99% bố mẹ Việt mắc phải 5 sai lầm, khiến con chậm nói nhưng không hay biết

Thi Thi - Ngày 09/06/2024 12:00 PM (GMT+7)

Bố mẹ thường xuyên làm 5 điều này sẽ kìm hãm năng khiếu ngôn ngữ, vô tình khiến con chậm nói.

Trên thực tế, mỗi đứa trẻ đều có những khác biệt riêng, có trẻ nói sớm, trẻ nói muộn. Ngoài ra, môi trường sống khác nhau nên dẫn đến sự khác biệt tương đối lớn giữa các trẻ.

Vì vậy, nếu không muốn con mình chậm nói, điều quan trọng là bố mẹ phải tạo môi trường học ngôn ngữ tốt cho con. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu bố mẹ thường làm 5 điều sau đây sẽ làm giảm năng khiếu ngôn ngữ, khiến con chậm nói.

99% bố mẹ Việt mắc phải 5 sai lầm, khiến con chậm nói nhưng không hay biết - 1

Ít giao tiếp với trẻ

Một số bố mẹ thực sự quan tâm đến con, nhưng cách dành thời gian với con lại không hiệu quả. Thay vì tương tác trực tiếp và tích cực, bố mẹ để con chơi đồ chơi một mình, trong khi bản thân làm việc nhà hoặc giải trí riêng. Điều này không thể thay thế được sự tương tác và giao tiếp chất lượng.

Hoặc nhiều phụ huynh cho rằng, do trẻ nhỏ chưa biết nói, nên không cần phải nói chuyện với con. Tuy nhiên, điều này là sai lầm. Ngay từ khi mới chào đời, trẻ đã bắt đầu học cách hiểu và giao tiếp bằng những cách như quan sát, phản ứng, và cố gắng đáp lại.

Nhiều bố mẹ để con chơi đồ chơi một mình trong khi bản bân làm việc nhà hoặc giải trí riêng.

Nhiều bố mẹ để con chơi đồ chơi một mình trong khi bản bân làm việc nhà hoặc giải trí riêng.

Việc bố mẹ nói chuyện, đọc sách, tương tác ngay cả khi con chưa biết nói, sẽ rất quan trọng cho sự phát triển ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và nhận thức của trẻ.

Điều quan trọng là cha mẹ phải dành thời gian chất lượng với con, tương tác trực tiếp, lắng nghe và đáp ứng nhu cầu. Đó chính là cách tốt nhất để thúc đẩy sự gắn kết, tin tưởng và học hỏi, khi được chăm sóc và tương tác đúng cách, trẻ sẽ học nói tốt hơn.

99% bố mẹ Việt mắc phải 5 sai lầm, khiến con chậm nói nhưng không hay biết - 3

Bố mẹ nói quá nhanh

Cách thức bố mẹ sử dụng khi giao tiếp ảnh hưởng rất lớn đến việc trẻ tiếp thu và phát triển ngôn ngữ.

Nhiều bố mẹ nói quá nhanh, khiến trẻ khó theo kịp và hiểu được những gì được nói. Điều này có thể dẫn đến tình trạng trẻ bị "choáng ngợp" và không dám hoặc không thể đáp lại. Việc giao tiếp trở nên khó khăn và không hiệu quả.

Thay vào đó, bố mẹ nên cố gắng nói chuyện với con bằng tốc độ vừa phải, rõ ràng và chậm rãi. Điều này sẽ giúp trẻ dễ hiểu và có thể tập trung theo dõi, tiếp thu từng từ, câu một cách tốt hơn. Từ đó, trẻ sẽ dễ dàng bắt chước và luyện tập nói theo.

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên kết hợp các phương pháp khác như sử dụng nhiều hình ảnh, cử chỉ và giọng điệu phù hợp để hỗ trợ việc trẻ hiểu và học ngôn ngữ. 

Bố mẹ nên cố gắng nói chuyện với con bằng tốc độ vừa phải, rõ ràng và chậm rãi.

Bố mẹ nên cố gắng nói chuyện với con bằng tốc độ vừa phải, rõ ràng và chậm rãi.

99% bố mẹ Việt mắc phải 5 sai lầm, khiến con chậm nói nhưng không hay biết - 5

Nói thay con

Một số bố mẹ vì lo lắng mà chủ động giúp con diễn đạt ý kiến, sau đó hỏi xem có đúng không, trẻ lúc này thường chỉ cần lắc hay gật đầu. Bố mẹ tin rằng cách này sẽ giúp nâng cao hiệu quả và khuyến khích trẻ nói.

Tuy nhiên, điều này đôi khi lại có thể gây hại hơn là giúp ích. Khi bố mẹ liên tục giúp trẻ diễn đạt, trẻ sẽ không có cơ hội thực hành và luyện tập sử dụng ngôn ngữ của chính mình. Lâu dần khiến trẻ dần trở nên lệ thuộc vào sự hỗ trợ của bố mẹ, thay vì tự chủ động sử dụng ngôn từ để biểu đạt.

Vì vậy, khi dạy con tập nói, bố nên kiên nhẫn và khuyến khích trẻ tự bày tỏ ý kiến, dù biểu đạt chưa rõ ràng. Bố mẹ có thể dùng câu hỏi mở để giúp trẻ diễn đạt, thay vì cung cấp luôn câu trả lời. Như vậy, trẻ sẽ có cơ hội thực hành và phát triển kỹ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên hơn.

Khi dạy con tập nói, bố nên kiên nhẫn và khuyến khích trẻ tự bày tỏ ý kiến.

Khi dạy con tập nói, bố nên kiên nhẫn và khuyến khích trẻ tự bày tỏ ý kiến.

99% bố mẹ Việt mắc phải 5 sai lầm, khiến con chậm nói nhưng không hay biết - 7

Trách trẻ nói sai

Khi trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển ngôn ngữ, việc nói sai là điều bình thường. Nếu bố mẹ vội quát mắng, sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi, không dám nói tiếp.

Thay vào đó, bố mẹ cần thể hiện sự kiên nhẫn, cảm thông và ủng hộ khi trẻ đang cố gắng học nói. Hãy lắng nghe, cung cấp từ ngữ đúng và khuyến khích trẻ thử lại. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy được an toàn và dám bộc lộ ngôn ngữ của mình, qua đó phát triển kỹ năng nói một cách tự nhiên hơn.

Quá trình học nói của trẻ cần được bố mẹ hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi. Với thái độ kiên nhẫn và tích cực, bố mẹ sẽ giúp trẻ vượt qua những lỗi lầm một cách dễ dàng, từ đó trẻ có thể tiến bộ và hoàn thiện khả năng ngôn ngữ của mình.

Quá trình học nói của trẻ cần được bố mẹ hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi.

Quá trình học nói của trẻ cần được bố mẹ hướng dẫn, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi.

99% bố mẹ Việt mắc phải 5 sai lầm, khiến con chậm nói nhưng không hay biết - 9

Gọi tên các đồ vật không nhất quán 

Nhiều bà mẹ gọi một số thứ hoàn toàn dựa trên tâm trạng. Ví dụ, gọi con mèo là "Mimi" nếu hôm nay tâm trạng vui vẻ, ngày mai là "Cat", vài ngày sau, gọi là "Meow Star". Sự thay đổi liên tục này có thể làm trẻ cảm thấy bối rối và không biết phải gọi mèo bằng cái tên nào cho đúng.

Đây là một ví dụ về cách bố mẹ gọi tên đồ vật dựa trên cảm xúc, mà không xem xét đến sự ổn định và quen thuộc. Việc thay đổi tên gọi liên tục như vậy có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nhớ và sử dụng tên chính xác.

Bố mẹ nên cân nhắc tên gọi thống nhất và phù hợp, để trẻ có thể dễ dàng nhớ. Như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và quen thuộc hơn với những đồ vật xung quanh mình.

99% bố mẹ Việt mắc phải 5 sai lầm, khiến con chậm nói nhưng không hay biết - 10

Bé tập nói thường gọi bố trước chứ không phải mẹ, lý do rất thuyết phục mẹ nghe xong cũng đừng buồn
Không ít phụ huynh thắc mắc, vì sao trẻ khi tập nói thường gọi "bố", "ba" trước chứ không phải 'mẹ".

Dạy con 0-6 tháng

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời