Bố mẹ dạy con theo nguyên tắc vàng "4 không, 4 có", trẻ răm rắp vâng lời, biết hiếu thuận

Kiều Trang - Ngày 04/09/2023 11:59 AM (GMT+7)

Để xây dựng mối quan hệ gần gũi, khăng khít với con cái, bố mẹ cần nói ít 4 loại lời và làm thêm 4 việc dưới đây.

Theo chuyên gia tâm lý He Lingfeng, mối quan hệ tốt đẹp giữa bố mẹ và con cái là nền tảng vững chắc giúp trẻ phát triển nhân cách tốt, cũng là yếu tố quan trọng xây dựng nên cuộc sống thành công của đứa trẻ trong tương lai.

Điều này có nghĩa, ngay từ đầu bố mẹ nên định hướng phương pháp giáo dục, trong quá trình phát triển nên điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn, tính cách của đứa trẻ, môi trường sống... Đặc biệt, bố mẹ nên tránh mắc phải những sai lầm trong cách giáo dục và giao tiếp, bởi điều này có thể vô tình khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên xa cách.

Vị chuyên gia này cũng gợi ý, nguyên tắc vàng "4 không, 4 có", nghĩa là nói ít 4 điều, làm thêm 4 việc dưới đây, con cái sẽ trưởng thành ngoan ngoãn, sống tình cảm và biết hiếu thuận với bố mẹ.

Bố mẹ dạy con theo nguyên tắc vàng amp;#34;4 không, 4 cóamp;#34;, trẻ răm rắp vâng lời, biết hiếu thuận - 2

Nguyên tắc "4 không" - Nói ít 4 điều 

Bố mẹ dạy con theo nguyên tắc vàng amp;#34;4 không, 4 cóamp;#34;, trẻ răm rắp vâng lời, biết hiếu thuận - 3

Bố mẹ hay cằn nhằn

Trong cuộc sống sinh hoạt gia đình hàng ngày, chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc bố mẹ có những lời cằn nhằn với con cái. Chẳng hạn như lặp đi lặp lại các câu hỏi "Con đã làm xong bài tập chưa?", "Đã mấy giờ mà con vẫn chưa dậy?", "Tại sao con lại chơi điện thoại?". 

Tuy nhiên theo tâm lý học, có một mối quan hệ giữa tần suất lặp lại ngôn ngữ và tác động thuyết phục. Thực tế thì trẻ chỉ có thể hiểu lời nhắc nhở của bố mẹ một cách tích cực, khi được truyền đạt với phương pháp đúng đắn và phù hợp. Ngược lại, nếu bố mẹ cằn nhằn và nói quá nhiều, trẻ sẽ có xu hướng không lắng nghe và phản kháng.

Lời nhắc nhở, cằn nhằn liên tục, không ngừng nghỉ sẽ khiến con cảm thấy áp lực và căng thẳng. Vậy nên thay vì thúc giục một cách quá mức, bố mẹ có thể tạo môi trường thảo luận và diễn đạt quan điểm theo cách nhẹ nhàng, tôn trọng hơn, không đào lại những sự việc cũ, mà chỉ tập trung vào mục tiêu cuối cùng để thuyết phục con thay đổi hành vi.

Bố mẹ hay cằn nhằn sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy áp lực và bức bối.

Bố mẹ hay cằn nhằn sẽ dễ khiến trẻ cảm thấy áp lực và bức bối.

Bố mẹ hay chỉ trích

Một blogger mẹ và bé đã chia sẻ kinh nghiệm của bản thân:

Cô ấy đến nhà một người bạn với tư cách là khách. Khi hai người trò chuyện, người bạn kia liên tục than phiền về con trai của mình, nói rằng cậu bé không ngoan, làm việc gì cũng rụt rè, nhút nhát và không có chính kiến riêng...

Trong lúc ăn cơm, cô ấy nhìn thấy cảnh người bạn liên tục nói những lời chỉ trích, chê bai cậu con trai vì ngồi không đúng tư thế và không lịch sự. Dù cậu con trai có cố gắng làm gì đi chăng nữa, cũng không được chấp nhận và luôn bị mẹ bắt lỗi.

Vì bị phê bình liên tục như vậy, con trai của người bạn từ trạng thái tràn đầy năng lượng ban đầu, đã dần dần trở nên im lặng và thường xuyên cúi đầu. Cô ấy có thể nhìn thấy rõ sự tủi thân, căng thẳng và lo lắng hiện trên gương mặt của cậu bé.

Trải nghiệm trực tiếp này đã khiến blogger chiêm nghiệm ra được rằng, nếu bố mẹ luôn phê bình và chỉ trích con cái, thì con sẽ không tự tin và khó có thể đạt được hạnh phúc. Phản hồi tiêu cực từ bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến lòng tự trọng, và sự tự tin của trẻ. Trẻ có thể cảm thấy không được yêu thương, hay nhìn nhận sai là bản thân không đủ tốt, xấu hổ về khả năng của mình. Điều này có thể gây ra cho trẻ trạng thái căng thẳng và lo lắng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của con.

Đó là lý do mà thay vì chỉ tập trung vào việc phê phán và chỉ trích, bố mẹ nên tìm cách khuyến khích và đánh giá những điểm mạnh của con cái. Bằng cách tạo ra một môi trường ủng hộ và đồng hành với con, như vậy thì bố mẹ mới có thể giúp con ngày càng tự tin và hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Bố mẹ hay thuyết giáo

"Mẹ nghĩ con nên ăn nhiều rau hơn, kén chọn là không đúng đâu", "Con là chị, không thể nhường cho em được sao?", "Con phải học hành chăm chỉ, nếu muốn có một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai",... Có lẽ đây là những lời dạy được nhiều bố mẹ "nạp" vào trong tâm trí của con cái mỗi ngày, bất chấp việc con có cảm thấy bị làm phiền hay không?

Nhưng thực tế thì lý thuyết và lời giáo huấn không phải là cách hiệu quả nhất để dạy dỗ con cái. Thậm chí là đôi khi chính nó có thể gây tổn hại đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Nếu bố mẹ chỉ nhồi nhét lý thuyết cho con suốt ngày mà không chú ý đến cảm xúc của con, chúng chắc chắn sẽ đến lúc "bùng nổ".

Thay vào đó, việc bố mẹ giảm thiểu thuyết giảng trịch thượng, giáo huấn con và tăng cường sự đồng cảm, ví dụ như nói "mẹ hiểu con mà!" nhiều hơn, thì nó có thể sẽ là một phương pháp giáo dục hiệu quả. Dù cho bố mẹ có nói những điều thật lòng đến đâu, thì tốt hơn hết là hãy ngồi xuống cùng nhau, hỏi trẻ đang nghĩ gì và chia sẻ cảm xúc thật để trẻ sẵn sàng mở lòng tâm sự với bố mẹ mọi chuyện.

Chỉ thuyết giáo mà không lắng nghe cảm xúc của con, có thể khiến con ngày càng xa cách bố mẹ.

Chỉ thuyết giáo mà không lắng nghe cảm xúc của con, có thể khiến con ngày càng xa cách bố mẹ.

Bố mẹ hay so sánh

Tác giả của cuốn sách "Cha mẹ độc hại" từng viết rằng: "Không có đứa trẻ nào sẵn sàng thừa nhận mình kém cỏi hơn những người khác. Chúng mong được người lớn thừa nhận, và sự hiểu biết về bản thân của chúng thường xuất phát từ sự đánh giá của người lớn."

Nhưng trên thực tế thì rất nhiều bậc cha mẹ chỉ nhìn thấy ưu điểm của con người khác, mà chê bai con mình ở khắp mọi nơi. Trong khi đó, bố mẹ càng thích so sánh thì con cái sẽ càng trở nên tệ hơn, bởi sự tự tin và lòng tự trọng của trẻ đã bị phá huỷ vì sự so sánh hết lần này đến lần khác của bố mẹ. 

Đó là lý do mà bố mẹ cần ghi nhớ rằng, mỗi đứa trẻ đều sẽ trưởng thành với giá trị riêng của mình. Sự khác biệt và đa dạng là điều đáng mừng, thay vì so sánh thì bố mẹ nên tạo môi trường cho con cái cảm nhận được sự yêu thương và tin tưởng vào bản thân mình. Bằng cách áp dụng sự đồng cảm và khuyến khích tích cực, bố mẹ có thể giúp con cái xây dựng một tư duy lành mạnh và ý chí sẵn sàng vượt qua mọi thách thức trong cuộc sống.

Bố mẹ dạy con theo nguyên tắc vàng amp;#34;4 không, 4 cóamp;#34;, trẻ răm rắp vâng lời, biết hiếu thuận - 6

Nguyên tắc "4 có" - Làm thêm 4 việc

Để con được nói nhiều hơn

Một diễn viên hài nổi tiếng đã từng trả lời một câu hỏi: "Bạn sợ con trai bạn sẽ nói gì với bạn nhất?". Ông đã nói rằng điều ông sợ nhất là khi con trai ông không nói gì cả. Ông cho biết: "Đó là vì tôi không thể hiểu được thằng bé và không thể bước vào thế giới của con". 

Đây cũng là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ, khi con cái càng lớn thì mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái càng khó bày tỏ thành lời. Khi bố mẹ hỏi con trẻ, họ sẽ chỉ thường nhận lại được câu trả lời như "ừm", "ồ", "không có gì", "hiểu rồi",...

Và điều này xảy ra phần lớn là do bố mẹ chỉ quan tâm đến việc học, điểm số, chỉ nói về những nguyên tắc lớn lao, hay lời phê phán và trách móc. Theo thời gian, những đứa trẻ không còn mong muốn bày tỏ và chia sẻ suy nghĩ của mình. Việc chỉ nói những điều bố mẹ cho là đúng, bố mẹ muốn nghe thay vì con muốn được bày tỏ, sẽ khiến con cái cảm thấy rằng bố mẹ không quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc thật của mình.

Vậy nên, dù là những lời nói đơn giản như những câu hỏi thăm, trêu đùa hàng ngày thì bố mẹ cũng nên tập cách lắng nghe và chia sẻ với con nhiều hơn, đừng ngắt lời, phủ nhận hay chiếu lệ. Chỉ như thế thì bố mẹ mới có thể rút ngắn được khoảng cách trong mối quan hệ với con cái.

Ăn tối cùng con thường xuyên 

Ngày nay, nhiều bậc bố mẹ luôn bận rộn với công việc ở bên ngoài nên ngày càng ít tham gia vào bữa cơm tối cùng gia đình, thậm chí trên bàn ăn bố mẹ còn cầm điện thoại di động suốt ngày mà không có sự tương tác gì đối với con cái. Nhưng bố mẹ cần biết rằng, một gia đình có bàn ăn trống vắng, không thể nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc.

Bữa cơm tối sum vầy là sợi dây giúp gắn kết mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Bữa cơm tối sum vầy là "sợi dây" giúp gắn kết mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Một bữa ăn tưởng chừng như rất bình thường, nhưng lại trở thành niềm khao khát mãnh liệt nhất trong lòng của mỗi đứa con. Thực ra, điều con cái mong muốn chỉ là cả gia đình được ngồi quây quần bên nhau, vui vẻ thưởng thức món ăn, trò chuyện tâm sự, đó chính là điều giản dị nhưng đặc biệt nhất và ý nghĩa nhất, có thể giúp vun đắp tình cảm gia đình một cách hiệu quả, mà không cần phải sử dụng bất cứ điều cầu kỳ nào khác.

Để con tự do làm những điều mình thích

Trong một phần của bộ phim tài liệu "Little Boy," có một câu nói như sau: "Nếu bạn ủng hộ sở thích của trẻ, điều đó có thể không nhất thiết khiến trẻ thành công nhưng có thể mang lại cho trẻ sức mạnh khác để đối mặt với cuộc sống đôi khi nhàm chán và khó khăn."

Trích dẫn này đưa ra một quan điểm quan trọng về việc ủng hộ và bảo vệ sở thích của trẻ. Nó nhấn mạnh rằng việc hỗ trợ và khuyến khích sở thích và đam mê của trẻ không phải lúc nào cũng đảm bảo thành công cho trẻ, nhưng lại mang lại cho trẻ một loại sức mạnh đặc biệt để đối mặt với những thử thách và khó khăn trong cuộc sống.

Khi trẻ được bố mẹ hỗ trợ và khích lệ trong việc theo đuổi sở thích của mình, điều đó tạo ra một môi trường tích cực và đáng tin cậy cho trẻ. Trẻ cảm thấy được chấp nhận và đánh giá cao, và điều này góp phần vào sự phát triển lòng tự tin, ý chí phấn đấu mạnh mẽ, và niềm hạnh phúc vì được sống là chính mình của trẻ.

Để con tiếp thu thêm kiến ​​thức

Một chuyên gia đã từng nói rằng, cuộc sống là giáo dục và xã hội là trường học. Để con tiếp thu kiến ​​thức không có nghĩa là bố mẹ phải tốn nhiều tiền để cho con đi học hết lớp học này đến lớp học khác. Mà thay vào đó, bố mẹ nên nuôi dưỡng sự tò mò, khám phá của trẻ để giúp con nhìn thấy được sự rộng lớn của thế giới, trải nghiệm sự đa dạng của thế giới và cảm nhận thực tế cuộc sống.

Các viện bảo tàng, công viên, sở thú, thư viện... sẽ là những địa điểm lý tưởng mà ở đó, trẻ được thoả sức tìm tòi, mở rộng tầm nhìn của mình ra bên ngoài, thay vì chỉ thụ động trong một không gian cố định là ngôi nhà của mình.

Thực ra, việc tiếp thu kiến ​​thức không nhất thiết phải đi du lịch, hay học qua nhiều trường lớp khác nhau, mà nó ẩn sâu hơn trong cuộc sống hàng ngày, chỉ cần bố mẹ chịu bỏ thời gian, quan tâm đầy đủ là có thể tạo ra nhiều cơ hội để con phát triển toàn diện, đồng thời xây dựng mối quan hệ gắn bó với con.

Những trải nghiệm gần gũi từ cuộc sống xung quanh sẽ giúp con mở rộng kiến thức.

Những trải nghiệm gần gũi từ cuộc sống xung quanh sẽ giúp con mở rộng kiến thức.

Mẹ làm 3 điều cho con ở tuổi dậy thì, trẻ lớn lên sống hạnh phúc, thầm cảm ơn bố mẹ
Theo chuyên gia, khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì, bố mẹ nên chú ý dạy con ở những khía cạnh sau đây.

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Phương pháp giáo dục sớm