Bố mẹ càng "lười biếng" tương lai con càng dễ thành công, nhiều người ngưỡng mộ

Kiều Trang - Ngày 20/06/2023 12:13 PM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ về sự khác nhau giữa đứa trẻ được nuôi dạy trong gia đình bố mẹ "lười" và bố mẹ quá siêng năng.

Bố mẹ càng amp;#34;lười biếngamp;#34; tương lai con càng dễ thành công, nhiều người ngưỡng mộ - 1

Công việc chăm sóc và nuôi dạy con cái là một công việc đầy thử thách, và đòi hỏi sự cố gắng của các bậc làm cha làm mẹ. Và dĩ nhiên bố mẹ nào cũng đều hướng đến mục tiêu chung là mong muốn con cái của mình có một tương lai xán lạn, tự tin bước vào đời.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải bố mẹ nào cũng làm được điều đó. Bởi vì mỗi gia đình sẽ có cách giáo dục con cái khác nhau, và cho ra hiệu quả khác nhau. Đôi khi không phải cứ thương con, lo cho con từng li từng tí thì con sẽ trở thành người như bố mẹ mong muốn. Ngược lại, "buông tay đúng lúc" có thể là một cách dạy con mới lạ, nhưng hiệu quả.

Ví dụ như câu chuyện về hai bà mẹ Trung Quốc có hai cách giáo dục con khác nhau, được chia sẻ trên diễn đàn nuôi dạy con. Bà mẹ tên Hoa Liên là một bà mẹ rất siêng năng, và luôn muốn làm hộ mọi thứ cho con của mình, từ những sinh hoạt hàng ngày cho đến việc học tập của con. Mặc dù con của bà là một đứa trẻ ngoan ngoãn, nhưng thành tích học tập lại luôn ở mức trung bình trở xuống, và khả năng tự chăm sóc bản thân của con còn rất kém.

Để con tự lập thay vì làm hộ con mọi thứ, mới là cách dạy con đúng đắn nhiều bố mẹ cần làm (Ảnh minh hoạ Internet).

Để con tự lập thay vì làm hộ con mọi thứ, mới là cách dạy con đúng đắn nhiều bố mẹ cần làm (Ảnh minh hoạ Internet).

Ngược lại thì bà mẹ khác tên Lưu Minh thường giả vờ lười biếng, để con trai tự giải quyết mọi vấn đề của cá nhân thay vì làm hộ cho con. Bà Lưu chỉ động viên, khuyến khích và hỗ trợ những lúc con cần, nhưng tuyệt đối sẽ không siêng năng gánh vác thay con mọi thứ. Ban đầu nhiều người cho rằng, bà Lưu là một người mẹ vô tâm, nhưng không ngờ con trai của bà càng lớn lại càng toát ra khí chất giỏi giang. Cậu bé không chỉ tự lập, mà còn biết làm rất nhiều thứ để giúp đỡ gia đình dù chỉ mới 6 tuổi.

Từ câu chuyện này, chuyên gia Tâm lý Quang Thị Mộng Chi chia sẻ rằng: "Thực tế thì không phải tất cả các bà mẹ đều cần phải chăm sóc con cái của mình bằng mọi cách có thể. Đôi khi, việc để cho con tự mình khám phá và trải nghiệm lại là một cách nuôi dạy con hay, giúp các bậc bố mẹ tránh được sự áp lực và giúp cho con cái trở nên tự tin, tự lập và thành công hơn trong tương lai".

Bố mẹ càng amp;#34;lười biếngamp;#34; tương lai con càng dễ thành công, nhiều người ngưỡng mộ - 3

Bố mẹ càng amp;#34;lười biếngamp;#34; tương lai con càng dễ thành công, nhiều người ngưỡng mộ - 4

Thưa chuyên gia, đâu là sự khác nhau giữa đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình bố mẹ "lười" (lùi một bước để con tự lập thay vì luôn làm hộ), và đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình bố mẹ quá siêng năng, bao bọc?

Bố mẹ hiểu được các mốc phát triển của trẻ, trao cơ hội và khuyến khích trẻ tự thực hiện những việc trẻ có thể làm, sẽ giúp trẻ trở nên tự lập và tự tin hơn vào khả năng của mình, cảm giác có thành tựu sẽ giúp trẻ muốn khám phá những lĩnh vực mới khác trong hành trình lớn lên.

Ngược lại, những đứa trẻ được cha mẹ bảo bọc, ít va chạm, ít trải nghiệm sẽ thiếu kỹ năng tự phục vụ, không tự tin và tự chủ trong các hoạt động và ra quyết định liên quan đến các vấn đề của bản thân, nên dễ khiến trẻ ỷ lại vào người khác, luôn chờ để được làm giúp hoặc cảm giác bất mãn vì không được làm theo ý mình.

Bố mẹ càng amp;#34;lười biếngamp;#34; tương lai con càng dễ thành công, nhiều người ngưỡng mộ - 5

Có ý kiến cho rằng "bố mẹ càng lười thì con càng dễ vào đời và dễ đạt được thành công hơn", quan điểm của chuyên gia như thế nào về ý kiến trên?

Phải định nghĩa rõ từ “lười” ở đây là gì, nếu như đó là cách giáo dục con để con có cơ hội trải nghiệm và tự lập nhiều hơn nhưng vẫn luôn bên cạnh, đồng hành và sẵn sàng hỗ trợ khi con cần thì đây là cách tốt, nhưng nếu “lười” có nghĩa là bỏ bê, mặc con muốn làm gì thì làm lại không tốt.

Bởi vì đứa trẻ cần cảm thấy một bầu không khí an toàn trong sự gắn kết với cha mẹ để an tâm khám phá thế giới, khi trẻ vấp ngã có người nâng đỡ, khi cần hỗ trợ có người sẵn sàng chìa cánh tay ra giúp. Nếu như cha mẹ bỏ mặc con tự xoay sở mọi thứ thì sẽ khiến trẻ cảm thấy cô đơn, bị bỏ rơi và khiến trẻ thêm tự ti vào bản thân, những lúc khó khăn không được trợ giúp cũng khiến trẻ dễ nản chí, bỏ cuộc. Khi cần sự định hướng mà không có, cũng khiến trẻ khó lựa chọn con đường tốt nhất.

Tóm lại, thành công của trẻ dựa vào việc trẻ học hỏi những kiến thức, kỹ năng tốt, khả năng tư duy và giải quyết vấn đề, lựa chọn hướng đi tốt, kiên trì và chăm chỉ để đạt hiệu quả cao trong công việc. Điều này cần nhiều sự hỗ trợ từ phía cha mẹ, không chỉ là kiến thức, vật chất mà còn yếu tố tinh thần vô cùng quan trọng, nên phụ huynh đừng nhầm lẫn giữa việc để con tự lập và bỏ rơi để con tự lớn.

Bố mẹ càng amp;#34;lười biếngamp;#34; tương lai con càng dễ thành công, nhiều người ngưỡng mộ - 6

Chuyên gia đã từng chứng kiến hay trải nghiệm thực tế về 2 cách dạy con này? Lợi ích (hoặc mặt hại) mà nó mang lại cho trẻ là gì?

Tôi đã gặp nhiều trường hợp mà cha mẹ hoặc là quá bảo bọc con, kiểm soát con, hoặc là mặc kệ con tự lớn, hoặc là can thiệp vừa đủ để con có môi trường phát triển tự do nhưng có sự định hướng từ cha mẹ. Với trường hợp cha mẹ bảo bọc quá mức, thường sẽ khiến con ít dám mạo hiểm để khám phá môi trường xung quanh, thường tự đặt giới hạn cho bản thân và hiếm khi nào dám bước ra khỏi vùng an toàn, hoặc cũng khó có được sự quyết đoán.

Với những bậc cha mẹ muốn con tự lập và thường rất bận rộn, ít quan tâm đến cảm xúc, suy nghĩ của con, mặc kệ con thì đứa trẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Với những bạn nhỏ có cá tính mạnh, trẻ hướng ngoại và học hỏi từ bên ngoài thì có thể tự lập khá tốt, nhưng cảm giác cô đơn và thiếu tình thương, sự quan tâm của cha mẹ khiến trẻ có thể càng né tránh sự gần gũi với cha mẹ.

Với những bạn nhỏ sống nội tâm có thể trở nên lo lắng về việc bị bỏ rơi, nên dễ bám cha mẹ hơn và xuất hiện lo âu nhiều hơn. Vì vậy, chỉ khi cha mẹ tạo điều kiện để con trải nghiệm, nhưng vẫn đồng hành cùng con mới tạo được môi trường tốt nhất cho con phát triển, trở thành đứa trẻ ấm áp, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm và dễ dàng có được thành công mai sau.

Bố mẹ càng amp;#34;lười biếngamp;#34; tương lai con càng dễ thành công, nhiều người ngưỡng mộ - 7

Chuyên gia có thể gợi ý một số trường hợp, vấn đề mà bố mẹ nên "lười" trong quá trình nuôi dạy con?

Một số ví dụ mà ở đó, bố mẹ có thể để con tự lập:

- Khi trẻ được khoảng 1 tuổi thì cha mẹ có thể dạy trẻ cách sử dụng thìa và tự xúc ăn, đến 2 tuổi có thể tập cầm đũa và cho ngồi ăn cùng gia đình, khoảng 3-4 tuổi cha mẹ nên tập cho con khả năng tự tắm, tự vệ sinh cơ thể, khoảng 5 tuổi là con có thể tự tắm và đi vệ sinh một mình mà không cần sự trợ giúp từ cha mẹ nữa.

- Khoảng 3-4 tuổi, trẻ có thể tự chọn quần áo và tự mặc đồ được, tự đánh răng, dọn đồ chơi… Khoảng 7 tuổi trẻ có thể tự soạn cặp sách đi học, tự chọn lựa sách/ truyện để đọc theo sở thích, chọn các môn thể thao, các hoạt động giải trí hay các môn học năng khiếu…

- Nếu trẻ có thể và muốn tham gia những việc nhà như quét nhà, rửa chén bát, dọn mâm cơm, tự xếp quần áo, ngủ riêng, tự dọn giường, dọn phòng,… thì nên khuyến khích con làm, bắt đầu bằng việc bố mẹ làm cùng con, sau đó là xem con làm, rồi để con tự làm mà không cần có giám sát.

Nhưng bố mẹ cần lưu ý là hãy luôn nhớ khen ngợi con khi con làm tốt, điều này cho con niềm vui và tạo động lực cho con mỗi khi con hoàn thành một nhiệm vụ. Do đó, việc của bố mẹ là giới thiệu cho con các hoạt động, hay các lựa chọn phù hợp để con tự quyết trong giới hạn đó. Nếu con chọn điều chưa phù hợp, thì bố mẹ có thể giải thích cho con lựa chọn đó chưa phù hợp như thế nào để con hiểu và đưa ra lựa chọn tốt hơn.

Đôi khi bố mẹ cũng cần phải học cách buông tay để con lớn, vì trên thực tế có nhiều bố mẹ rất khó khăn khi tách con khỏi mình, phần nhiều bởi sự bám dính quá chặt chẽ với con, mà xuất phát từ việc cần gắn kết với con của bố mẹ chứ không phải từ phía trẻ.

Bé sơ sinh nửa đêm co giật được đưa vào bệnh viện gấp, biết được nguyên nhân Bác sĩ tức giận Bà chăm cháu thế này à!
Mặc quần áo quá dày cho trẻ sơ sinh, trong một số trường hợp không phải là điều tốt mà ngược lại còn gây nguy hiểm cho trẻ.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời