Bối rối khi nghe ''Con ghét bố mẹ'', chuyên ra chỉ ra cách hòa giải tốt nhất

Thi Thi - Ngày 31/07/2024 19:02 PM (GMT+7)

Sự tin tưởng, thân thiện, tình yêu thương là những cách tốt gắn kết trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái.

Quá trình trưởng thành của trẻ không chỉ đơn giản là sự thay đổi về mặt thể chất, mà còn là sự phát triển về mặt tinh thần và cảm xúc.

Mỗi giai đoạn trưởng thành của trẻ sẽ có những thay đổi khác nhau. Từ chỗ rất bám bố mẹ, trẻ dần trở nên độc lập, không muốn bố mẹ can thiệp quá nhiều vào chuyện riêng, đôi khi tỏ ra phớt lờ, chống đối. Chẳng hạn, nhiều trẻ ''nổi loạn'', "Con ghét bố mẹ", điều này có thể khiến bố mẹ cho rằng con ''hư'', khó dạy bảo.

Khi vào tuổi dậy thì, sự chống đối với bố mẹ càng trở nên rõ ràng hơn. Đây là giai đoạn mà trẻ cần không gian riêng, cần được tôn trọng và cảm thấy được đối xử như một người lớn.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Bố mẹ cần hiểu rằng trẻ không chỉ cần sự chăm sóc và bảo vệ, mà còn cần được tôn trọng, lắng nghe và giúp đỡ để tìm ra con đường riêng cho mình. Khi bố mẹ và con cùng hiểu và chia sẻ với nhau, mới có thể vượt qua những giai đoạn khó khăn trong quá trình trưởng thành một cách tốt đẹp.

Những đứa trẻ không thích bố mẹ là một tình huống đáng quan ngại. Nhưng với sự thấu hiểu, cách tiếp cận đúng đắn, bố mẹ hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này, và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn. Chuyên gia tâm lý Quang Thị Mộng Chi đưa ra lời khuyên hữu ích về vấn đề này.

Bối rối khi nghe amp;#39;amp;#39;Con ghét bố mẹamp;#39;amp;#39;, chuyên ra chỉ ra cách hòa giải tốt nhất - 2

Bối rối khi nghe amp;#39;amp;#39;Con ghét bố mẹamp;#39;amp;#39;, chuyên ra chỉ ra cách hòa giải tốt nhất - 3

Thưa chuyên gia nguyên nhân nào có thể khiến trẻ nói ra những lời như vậy? Điều này liên quan đến những vấn đề tâm lý, gia đình, hay các mối quan hệ xã hội của trẻ không? 

Khi con còn nhỏ, trẻ có thể nói ra cảm xúc của mình một cách dễ dàng mà không cân nhắc quá nhiều trước khi nói, như vậy, đây có thể là câu nói xuất phát từ cảm xúc thực của trẻ ngay tại thời điểm đó, thể hiện rằng trẻ đang có một khó chịu mà nguyên nhân gây ra xuất phát từ phía bố mẹ.

Khi trẻ đã có thể nhận thức được những lời nói của mình gây ra những hậu quả thì thường trẻ sẽ cân nhắc trước khi nói. Nếu trẻ đã có nhận thức về sự phù hợp trong việc thể hiện cảm xúc và phản ứng bằng lời nói, hành vi mà trẻ vẫn nói “Con ghét bố mẹ” thì có thể do trẻ đã rất tức giận, vượt qua ngưỡng kiểm soát của con hoặc do được bố mẹ nuông chiều và không giáo dục trẻ nghiêm khắc về việc biểu hiện cảm xúc ra bên ngoài.

Như vậy, việc trẻ nói ghét bố mẹ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, với mỗi tình huống đó có thể có các yếu tố tác động như đặc điểm tâm lý cá nhân của con (ví dụ: người nóng tính hay điềm tĩnh) tuổi tác của con (nhỏ hay lớn), cách giáo dục của bố mẹ (nghiêm khắc hay dễ dãi) và yếu tố môi trường xã hội xung quanh trẻ.

Bối rối khi nghe amp;#39;amp;#39;Con ghét bố mẹamp;#39;amp;#39;, chuyên ra chỉ ra cách hòa giải tốt nhất - 4

Khi con nói "Con ghét bố mẹ", bố mẹ nên phản ứng thế nào? Trường hợp bố mẹ phản ứng quá gay gắt, hoặc ngược lại là lờ đi hoàn toàn, sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển tâm lý của trẻ? 

Khi bố mẹ lần đầu nghe con nói “con ghét bố mẹ” cũng có thể cảm thấy ngỡ ngàng, hụt hẫng, thậm chí là tức giận. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân gây ra việc này, và rất có thể nguyên nhân đó đến từ chính các bậc bố mẹ trong việc chăm sóc, tương tác và giáo dục con.

Đồng thời, việc liên quan đến quản lý cảm xúc thì bố mẹ càng phải bình tĩnh để lựa chọn cách hành xử phù hợp nhất, để vấn đề được sáng tỏ và tìm ra cách hiệu quả để giải quyết vấn đề. Ngoài ra, cách cha mẹ phản ứng cũng là cách cha mẹ đang làm gương cho con.

Nếu như bố mẹ tức giận và phản ứng gay gắt thì không khác gì cách con đã gào lên trong cơn tức giận rằng “Con ghét bố mẹ”. Ngược lại, nếu bố mẹ cứ lờ đi và không có phản hồi nào với con thì con sẽ không thấy được quan tâm, chia sẻ cảm xúc, cũng không thấy được việc nói như thế có gây khó chịu gì cho bố mẹ, nên rất có thể việc này sẽ tái diễn nhiều lần.

Do đó, khi con thốt ra câu nói này, bố mẹ sau khi bình tĩnh thì cần hỏi con xem con cảm thấy như thế nào? điều gì khiến con cảm thấy ghét bố mẹ. Giải thích cho con rõ những điều bố mẹ đã làm và giải quyết rõ ràng những khúc mắc đó.

Đồng thời cũng chia sẻ với con cảm xúc của bố mẹ khi nghe con nói như thế, rồi hướng dẫn con cách phù hợp hơn để nói về những điều con không muốn. Như vậy, trẻ vừa được giải toả cảm xúc, vừa giải quyết được vấn đề khó khăn của mình, lại còn học được cách phản ứng phù hợp.

Bối rối khi nghe amp;#39;amp;#39;Con ghét bố mẹamp;#39;amp;#39;, chuyên ra chỉ ra cách hòa giải tốt nhất - 5

Nếu con tiếp tục nói ra những lời như vậy, bố mẹ có nên áp dụng phương pháp kỷ luật để giữ được sự thân thiện và tin tưởng trong mối quan hệ không?  

Sự tin tưởng và thân thiện trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái cần dựa trên sự quan tâm, chăm sóc, tôn trọng và chia sẻ với nhau. Điều này giúp con cảm thấy con quan trọng, đáng yêu trong mắt bố mẹ.

Khi con cái có khó khăn thì được hỗ trợ, khi bố mẹ làm gì chưa tích cực với con thì con cũng biết chia sẻ cảm xúc của mình, từ đó bố mẹ rút kinh nghiệm để không làm tổn thương con. Nếu bố mẹ quá nuông chiều con cũng sẽ khiến con không học được những giới hạn cần thiết để tránh gây tổn thương người khác và không có những bài học để phát triển bản thân.

Vì vậy, kỷ luật cũng là điều cần thiết để giúp con học những giới hạn này. Tuy nhiên, khi dùng bất cứ hình thức kỷ luật nào thì bố mẹ cũng cần trao đổi trước với con, giải thích đâu là đúng, đâu là sai.

Nếu làm sai sẽ chịu hậu quả gì, hình phạt cụ thể ra sao. Và trẻ phải xác nhận là đã hiểu và hoàn toàn chấp nhận hình phạt đó nếu có xảy ra vi phạm. Điều này giúp cho trẻ học được cách kiểm soát hành vi của mình tốt hơn cũng như không bất mãn khi bố mẹ áp dụng hình phạt hay kỷ luật nào đó với con.

Bối rối khi nghe amp;#39;amp;#39;Con ghét bố mẹamp;#39;amp;#39;, chuyên ra chỉ ra cách hòa giải tốt nhất - 6

Bố mẹ nên có những cách tiếp cận và can thiệp khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ không? Điều này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của việc tháo gỡ tình huống?

Tất nhiên, với mỗi độ tuổi của con thì bố mẹ phải thay đổi cách tiếp cận và can thiệp. Theo cách giới thiệu dần những kiến thức, quy định và tăng dần mức độ tự chủ của trẻ trong việc giải quyết tình huống. Giúp trẻ có thể nhận thức và ra quyết định đúng đắn dần dần, nhận thức rõ thực tế dẫn dần.

Để làm được như vậy, phụ huynh cần quan sát con, để ý cách con tiếp nhận, xử lý thông tin và phản ứng như thế nào, đánh giá xem mức độ nhận biết của con để có cách cung cấp dần những kiến thức, kỹ năng và sự tự chủ. Nếu phụ huynh đã giải thích mà con không hiểu thì cần giảm mức độ khó của nội dung và đơn giản hoá hơn cách trình bày/ giải thích.

Nếu thấy có có khả năng hiểu tốt rồi thì cần nâng cao mức yêu cầu hơn. Việc thay đổi mức độ tương tác và yêu cầu cần diễn ra từ từ và tăng dần mức độ chứ không quá nhanh hoặc không có bước đệm. Tóm lại, để giúp con có được suy nghĩ đúng đắn, phản ứng cảm xúc và hành vi phù hợp thì cần uốn nắn từ từ, việc hướng dẫn đi đôi với làm gương và kỷ luật tích cực. 

Bối rối khi nghe amp;#39;amp;#39;Con ghét bố mẹamp;#39;amp;#39;, chuyên ra chỉ ra cách hòa giải tốt nhất - 7

Theo Thi Thi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời