Không ít phụ huynh thắc mắc, vì sao trẻ khi tập nói thường gọi "bố", "ba" trước chứ không phải 'mẹ".
Chắc hẳn phụ huynh nào cũng vui mừng khi con lần đầu biết nói. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ trẻ thường gọi "bố", "ba ba" "da da"... trước chứ không phải "mẹ". Điều này đôi khi tạo ra sự "tủi thân" cho các bà mẹ, vì ở giai đoạn sơ sinh mẹ thường dành phần lớn thời gian, chăm sóc và gần gũi với con.
Thực tế, trẻ từ 6-7 tháng tuổi bắt đầu bập bẹ và phát ra nhiều âm thanh khác nhau. Và kỹ năng ngôn ngữ chỉ ở giai đoạn đầu nên gây khó khăn cho trẻ.
Trong khi đó phát âm đầu tiên của bố là "b" tương đối đơn giản và dễ phát âm hơn, trong khi cách phát âm đầu tiên của mẹ là "m" cần sự khéo léo hơn. Nó tương đối phức tạp để đi qua và phát ra từ khoang mũi. Vì vậy, việc trẻ gọi bố hay mẹ lần đầu không có nghĩa là con yêu ai hơn mà chỉ vì đơn giản, dễ nhớ.
Các chuyên gia cho biết, điều quan trọng là bố mẹ biết cách rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ, dạy con tập nói với phương pháp phù hợp, để trẻ biết nói rõ ràng mỗi từ, mỗi câu. Theo đó, có 3 cách sau đây, bố mẹ nên tham khảo.
Trò chuyện với con mọi lúc
Khả năng học tập của trẻ bắt đầu từ việc bắt chước, nếu mẹ trò chuyện với con mỗi ngày và dạy trẻ phát âm các âm thanh phù hợp, trẻ sẽ nói tốt hơn. Qua việc nghe và quan sát mẹ nói, trẻ nhận thức được cách sử dụng âm thanh và ngôn ngữ để truyền đạt ý nghĩa.
Mẹ có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt kỹ năng ngôn ngữ cho trẻ, từ việc phát âm đúng các từ ngữ đến việc sắp xếp câu thành một cách logic và sự giàu cảm xúc trong ngôn ngữ.
Khả năng học tập của trẻ bắt đầu từ việc bắt chước.
Tuy nhiên, khi dạy trẻ nói, điều quan trọng là có đủ kiên nhẫn. Học nói là một quá trình phát triển từng bước, và trẻ cần thời gian để nắm bắt và thực hành các kỹ năng ngôn ngữ. Mẹ cần hiểu rằng trẻ có thể mắc phải những lỗi phát âm hoặc sử dụng từ ngữ không chính xác ban đầu, và điều này hoàn toàn bình thường.
Ngoài ra, ánh mắt yêu thương và cái chạm nhẹ nhàng vuốt ve hay ôm ấp, không chỉ tạo ra sự ấm áp mà còn tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và con.
Sử dụng đồ vật để hướng dẫn
Khi dạy trẻ nói, mẹ có thể áp dụng các phương pháp thú vị để kích thích não bộ của trẻ và tăng cường sự phát triển ngôn ngữ. Một trong số đó là sử dụng đồ chơi, hình ảnh cho trẻ nhận biết và nói tên của các đối tượng.
Mẹ có thể sử dụng đồ chơi như con vật, xe cộ, hoặc đồ dùng trong nhà để trò chuyện cùng trẻ. Mẹ có thể chỉ vào mỗi đồ chơi và hỏi trẻ: "Đây là con gì?" hoặc "Con biết tên của nó là gì không?" Bằng cách này, mẹ khuyến khích trẻ nhận biết và phát âm tên của các đối tượng, từ đó giúp trẻ nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và mở rộng từ vựng.
Mẹ có thể sử dụng đồ chơi như con vật, xe cộ, hoặc đồ dùng trong nhà để trò chuyện cùng trẻ.
Mẹ cũng có thể sử dụng hình ảnh hoặc tranh vẽ để tương tác với trẻ. Mẹ có thể chỉ vào hình ảnh của gia đình, bạn bè, hoặc các hoạt động hàng ngày và hỏi: "Ai đang ở đây?", "Bố mẹ của con là ai?", hoặc "Con đang làm gì trong hình này?" Việc này giúp trẻ liên kết từ ngữ với hình ảnh và khuyến khích trẻ mô tả những gì mình thấy.
Phương pháp kích thích não bộ liên tục thông qua việc sử dụng đồ chơi, hình ảnh và câu hỏi sẽ thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Khi trẻ liên tục được kích thích và tham gia vào các hoạt động giao tiếp, não bộ của trẻ sẽ phải làm việc để nhận biết, xử lý và ghi nhớ thông tin. Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và cải thiện trí nhớ, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện.
Dùng nhiều từ hơn
Trẻ thường có xu hướng lặp lại những từ ngữ khi mới bắt đầu học nói. Do đó, mẹ có thể tận dụng điều này bằng nói nhiều lần những từ như "mẹ", "bố", "bà" "cây", "lá"... trong các cuộc trò chuyện hàng ngày. Khi mẹ nói nhiều lần những từ này, trẻ sẽ cảm thấy vui mừng và hứng thú, sẵn sàng bắt chước và học hỏi.
Việc lặp lại những từ quen thuộc giúp trẻ xây dựng nền tảng ngôn ngữ ban đầu vững chắc. Khi trẻ nghe lại những từ được lặp đi lặp lại, não bộ của trẻ phải tiếp thu và xử lý thông tin ngôn ngữ. Điều này tạo điều kiện cho trẻ cải thiện khả năng nghe và phát âm.
Trẻ thường rất háo hức và tự tin khi có thể lặp lại những từ ngữ mà mẹ nói. Việc này giúp trẻ xây dựng kỹ năng ngôn ngữ mà còn tạo ra một môi trường học tập tích cực học tập.
Trẻ thường có xu hướng lặp lại những từ ngữ quen thuộc khi mới bắt đầu học nói.