Để nuôi dạy con tốt, bố mẹ nhất định phải hạn chế thể hiện những điều dưới đây trước mặt con.
Bố mẹ nào cũng yêu thương và muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái, tuy nhiên cách "cho đi" cũng cần phù hợp. Hiện nay, không ít phụ huynh áp dụng phương pháp nuôi dưỡng chưa hợp lý, vì vậy khiến cho trẻ dễ hình thành thói quen, tính cách xấu trong tương lai.
Khi không cảm nhận được tình yêu thương, cũng như định hướng giáo dục đúng đắn, đứa trẻ dần rơi vào những bất hạnh trong cuộc sống. Về lâu về dài, trẻ sẽ tụt dốc, cả về sức khỏe thể chất lẫn sức khỏe tinh thần.
Vì vậy, việc nuôi dạy những đứa trẻ không chỉ thông minh mà còn hạnh phúc, các chuyên gia đã khuyến cáo bố mẹ nên hạn chế thể hiện những điều này trước mặt con, nếu bố mẹ càng "lơ là" thì càng tốt cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.
Luôn so sánh những đóng góp của con với những người khác
Trong từng giai đoạn phát triển, con buộc phải đạt được thành tựu nào đó để đóng góp cho gia đình, có thể về mặt tinh thần, hoặc cũng có thể về mặt vật chất.
Đối với trẻ chưa đủ khả năng tạo ra các giá trị về vật chất, nhiều bố mẹ sẽ thường nhìn vào kết quả học tập và thành tích con đạt được ở trường để đo lường đóng góp của con. Bên cạnh đó, những công việc nhà thường ngày hoặc những nhiệm vụ mà bố mẹ giao phó cũng là một thước đo để bố mẹ đánh giá trẻ.
Tuy nhiên, giáo dục con cái đúng cách nên dựa trên tinh thần tự nguyện. Điều này, quyết định bởi việc bố mẹ có rèn luyện được cho trẻ nét tính cách sống có trách nhiệm và biết cầu tiến hay không?
Nếu bố mẹ ép buộc trẻ làm, sẽ không những không mang lại hiệu quả gì mà còn gây tác dụng ngược, khiến trẻ tỏ thái độ chống đối, thậm chí là căng thẳng vì áp lực. Hành động chê bai, so sánh, không công nhận nỗ lực của trẻ, sẽ dễ khiến trẻ bị tổn thương, dễ gặp các vấn đề tâm lý. Thay vào đó, bố mẹ hãy động viên, đồng hành cùng con để nâng đỡ, trợ giúp con phát triển tốt nhất.
Sự so sánh của bố mẹ đối với con cái, vô hình trung khiến trẻ cảm thấy tự ti và áp lực ngày càng lớn.
Quan tâm quá nhiều đến thể diện của mình
Thực tế, bố mẹ giáo dục trẻ theo này thường sẽ có cái tôi khá cao. Bởi vì điều đó mà bố mẹ luôn tạo áp lực lên trẻ, mong muốn trẻ phải trở thành một đứa con hoàn hảo.
Mong muốn bố mẹ được "ngẩng cao đầu" với những người xung quanh, tự tin khoe con cái để nhận được những lời tán dương như "bố mẹ nuôi dạy con quá chuẩn", hoặc "con nhà tông không giống lông cũng giống cánh",...
Trong trường hợp đứa trẻ không đạt được như kỳ vọng, nhiều phụ huynh sẽ tỏ thái độ thất vọng, thậm chí là la mắng và dùng đòn roi để răn đe trẻ, bắt ép trẻ phải nỗ lực hơn nữa.
Đó là một trong những nguyên nhân, khiến cho tình trạng trẻ em ngày nay rơi vào trầm cảm, sự "sỉ diện ảo" của bố mẹ, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển lành mạnh của một đứa trẻ.
Trước mặt người khác, bố mẹ luôn muốn con cái khiến bản thân mình được "nở mày, nở mặt".
Thường xuyên la mắng con trước mặt người khác
Trẻ nhỏ khi đạt đến một độ tuổi nhất định cũng sẽ hình thành cái tôi riêng. Lúc này, trong mọi tình huống, trẻ đều cần được bố mẹ thể hiện sự tôn trọng. Như vậy, trẻ cũng sẽ dành sự tôn trọng tương tự đối với bố mẹ, đồng thời cũng sẽ tin tưởng và yêu thương bố mẹ nhiều hơn.
Trong quá trình nuôi dạy con cái, dĩ nhiên không thể tránh khỏi những tình huống con cái phạm lỗi, khiến bố mẹ tức giận và la mắng trẻ.
Tuy nhiên, phương pháp giáo dục này chỉ hiệu quả khi được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Nếu trước mặt người khác, bố mẹ không dè chừng mà la mắng con với những lời lẽ nặng nề, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy xấu hổ và tự ti với mọi người xung quanh.
Đôi khi trong một số trường hợp, trẻ độ tuổi nổi loạn sẽ có phản ứng chống đối mạnh mẽ. Về lâu về dài, cách giáo dục này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ trong tương lai.
Đồng thời, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái khó có sự kết nối, dễ rạn nứt. Đó sẽ là rào cản lớn khiến bố mẹ không hiểu được con cái, và vì thế mà hiệu quả giáo dục về sau cũng sẽ gặp những hạn chế nhất định.
Trẻ trong độ tuổi nhạy cảm, bố mẹ càng la mắng thì tính cách của trẻ sẽ càng trở nên lầm lì, nổi loạn. Bởi vì lúc này, trẻ cũng có cái tôi riêng của mình, không thích bị la mắng.