốt. Những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất tốt đẹp mà trẻ được rèn luyện sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho tương lai.
Vì vậy, bố mẹ nên truyền cảm hứng cho trẻ ước mơ, thay vì đặt thành tích quá cao với khả năng của con.
"Trước khi giúp đỡ người khác, con cần bảo vệ chính mình trước"
Thế giới của trẻ tương đối đơn giản, nhưng bố mẹ nên hướng dẫn trẻ các bảo vệ chính mình trước tiên.
Bởi nếu trẻ chưa biết cách bảo vệ mình, có thể dễ bị lợi dụng, bị người khác lấy lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến nhu cầu của trẻ.
Trẻ cần học cách tìm sự cân bằng hợp lý giữa việc chăm sóc bản thân và giúp đỡ những người khác. Nếu quá tập trung vào người khác mà bỏ bê bản thân, trẻ sẽ nhanh chóng kiệt sức. Khi trẻ biết cách bảo vệ bản thân, sẽ cảm thấy tự lập và tự tin hơn.
"Con có thể thẳng thắn nhưng nên chú ý đến cách nói chuyện"
Trẻ càng nhỏ nên chưa thể diễn đạt điều mình muốn bày tỏ một cách chính xác. Tuy nhiên, nếu trẻ thẳng thắn nói những lời không phù hợp, sẽ dễ làm mất lòng người khác.
Vì vậy, những đứa trẻ xuất sắc được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ cũng như khả năng diễn đạt ngôn ngữ và trí tuệ cảm xúc. Bố mẹ có thể nói rằng: “Con có thể thẳng thắn và chân thành, nhưng phải chú ý đến cách nói chuyện với người khác”.
Điều này sẽ giúp trẻ vừa có thể bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình một cách trung thực, vừa biết cách giao tiếp lịch sự, tôn trọng và phù hợp với hoàn cảnh.
Như vậy, trẻ sẽ phát triển được những kỹ năng quan trọng để có thể giao tiếp, thấu hiểu bản thân và người khác hiệu quả.