Bố mẹ nói "Con không được phép thất bại" chưa hẳn sai, nhưng có cách nói hay hơn

Thi Thi - Ngày 19/09/2024 09:12 AM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý tâm lý Quang Thị Mộng Chi đưa ra những phân tích về việc bố mẹ giáo dục con "Không bao giờ được phép thất bại" có đúng đắn?

Trong quá trình nuôi dạy, nhiều bậc phụ huynh thường vô tình hoặc cố ý truyền đạt cho trẻ một thông điệp rằng "không bao giờ được phép thất bại." Tư tưởng này xuất phát từ mong muốn bảo vệ trẻ khỏi những tổn thương và giúp đạt được thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, liệu việc giáo dục con cái theo cách này có thực sự mang lại lợi ích hay tạo ra áp lực và lo âu cho trẻ?

Thực tế, một số bố mẹ cho rằng việc không để con thất bại sẽ giúp trẻ phát triển tinh thần cầu tiến và đạt được những thành tựu lớn trong học tập và cuộc sống. Họ tin rằng nếu trẻ luôn được khuyến khích để thành công, sẽ có động lực và sự tự tin cao hơn. Những bậc phụ huynh này thường đặt kỳ vọng lớn, mong muốn con trở thành những người xuất sắc trong mọi lĩnh vực.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, tư tưởng "không bao giờ được phép thất bại" cũng tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Khi trẻ lớn lên trong môi trường mà thất bại bị coi là điều cấm kỵ, có thể phát triển tâm lý sợ hãi thất bại. Điều này dẫn đến việc trẻ không dám thử thách bản thân, không dám bước ra khỏi vùng an toàn và bỏ lỡ nhiều cơ hội học hỏi quý giá.

Ngoài ra, khi trẻ không được phép thất bại, có thể cảm thấy áp lực phải đạt được những thành tựu nhất định để làm hài lòng bố mẹ. Điều này gây ra lo âu, dễ dẫn đến trầm cảm và các vấn đề về sức khỏe tâm lý. Trẻ có thể cảm thấy rằng giá trị của mình chỉ được xác định qua thành công, mà không nhận ra rằng thất bại cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình trưởng thành.

Thực tế cho thấy, thất bại là một phần tự nhiên của cuộc sống và là cơ hội để học hỏi. Những người thành công thường là những người đã trải qua nhiều thất bại và biết cách đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Thất bại giúp trẻ phát triển khả năng kiên trì, sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi trẻ trải qua thất bại, sẽ học được nhiều bài học quý giá về bản thân và cách đối mặt với thử thách.

Bố mẹ nói amp;#34;Con không được phép thất bạiamp;#34; chưa hẳn sai, nhưng có cách nói hay hơn - 2

Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi.

Bố mẹ nói amp;#34;Con không được phép thất bạiamp;#34; chưa hẳn sai, nhưng có cách nói hay hơn - 3

Theo chuyên gia tư tưởng giáo dục con "Không bao giờ được phép thất bại" phù hợp và không phù hợp trong trường hợp nào? 

Nếu bố mẹ nói rằng "Không bao giờ được phép thất bại" nhằm mục đích dạy con biết nỗ lực, phấn đấu và nghĩ đó là điều tốt cho con thì đó là suy nghĩ sai lầm. Không ai trong chúng ta luôn luôn kiểm soát được mọi thứ để chỉ có thể chọn đúng và thành công, vậy thì yêu cầu con cái của mình không bao giờ được thất bại há chẳng phải là điều bất khả thi?

Mỗi chúng ta có quyền được trải nghiệm, được sai và được bắt đầu lại, chúng ta lớn lên, trưởng thành nhờ việc học từ những sai lầm. Vậy nên ông bà ta thường bảo nhau “thất bại là mẹ thành công” là như vậy. Dẫu biết rằng bố mẹ có những trải nghiệm của mình, muốn truyền đạt lại cho con cháu để rút kinh nghiệm từ đó có thể thuận lợi hơn trên đường đời, tránh những sai sót và dễ dàng đi đến thành công hơn.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần hiểu, con của mình không có nghĩa sẽ giống mình 100%, vì con có cá tính riêng, sở thích riêng và một cuộc đời riêng để sống. Hơn thế nữa, việc con không chọn cái sai mình đã chọn liệu có đảm bảo con thành công? Chúng ta không biết được, vậy nên, không có gì trên đời là chắc chắn cả, và chắc chắn là không phải lúc nào cũng thành công. 

Bố mẹ nói amp;#34;Con không được phép thất bạiamp;#34; chưa hẳn sai, nhưng có cách nói hay hơn - 4

Những ảnh hưởng tâm lý nào có thể xảy ra đối với trẻ khi lớn lên với tư tưởng này? 

Nếu bố mẹ dạy con phải luôn thành công sẽ tạo ra một áp lực rất lớn cho con cái của mình. Khiến mỗi việc trẻ làm, mỗi quyết định đưa ra đều cần phải cân nhắc, thậm chí luôn phải so bì hơn thiệt, coi mỗi hành trình cuộc đời là một chặng đua và bằng mọi giá phải chiến thắng trong mỗi cuộc đua ấy.

Điều này lấy đi rất nhiều thứ của các con, bởi mỗi chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, để trải nghiệm và nghe theo cảm xúc bên trong thúc đẩy, nhưng lúc nào cũng phải chạy theo những cột mốc thành công của xã hội sẽ khiến đánh mất chính mình. Để rồi, khi những mục tiêu đã hoàn thành thì dường như không thể thấy được ý nghĩa cuộc đời của mình ở đâu.

Đó là cái mất lớn nhất. Ngoài ra, còn rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác đến sức khoẻ tinh thần, như cảm giác có năng lực, có giá trị sẽ mất đi nếu như trẻ luôn đặt mục tiêu cao và không đạt được hay cảm giác mệt mỏi, sợ hãi, chán nản khi luôn phải gồng mình để thành công. Hay như việc đánh mất cảm giác thư giãn, lòng biết ơn, sự  nhiệt huyết với điều mình tâm đắc và theo đuổi.

Bố mẹ nói amp;#34;Con không được phép thất bạiamp;#34; chưa hẳn sai, nhưng có cách nói hay hơn - 5

Tư tưởng "không bao giờ được phép thất bại" có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái như thế nào?

Khi con cái bị áp đặt phải luôn thành công thì trẻ cảm thấy áp lực lớn, sẽ trách bố mẹ nhiều hơn là hiểu và thương. Con sẽ đổ lỗi cho những quyết định, cảm xúc và kết quả cuộc đời của mình là do bố mẹ ép buộc.

Từ đó, nảy sinh cảm xúc tức giận, thậm chí có trường hợp là thù ghét và thường xuyên xảy ra những bất hoà, tranh cãi giữa bố mẹ và con cái. Nhiều bạn trẻ khi bị áp đặt và kỳ vọng cao dẫn đến kiệt sức, tự thu mình và có hành vi tự hại, nhiều bạn hướng ngoại sẽ tìm cách bỏ đi, tụ tập bạn bè, hoặc có những hành vi chống đối khác.

Ở chiều ngược lại, một số bạn có sự lệ thuộc vào bố mẹ, sợ ra quyết định và sống bám dính với bố mẹ chứ không tự lập được. Các bạn có thể được nhận định là những đứa con ngoan nhưng thiếu trưởng thành khi lớn lên.

Bố mẹ nói amp;#34;Con không được phép thất bạiamp;#34; chưa hẳn sai, nhưng có cách nói hay hơn - 6

Có những cách nào để bố mẹ có thể thể hiện sự hỗ trợ và khuyến khích mà không tạo ra áp lực phải thành công

Để bố mẹ thể hiện sự hỗ trợ và khuyến khích con cái mà không tạo áp lực phải thành công, có một số cách tiếp cận mà bố mẹ có thể áp dụng:

Tập trung vào nỗ lực, không phải kết quả: Bố mẹ nên khuyến khích con cái tập trung vào sự cố gắng và quá trình học hỏi thay vì chỉ chú trọng đến kết quả cuối cùng. Khi khen ngợi, hãy nhấn mạnh nỗ lực và sự kiên trì của con thay vì điểm số hoặc thành tích cụ thể.

Ví dụ: Thay vì nói “Con thật giỏi khi đạt điểm cao”, có thể nói “Bố/mẹ rất tự hào vì con đã nỗ lực rất nhiều trong việc học.”

Tạo môi trường không phán xét: Bố mẹ cần xây dựng môi trường nơi con cảm thấy an toàn để thử thách bản thân, mắc lỗi và học hỏi từ thất bại. Hãy để con hiểu rằng thất bại là một phần của quá trình trưởng thành và học hỏi.

Khuyến khích sở thích cá nhân: Thay vì định hướng con cái theo những kỳ vọng của bố mẹ về sự thành công, hãy khuyến khích con phát triển những sở thích và đam mê cá nhân của mình. Điều này giúp con cảm thấy được tôn trọng và hỗ trợ, mà không cảm thấy bị ép buộc phải đạt được một tiêu chuẩn nào đó

.Lắng nghe và đặt câu hỏi: Hãy lắng nghe con cái chia sẻ về những khó khăn, mong muốn và lo lắng của mình. Thay vì đưa ra giải pháp hoặc ép buộc, bố mẹ có thể đặt câu hỏi gợi mở để con tự tìm ra câu trả lời và quyết định của mình. Điều này sẽ giúp con phát triển tư duy độc lập.

Ví dụ: “Con cảm thấy thế nào về điều đó?” hoặc “Con muốn giải quyết vấn đề này ra sao?”

Đặt mục tiêu phù hợp với khả năng của con: Bố mẹ nên giúp con cái đặt ra những mục tiêu nhỏ, khả thi và phù hợp với năng lực của con. Điều này sẽ giúp con cảm thấy tự tin hơn trong việc hoàn thành mục tiêu mà không bị áp lực phải đạt được những thành công quá lớn hoặc xa vời.

Cân bằng giữa học tập và vui chơi: Khuyến khích con có một cuộc sống cân bằng, bao gồm cả thời gian học tập và thời gian vui chơi, thư giãn. Điều này giúp con không cảm thấy áp lực từ việc phải luôn luôn học giỏi hoặc thành công mà còn biết cách tận hưởng cuộc sống.

Đưa ra phản hồi tích cực và mang tính xây dựng: Khi góp ý, hãy chọn cách phản hồi mang tính xây dựng, khích lệ con cải thiện mà không làm cho con cảm thấy bị chỉ trích hay đánh giá thấp. Ví dụ: “Con có thể thử làm theo cách này xem có dễ hơn không?”

Những phương pháp này giúp con cái cảm thấy được bố mẹ hỗ trợ, nhưng không bị áp lực quá mức về sự thành công. Bố mẹ có thể trở thành nguồn động viên quan trọng, giúp con phát triển tự tin và cân bằng trong cuộc sống.

Bố mẹ nói amp;#34;Con không được phép thất bạiamp;#34; chưa hẳn sai, nhưng có cách nói hay hơn - 7

Đánh chừa - Cách dạy khiến con hư, thiếu trách nghiệm, nhưng đến 99% bố mẹ Việt nghĩ làm đúng
Dạy trẻ "đánh chừa", câu nói quen thuộc khiến con học cách đổ lỗi cho hoàn cảnh, nhưng nhiều bố mẹ Việt vẫn đang áp dụng.

Dạy con 3-5 tuổi

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia