Để tránh gây phiền hà, ảnh hưởng cho cả mẹ và bé, có những điều kiêng kỵ dưới đây nên hạn chế làm khi đến thăm trẻ sơ sinh.
Chia sẻ niềm vui khi bạn bè, gia đình, người thân vừa chào đón thành viên mới là điều nên làm. Người thân hay họ bạn bè đến thăm trẻ sơ sinh đều mang theo ý tốt, nhưng đôi khi có những cử chỉ hay lời khuyên thiếu tế nhị.
Vì vậy, khi đến thăm trẻ sơ sinh cần phải lưu ý một số điều dưới đây để tránh gây phiền hà, ảnh hưởng cho cả mẹ và bé.
Vệ sinh trước khi có ý định chạm vào bé
Trong những tuần đầu tiên sau sinh, sức đề kháng của trẻ rất thấp. Vì vậy nếu trên tay chúng ta xuất hiện những vi khuẩn có hại thì chúng rất dễ có thể tấn công, xâm nhập vào cơ thể bé.
Đặc biệt, da bé sơ sinh rất mỏng manh, bé mới sinh nên sức đề kháng cũng không thể bằng người lớn. Dù không nói ra nhưng bố mẹ em bé sẽ rất lo lắng nếu bạn chưa rửa tay sạch sẽ mà đã chạm vào bé hoặc thậm chí thơm, hôn bé.
Vì thế, việc giữ gìn vệ sinh bàn tay là rất cần thiết vì khi bàn tay bị bẩn sẽ làm gia tăng nguy cơ lây truyền vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.
Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là nguyên tắc đầu tiên được các tổ chức y tế khuyến cáo khi bạn đến thăm người bệnh và trẻ sơ sinh cũng là một trong số các trường hợp như vậy. Vì vây, hãy nhớ rửa sạch tay và chân trước khi tiếp xúc với trẻ.
Kể cả khi đã rửa tay sạch, chúng ta cũng không nên hôn vào môi hoặc chạm tay vào miệng bé, hành động này thực tế có thể gây nguy hiểm cho bé nếu bị lây bệnh.
Nên chú ý vệ sinh tay trước khi có ý định chạm vào bé.
Không tự ý ôm ấp, hôn bé
Trong quá trình thăm, nhiều người muốn chạm vào em bé. Rất nhiều trường hợp các trẻ tử vong hoặc nhiễm bệnh nặng rất thương tâm chỉ vì những cái ôm, hôn của người lớn.
Cơ thể trẻ sơ sinh rất non yếu, sức đề kháng kém nên để trẻ được nhiều người ôm hôn, âu yếm sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn, vi trùng có hại xâm nhập vào trẻ.
Vậy nên, với những người đến thăm trẻ sơ sinh thì lưu ý không nên hôn trẻ, nếu muốn ôm trẻ phải đảm bảo đã vệ sinh sạch sẽ và không mắc bệnh truyền nhiễm.
Vì thế, đừng vội bế bé khi mẹ em chưa cho phép và nên tinh ý nếu mẹ em bé không hài lòng hoặc không muốn chúng ta như vậy. Đây cũng là hành động bình thường của bất cứ bà mẹ mới sinh.
Người đang bệnh không nên bế trẻ
Nếu chúng ta đang ốm thì không nên đến thăm bé. Vì sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, rất dễ bị lây vi rút cảm cúm từ bạn. Hãy đến thăm bé khi bản thân cảm thấy sức khỏe và tinh thần khỏe mạnh nhất.
Đặc biệt, những người mắc bệnh viêm gan, người bệnh răng miệng hay đang cảm cúm thì tuyệt đối không nên đến thăm bé. Nếu viên gan A lây lan chủ yếu qua đường phân-miệng và tiếp xúc gần gũi trong cuộc sống.
Viêm gan B lại lây truyền thông qua tiêm, truyền máu hoặc các sản phẩm máu. Chính vì vậy, đối với người bị viêm gan thì việc tiếp xúc gần gũi và nước bọt, nước mắt đều là không an toàn với trẻ nhỏ.
Không nên tự ý ôm, hôn hay chạm vào những bộ phận nhạy cảm của trẻ.
Trong khi đó, những người bị mắc bệnh răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi… sẽ có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nếu đến thăm và hôn bé, bắt buộc phải tiếp xúc trực tiếp với môi của trẻ, điều này vô tình đã truyền vi khuẩn gây bệnh đó sang cho bé khiến bé rất dễ bị phát bệnh.
Đồng thời, khả năng miễn dịch của bé còn yếu, sức đề kháng kém nên việc tiếp xúc với người bị cảm, ốm, sốt là vô cùng nguy hiểm. Trẻ có thể bị nhiễm vi-rút cúm, thậm chí dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa hoặc hợp nhất viêm não, viêm cơ tim.
Không đánh thức bé đang ngủ
Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, khoảng 18 tiếng một ngày để hoàn thiện não bộ và các cơ quan khác. Chưa kể đến việc có thể trước đó bố mẹ em đã phải rất vất vả ru, bế ẵm em bé để em ngủ ngon.
Vì vậy, không nên đánh thức trẻ trong giai đoạn ngủ, bất kể đó là ngủ ngày hay đêm, bởi vì công việc quan trọng đang được thực hiện trong não khi các bé ngủ.
Dẫu biết đến thăm bé mà bé đang ngủ, không được nhìn ngắm vẻ đáng yêu của con. Nhưng hãy cư xử đúng mực, và đừng làm phiền đến giấc ngủ của bé.
Không đến thăm quá lâu
Một số người có thói quen đến thăm trẻ sơ sinh nhưng lại tranh thủ tâm sự, kể chuyện buồn cho mẹ bé nghe. Đặc biệt, những câu chuyện liên quan tới mẹ.
Điều này chỉ khiến các mẹ sau khi vừa sinh bị suy sụp tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của mẹ. Do đó, nếu đến thăm trẻ sơ sinh, tuyệt đối chỉ nói chuyện vui vẻ để khích lệ tinh thần mẹ và bé sau sinh.
Không nên làm ồn, đến thăm quá lâu hay đánh thức khi bé đang ngủ.
Trải qua cơn vượt cạn, mẹ bé cần nghỉ ngơi lấy lại sức và cũng không thể tiếp chuyện bạn quá lâu. Nếu mẹ bé có dấu hiệu mệt mỏi, bạn nên xin phép ra về sớm.
Thời gian thăm bé sơ sinh chỉ nên từ 1 tiếng trở lại. Thăm quá lâu có thể ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của mẹ và bé như ăn, ngủ, nghỉ ngơi. Không ít trường hợp tới thăm trẻ quá lâu khiến cả mẹ và bé đều cảm thấy mệt nhưng không biết làm cách nào để đuổi khéo.
Không hút thuốc
Hút thuốc lá gây nên những tác hại nghiệm trọng đến sức khỏe của người hút thuốc trực tiếp và những người sống trong môi trường có khói thuốc lá.
Theo các chuyên gia, khói thuốc lá trong môi trường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em bởi ở trẻ em phổi chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng chưa cao nên trẻ rất nhạy cảm với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc.
Trẻ sơ sinh rất nhạy với mùi thuốc, chưa kể, thuốc lá cũng gây hại tới sức khỏe của trẻ và mẹ. Do vậy, nếu người đến thăm có thói quen hút thuốc thì nên giữ phép lịch sự, không hút thuốc khi tới thăm trẻ sơ sinh.
Vì vậy, trước khi đến thăm trẻ chúng ta không nên hút thuốc và nên đảm bảo trên cơ thể cũng không có mùi thuốc. Nếu đã có lỡ hút thuốc thì nên dùng nước súc miệng để loại bỏ mùi thuốc trong hơi thở.
Một số bệnh viện còn yêu cầu người đến thăm phải mặc quần áo y tế mới được phép bế em bé. Nếu có ý định đến thăm mẹ và bé, chúng ta nên mặc gọn gàng, sạch sẽ và nhớ không hút thuốc.
Nếu có ý định đến thăm mẹ và bé, chúng ta nên mặc gọn gàng, sạch sẽ và nhớ không hút thuốc.
Không làm ồn
Hãy cố gắng nói chuyện nhỏ nhẹ, tạo không gian yên tĩnh nhất cho bé. Vì nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất cao, nếu người đến thăm nói quá to, bé có thể thức giấc và quấy khóc, làm phiền người nhà.
Không gian yên tĩnh là điều cần thiết cho trẻ mới sinh, nhất là khi bé ngủ. Nếu đến thăm vào lúc trẻ đang ngủ, nên hạn chế âm thanh nói chuyện vì hệ thần kinh của tre sơ sinh khá yếu rất dễ bị giật mình vì tiếng nói chuyện lớn.